Mới đây, Công an tỉnh Hải Dương đã công bố thông tin liên quan đến những người xuất hiện trong clip ghi lại một số cán bộ Công an phường Trần Phú, TP Hải Dương đánh bài ngay tại trụ sở.
Theo đó, những người tham gia đánh bài gồm có: Trung tá Phạm Thanh Giang (SN1968, Trưởng Công an phường Trần Phú); Thiếu tá Lê Tiến Dũng (SN 1977) và Trung úy Trịnh Văn Thiêm (SN 1986) đều là cán bộ Công an phường Trần Phú. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Sỹ Hùng - Trưởng khu dân cư số 9, phường Trần Phú (TP Hải Dương).
Các cán bộ Công an phường Trần Phú có thừa nhận việc đánh bài nhưng không thừa nhận việc đánh bài sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm.
Hiện Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với 3 cán bộ công an phường Trần Phú nêu trên để phục vụ công tác xác minh.
Đại diện Công an tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan này cũng sẽ kỷ luật nghiêm, thậm chí là đuổi ra khỏi ngành đối với người quay clip, sau khi có kết luận điều tra, xác minh rõ động cơ, mục đích và sai phạm.
Liên quan đến vụ việc này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla.
- Thưa Luật sư, nếu 4 người đánh bài tại trụ sở Công an phường Trần Phú không sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm, thì những người này có vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ ngành Công an hay không? Nếu có, họ có thể bị xử lý như thế nào?
Để trả lời được câu hỏi liệu rằng các đồng chí công an trong clip đánh bài tại trụ sở Công an Phường không sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm có vi phạm pháp luật và điều lệnh ngành Công an hay không, trước hết cần phải làm rõ thế nào là hành vi đánh bạc.
Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự quy định: “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Từ các quy định nêu trên, có thể thấy, đánh bạc là việc nhiều người cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào (đánh bài, tá lả, tổ tôm, cá độ, lô đề,…) với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật (vàng, bạc, đá quý, xe máy, ô tô,...).
Tuy nhiên cần chú ý là chỉ cấu thành tội “đánh bạc” nếu như “trái phép”, còn nếu hành vi đánh bạc hợp pháp, được cấp phép và hoạt động đúng trong phạm vi được cấp phép (như người nước ngoài được đánh bạc tại một số casino có cấp phép) thì không cấu thành tội phạm và không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Như vậy, các đồng chí Công an trong clip, nếu thực sự đánh bài không có mục đích sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm, đây có thể coi là đánh bài với mục đích được thua bằng “giá trị vật chất” và hành vi của 4 đồng chí này vẫn bị coi là đánh bạc.
Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật công an nhân dân 2014 thì sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm “Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm’.
Cụ thể hơn, tại khoản 4 Điều 43 Thông tư 17/2012/TT-BCA quy định về điều lệnh nội vụ CAND thì :
“Điều 43. Những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
4. Nghiêm cấm đánh bạc dưới mọi hình thức; không mê tín, bói toán, lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong hội trường, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vi trụ sở đơn vị Công an (trừ khi tổ chức lễ tang)”.
Có thể thấy, không chỉ cấm việc đánh bài bạc ngay tại trụ sở cơ quan công an mà Điều lệnh công an nhân dân nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ công an đánh bạc dưới mọi hình thức. Như vậy, hành vi đánh bài ở trụ sở cơ quan công an phường của 4 đồng chí công an trong clip, dù không sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm vẫn được coi là hành vi đánh bạc theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi đánh bạc này vi phạm nghiêm trọng điều lệ ngành CAND và vi phạm pháp luật.
Về hình thức xử lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật CAND về xử lý vi phạm thì “Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, để xử lý vi phạm đối với các đồng chí này, trước hết sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định ngành Công an. Sau nữa, tùy theo tính chất và giá trị vật chất của hành vi đánh bạc mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự về tội đánh bạc.
