Sống cùng ô nhiễm
Xuất hiện trên địa bàn xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1998, từ đó đến nay Cty Mía đường Nông Cống giam hãm bầu không khí trong lành của người dân trong ô nhiễm. Và không biết có liên hệ gì không khi tại nơi đây đã có nhiều người dân tử vong vì ung thư phổi, ung thư thanh quản, nhiều trẻ em có biểu hiện sức khỏe không bình thường.
Mặc dù chưa hề có một cuộc điều tra y tế nào về căn nguyên vấn đề này nhưng với những gì đang diễn ra nơi đây, bất kỳ một người dân nào khi được hỏi đều lắc đầu ngao ngán chỉ tay về nhà máy đang ngày đêm nhả những làn khói đen kịt phủ kín bầu trời.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, gần như toàn bộ hệ thống thiết bị máy móc của Nhà máy đường Nông Cống được mua lại của Nhà máy đường Vạn Điểm có trụ sở tại Hà Tây cũ.
Hệ thống này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và thời điểm Nhà máy đường Vạn Điểm thanh lý thì thiết bị này cũng đã có quá trình sử dụng hàng chục năm nên chất lượng xuống cấp.
Vì vậy, các tiêu chuẩn về môi trường khi Nhà máy đường Nông Cống vận hành đều không đáp ứng các quy định của Nhà nước.
Hệ thống này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và thời điểm Nhà máy đường Vạn Điểm thanh lý thì thiết bị này cũng đã có quá trình sử dụng hàng chục năm nên chất lượng xuống cấp.
Vì vậy, các tiêu chuẩn về môi trường khi Nhà máy đường Nông Cống vận hành đều không đáp ứng các quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, với chủ trương “giật gấu vá vai” và “tất cả cho sản xuất” nên ngần ấy năm trời, Nhà máy đường Nông Cống vẫn sừng sững tồn tại hoạt động mặc búa rìu dư luận, mặc lời khẩn cầu của người dân về vấn đề ô nhiễm môi sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.
Gặp gỡ người dân nơi đây, hầu hết các ý kiến đều bức xúc về thực trạng ô nhiễm do Nhà máy đường Nông Cống gây ra. Nhiều lá đơn được gửi đi khắp nơi, nhiều cánh tay phản đối trong các cuộc họp với nhà máy và chính quyền địa phương, nhưng tất cả đều rơi vào im lặng và điều đọng lại là một cuộc sống đầy ắp nguy cơ bệnh tật, môi trường sống đặc quánh độc hại mà người dân phải cam chịu sống chung.
Bản thân vị Phó Tổng Giám đốc Cty Đường Nông Cống Trần Văn Khánh cũng phải thừa nhận với PLVN rằng: “Hiện chỉ số về an toàn môi trường của nhà máy đã vượt chuẩn, nhưng vì nhà máy đang phải hoạt động hết công suất nên vấn đề khói bụi chúng tôi chưa kiểm soát được. Tới đây, chúng tôi sẽ lắp đặt thêm hệ thống nồi hơi để cải thiện tình hình ô nhiễm khói bụi của nhà máy”.
Phó Tổng Giám đốc Cty Đường Nông Cống Trần Văn Khánh |
Theo phản ánh của người dân, mỗi lần nhà máy vào vụ ép (khoảng từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau) thì ngần ấy ngày đêm người dân sống lân cận nhà máy như các làng Vạn Thành, Ngọc Chẩm, Quảng Đại thuộc xã Thăng Long; một bộ phận xã Vạn Thiện, xã Mỹ Quang, xã Yên Lạc... sống trong “bể khổ”. Mùi hôi thối lẩn quất suốt cả ngày.
Bụi bám mọi nơi, mọi chỗ, từ bàn ghế cho đến bát đĩa, quần áo, cây cối... đến mức một số gia đình khi ăn cơm phải mắc màn. Những gia đình sống ven dòng Khe Ngang nơi nước thải của Nhà máy đường Nông Cống chạy qua thì cơ khổ vô cùng, một vài gia đình chỉ còn cách đeo khẩu trang cả ngày để giảm bớt ô nhiễm.
Được biết, trước sức ép của dư luận, cách đây 3 năm Cty Đường Nông Cống đã bỏ tiền xây hai cái hồ lớn được gọi là “hồ sinh học” cạnh nhà máy với chức năng xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, khi PLVN thâm nhập thực tế với sự hỗ trợ của người dân bản địa thì thấy hai cái hồ sinh học này lại trong tình trạng khan hiếm nước thải.
Theo quan sát, hệ thống dẫn nước thải ra hồ sinh học khi đến gần miệng hồ, Cty Đường Nông Cống đã xây thêm một đường ống dẫn thẳng ra đầu nguồn của con khe, để từ đó chảy trực tiếp ra dòng Khe Ngang. Nước chảy vào hồ thì nhỏ giọt, còn nước chảy thẳng ra dòng khe thì ào ạt bốc mùi tanh hôi.
Trao đổi những nội dung trên, Phó Tổng Giám đốc Khánh cười xuề xòa: “À, cái nước và đường dẫn mà chú thấy đấy là nước làm mát, không