- Trong trường hợp Công an tỉnh Hải Dương xác định 4 người này đánh bài ăn tiền thì họ sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp sau khi điều tra, làm rõ, Công an tỉnh Hải Dương xác định 4 người này đánh bài ăn tiền, cần làm rõ số tiền họ sử dụng vào mục đích đánh bạc là bao nhiêu để quyết định hình thức xử lý.
Về số tiền để dùng vào mục đích đánh bạc, theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 quy định, “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
Điểm a Khoản 4, Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP cũng nêu rõ: "Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này”.
Nếu có căn cứ chứng minh số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên, họ sẽ bị khởi tố về tội “Đánh bạc” theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự.
Còn nếu số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị dưới 02 triệu đồng, họ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể:
“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật.”
Đồng thời, vì những người này thuộc lực lượng CAND, như đã nói, hành vi đánh bạc dưới mọi hình thức là hành vi bị nghiêm cấm và được quy định rõ tại Điều lệ ngành CAND nên ngoài việc phải chịu những hình thức xử phạt theo đúng quy định của pháp luật (Xử phạt hành chính hoặc hình sự) thì họ còn phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành.
Trường hợp các chiến sĩ công an trên bị xử lý về hình sự thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự, những người này còn phải chịu hình thức kỷ luật theo đúng quy định trong ngành CAND theo căn cứ tại khoản 2 Điều 42 Luật công an nhân dân.
Điều luật này quy định: “Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được sử dụng Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật”.
Còn nếu trong trường hợp hành vi của các chiến sĩ công an trên không đủ yếu tố để cấu thành tội “Đánh bạc” theo quy định tại Điều 248 BLHS thì theo quan điểm của tôi, vẫn cần phải xử lý thật nghiêm và áp dụng hình thức kỷ luật đuổi ra khỏi ngành đối với những người này.
Bởi lẽ đây là những chiến sĩ CAND, thậm chí có cả Trưởng công an phường, là những người thực thi pháp luật, kiểm soát việc tuân theo pháp luật, đáng lẽ ra phải là những người chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, là tấm gương để người dân noi theo nhưng họ lại cố ý vi phạm, làm trái những quy định của pháp luật, vi phạm nghiêm trọng điều lệ ngành nên dù pháp luật không truy cứu theo cấu thành tội phạm thì những người này vẫn không xứng đáng đứng trong hàng ngũ CAND.
- Trường hợp này, người quay clip và phát tán clip lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ ngành Công an hay không? Những người này có thể bị xử lý như thế nào?
Có nhiều ý kiến cho rằng, đối với người quay clip và phát tán clip trên mạng cần phải khen thưởng vì đã phát hiện tiêu cực và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng cơ quan công an tỉnh Hải Dương lại đưa ra ý kiến là xử lý nghiêm người quay clip và rất có thể sẽ kỷ luật đuổi ra khỏi ngành. Tại sao lại như vậy?
Theo ý kiến của tôi, dù là người quay clip và đưa clip đó lên mạng là một người hay hai người thì hành động này cũng cần phải được biểu dương.
Sở dĩ tôi nhận định như vậy là vì, ngoài việc là một chiến sĩ CAND thì người quay clip cũng là một công dân và thực hiện quyền công dân của mình. Đây có thể coi là một hình thức tố giác tội phạm.
Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan tổ chức; 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng…”.
Như vậy, pháp luật cho phép công dân có quyền phát hiện, tố giác tội phạm và cung cấp tin báo cho các cơ quan có thẩm quyền. Khi phát hiện có hành vi phạm tội (đánh bạc) xảy ra ở ngay tại trụ sở làm việc của cơ quan công an, đồng chí này đã ghi hình lại.
Dù người đánh bạc là cấp trên trực tiếp của người quay clip đi chăng nữa thì vẫn là người đang thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội. Hơn thế nữa, những người này đều là công an nên chắc chắn phải nắm rõ điều lệ ngành cấm tuyệt đối hành vi đánh bạc dưới mọi hình thức và hiểu được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
Đến đây lại có vấn đề đặt ra là nếu phát hiện ra tội phạm, tại sao đồng chí công an đã quay clip không báo cáo lên cấp trên hay gửi clip đó lên Cơ quan điều tra hoặc cơ quan có thẩm quyền mà lại đưa clip đó lên mạng xã hội?
Lúc này lại phải đặt ra câu hỏi, nếu đồng chí đó báo lên cấp trên liệu rằng tội phạm có được phát hiện và xử lý kịp thời, có truy cứu trách nhiệm, điều tra, làm rõ đối với hành vi của những đồng chí công an tổ chức đánh bạc trong trụ sở cơ quan không hay lại chỉ “kiểm điểm” nội bộ rồi cho qua?!?
Mặt khác, nội dung của clip là phản ánh hành vi phạm tội chứ không phải nội dung phản cảm hay xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác nên dù là đưa thông tin cho cơ quan công an hay đưa clip đó lên mạng thì đây cũng có thể được coi là một hình thức tin báo về tội phạm.
Cơ quan điều tra khi nhận được tin báo, tố giác tội phạm có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án, điều tra, làm rõ và kết luận về tội phạm và người phạm tội.
Nếu tin báo không phản ánh đúng sự thật, người đưa tin báo, tố giác tội phạm cố tình đưa ra thông tin sai lệch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng như danh dự, uy tín của họ thì tùy vào mức độ có thể bị xử lý về tội Vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, điều lệnh ngành CAND cũng nêu rất rõ về nghĩa vụ của một người chiến sĩ CAND là phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của lực lượng Công an nhân dân và của địa phương nơi cư trú.
Tôi thấy người quay clip đang thực hiện đúng quyền công dân của mình và chấp hành theo đúng tinh thần mà điều lệ ngành đã đưa ra, không bao che tội phạm dù là những đồng đội của mình.
Việc lãnh đạo Công an tỉnh Hải Dương nói sẽ kỷ luật nghiêm, thậm chí đuổi người quay clip ra khỏi ngành, theo tôi, không có cơ sở. Người phát hiện và tố giác tội phạm lại bị xử lý kỷ luật, có chăng đang quá vô lý?
Nếu hình thức kỷ luật này được áp dụng, thử hỏi sau này có ai dám tố giác tội phạm? Những vấn đề tiêu cực, những vi phạm pháp luật của chính những người làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, phát hiện và ngăn ngừa tội phạm tới bao giờ mới có thể phát hiện và loại bỏ?
Nếu clip không được phát tán trên mạng để đông đảo người dân có thể xem được thì rất có thể, vụ việc này đã bị giấu nhẹm đi để xử lý nội bộ hoặc có thể là không ai bị xử lý. Như vậy sao có thể đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật?
- Luật sư nghĩ sao về việc các chiến sĩ công an đánh bài ngay trụ sở làm việc? Xin ông cho biết ý kiến, nhận định khác liên quan đến vụ việc này.
Trên thực tế, có thể thấy việc đánh bài (dù là đánh vui ghi điểm hay sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật) không hiếm gặp, nhất là những ngày vui xuân. Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh, đây là trụ sở cơ quan công an, nơi để giải quyết công việc; và những người đó là những chiến sĩ Công an nhân dân.
Họ có trách nhiệm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, là những người cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như điều lệ ngành công an nhân dân. Thế nhưng chính bản thân họ lại đang vi phạm pháp luật, ngay tại trụ sở làm việc.
Nếu những người hiểu biết và nắm rõ các quy định của pháp luật, thậm chí là những người có chức năng và nhiệm vụ điều tra, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật lại vi phạm pháp luật thì làm sao có thể góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự?
Tôi nghĩ cần phải xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm này để làm gương, đồng thời cần phải kiểm điểm, quán triệt sâu sắc hơn nữa tới toàn bộ các chiến sĩ công an nhân dân.
- Xin cảm ơn Luật sư!
Minh Quyết (thực hiện)
Theo đó, những người tham gia đánh bài gồm có: Trung tá Phạm Thanh Giang (SN1968, Trưởng Công an phường Trần Phú); Thiếu tá Lê Tiến Dũng (SN 1977) và Trung úy Trịnh Văn Thiêm (SN 1986) đều là cán bộ Công an phường Trần Phú. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Sỹ Hùng - Trưởng khu dân cư số 9, phường Trần Phú (TP Hải Dương).
Các cán bộ Công an phường Trần Phú có thừa nhận việc đánh bài nhưng không thừa nhận việc đánh bài sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm.
Hiện Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với 3 cán bộ công an phường Trần Phú nêu trên để phục vụ công tác xác minh.
Đại diện Công an tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan này cũng sẽ kỷ luật nghiêm, thậm chí là đuổi ra khỏi ngành đối với người quay clip, sau khi có kết luận điều tra, xác minh rõ động cơ, mục đích và sai phạm.
Hình ảnh các cán bộ Công an phường Trần Phú, TP Hải Dương đánh bài ngay tại trụ sở. |
Liên quan đến vụ việc này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla.
- Thưa Luật sư, nếu 4 người đánh bài tại trụ sở Công an phường Trần Phú không sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm, thì những người này có vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ ngành Công an hay không? Nếu có, họ có thể bị xử lý như thế nào?
Để trả lời được câu hỏi liệu rằng các đồng chí công an trong clip đánh bài tại trụ sở Công an Phường không sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm có vi phạm pháp luật và điều lệnh ngành Công an hay không, trước hết cần phải làm rõ thế nào là hành vi đánh bạc.
Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự quy định: “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Từ các quy định nêu trên, có thể thấy, đánh bạc là việc nhiều người cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào (đánh bài, tá lả, tổ tôm, cá độ, lô đề,…) với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật (vàng, bạc, đá quý, xe máy, ô tô,...).
Tuy nhiên cần chú ý là chỉ cấu thành tội “đánh bạc” nếu như “trái phép”, còn nếu hành vi đánh bạc hợp pháp, được cấp phép và hoạt động đúng trong phạm vi được cấp phép (như người nước ngoài được đánh bạc tại một số casino có cấp phép) thì không cấu thành tội phạm và không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Như vậy, các đồng chí Công an trong clip, nếu thực sự đánh bài không có mục đích sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm, đây có thể coi là đánh bài với mục đích được thua bằng “giá trị vật chất” và hành vi của 4 đồng chí này vẫn bị coi là đánh bạc.
Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật công an nhân dân 2014 thì sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm “Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm’.
Cụ thể hơn, tại khoản 4 Điều 43 Thông tư 17/2012/TT-BCA quy định về điều lệnh nội vụ CAND thì :
“Điều 43. Những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
4. Nghiêm cấm đánh bạc dưới mọi hình thức; không mê tín, bói toán, lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong hội trường, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vi trụ sở đơn vị Công an (trừ khi tổ chức lễ tang)”.
Có thể thấy, không chỉ cấm việc đánh bài bạc ngay tại trụ sở cơ quan công an mà Điều lệnh công an nhân dân nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ công an đánh bạc dưới mọi hình thức. Như vậy, hành vi đánh bài ở trụ sở cơ quan công an phường của 4 đồng chí công an trong clip, dù không sát phạt nhau bằng tiền mà được thua rủ nhau đi ăn đêm vẫn được coi là hành vi đánh bạc theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi đánh bạc này vi phạm nghiêm trọng điều lệ ngành CAND và vi phạm pháp luật.
Về hình thức xử lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật CAND về xử lý vi phạm thì “Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, để xử lý vi phạm đối với các đồng chí này, trước hết sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định ngành Công an. Sau nữa, tùy theo tính chất và giá trị vật chất của hành vi đánh bạc mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự về tội đánh bạc.
- Trong trường hợp Công an tỉnh Hải Dương xác định 4 người này đánh bài ăn tiền thì họ sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp sau khi điều tra, làm rõ, Công an tỉnh Hải Dương xác định 4 người này đánh bài ăn tiền, cần làm rõ số tiền họ sử dụng vào mục đích đánh bạc là bao nhiêu để quyết định hình thức xử lý.
Về số tiền để dùng vào mục đích đánh bạc, theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 quy định, “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
Điểm a Khoản 4, Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP cũng nêu rõ: "Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này”.
Nếu có căn cứ chứng minh số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên, họ sẽ bị khởi tố về tội “Đánh bạc” theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự.
Còn nếu số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị dưới 02 triệu đồng, họ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể:
“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật.”
Đồng thời, vì những người này thuộc lực lượng CAND, như đã nói, hành vi đánh bạc dưới mọi hình thức là hành vi bị nghiêm cấm và được quy định rõ tại Điều lệ ngành CAND nên ngoài việc phải chịu những hình thức xử phạt theo đúng quy định của pháp luật (Xử phạt hành chính hoặc hình sự) thì họ còn phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành.
Trường hợp các chiến sĩ công an trên bị xử lý về hình sự thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự, những người này còn phải chịu hình thức kỷ luật theo đúng quy định trong ngành CAND theo căn cứ tại khoản 2 Điều 42 Luật công an nhân dân.
Điều luật này quy định: “Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được sử dụng Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật”.
Còn nếu trong trường hợp hành vi của các chiến sĩ công an trên không đủ yếu tố để cấu thành tội “Đánh bạc” theo quy định tại Điều 248 BLHS thì theo quan điểm của tôi, vẫn cần phải xử lý thật nghiêm và áp dụng hình thức kỷ luật đuổi ra khỏi ngành đối với những người này.
Bởi lẽ đây là những chiến sĩ CAND, thậm chí có cả Trưởng công an phường, là những người thực thi pháp luật, kiểm soát việc tuân theo pháp luật, đáng lẽ ra phải là những người chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, là tấm gương để người dân noi theo nhưng họ lại cố ý vi phạm, làm trái những quy định của pháp luật, vi phạm nghiêm trọng điều lệ ngành nên dù pháp luật không truy cứu theo cấu thành tội phạm thì những người này vẫn không xứng đáng đứng trong hàng ngũ CAND.
- Trường hợp này, người quay clip và phát tán clip lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ ngành Công an hay không? Những người này có thể bị xử lý như thế nào?
Có nhiều ý kiến cho rằng, đối với người quay clip và phát tán clip trên mạng cần phải khen thưởng vì đã phát hiện tiêu cực và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng cơ quan công an tỉnh Hải Dương lại đưa ra ý kiến là xử lý nghiêm người quay clip và rất có thể sẽ kỷ luật đuổi ra khỏi ngành. Tại sao lại như vậy?
Luật sư cho rằng, Công an tỉnh Hải Dương không có cơ sở để kỷ luật người quay và đăng clip lên mạng xã hội. |
Theo ý kiến của tôi, dù là người quay clip và đưa clip đó lên mạng là một người hay hai người thì hành động này cũng cần phải được biểu dương.
Sở dĩ tôi nhận định như vậy là vì, ngoài việc là một chiến sĩ CAND thì người quay clip cũng là một công dân và thực hiện quyền công dân của mình. Đây có thể coi là một hình thức tố giác tội phạm.
Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan tổ chức; 3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng…”.
Như vậy, pháp luật cho phép công dân có quyền phát hiện, tố giác tội phạm và cung cấp tin báo cho các cơ quan có thẩm quyền. Khi phát hiện có hành vi phạm tội (đánh bạc) xảy ra ở ngay tại trụ sở làm việc của cơ quan công an, đồng chí này đã ghi hình lại.
Dù người đánh bạc là cấp trên trực tiếp của người quay clip đi chăng nữa thì vẫn là người đang thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội. Hơn thế nữa, những người này đều là công an nên chắc chắn phải nắm rõ điều lệ ngành cấm tuyệt đối hành vi đánh bạc dưới mọi hình thức và hiểu được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
Đến đây lại có vấn đề đặt ra là nếu phát hiện ra tội phạm, tại sao đồng chí công an đã quay clip không báo cáo lên cấp trên hay gửi clip đó lên Cơ quan điều tra hoặc cơ quan có thẩm quyền mà lại đưa clip đó lên mạng xã hội?
Lúc này lại phải đặt ra câu hỏi, nếu đồng chí đó báo lên cấp trên liệu rằng tội phạm có được phát hiện và xử lý kịp thời, có truy cứu trách nhiệm, điều tra, làm rõ đối với hành vi của những đồng chí công an tổ chức đánh bạc trong trụ sở cơ quan không hay lại chỉ “kiểm điểm” nội bộ rồi cho qua?!?
Mặt khác, nội dung của clip là phản ánh hành vi phạm tội chứ không phải nội dung phản cảm hay xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác nên dù là đưa thông tin cho cơ quan công an hay đưa clip đó lên mạng thì đây cũng có thể được coi là một hình thức tin báo về tội phạm.
Cơ quan điều tra khi nhận được tin báo, tố giác tội phạm có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án, điều tra, làm rõ và kết luận về tội phạm và người phạm tội.
Nếu tin báo không phản ánh đúng sự thật, người đưa tin báo, tố giác tội phạm cố tình đưa ra thông tin sai lệch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng như danh dự, uy tín của họ thì tùy vào mức độ có thể bị xử lý về tội Vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, điều lệnh ngành CAND cũng nêu rất rõ về nghĩa vụ của một người chiến sĩ CAND là phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của lực lượng Công an nhân dân và của địa phương nơi cư trú.
Tôi thấy người quay clip đang thực hiện đúng quyền công dân của mình và chấp hành theo đúng tinh thần mà điều lệ ngành đã đưa ra, không bao che tội phạm dù là những đồng đội của mình.
Việc lãnh đạo Công an tỉnh Hải Dương nói sẽ kỷ luật nghiêm, thậm chí đuổi người quay clip ra khỏi ngành, theo tôi, không có cơ sở. Người phát hiện và tố giác tội phạm lại bị xử lý kỷ luật, có chăng đang quá vô lý?
Nếu hình thức kỷ luật này được áp dụng, thử hỏi sau này có ai dám tố giác tội phạm? Những vấn đề tiêu cực, những vi phạm pháp luật của chính những người làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, phát hiện và ngăn ngừa tội phạm tới bao giờ mới có thể phát hiện và loại bỏ?
Nếu clip không được phát tán trên mạng để đông đảo người dân có thể xem được thì rất có thể, vụ việc này đã bị giấu nhẹm đi để xử lý nội bộ hoặc có thể là không ai bị xử lý. Như vậy sao có thể đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật?
- Luật sư nghĩ sao về việc các chiến sĩ công an đánh bài ngay trụ sở làm việc? Xin ông cho biết ý kiến, nhận định khác liên quan đến vụ việc này.
Trên thực tế, có thể thấy việc đánh bài (dù là đánh vui ghi điểm hay sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật) không hiếm gặp, nhất là những ngày vui xuân. Tuy vậy, cần phải nhấn mạnh, đây là trụ sở cơ quan công an, nơi để giải quyết công việc; và những người đó là những chiến sĩ Công an nhân dân.
Họ có trách nhiệm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, là những người cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như điều lệ ngành công an nhân dân. Thế nhưng chính bản thân họ lại đang vi phạm pháp luật, ngay tại trụ sở làm việc.
Nếu những người hiểu biết và nắm rõ các quy định của pháp luật, thậm chí là những người có chức năng và nhiệm vụ điều tra, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật lại vi phạm pháp luật thì làm sao có thể góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự?
Tôi nghĩ cần phải xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm này để làm gương, đồng thời cần phải kiểm điểm, quán triệt sâu sắc hơn nữa tới toàn bộ các chiến sĩ công an nhân dân.
- Xin cảm ơn Luật sư!
Minh Quyết (thực hiện)
Bình luận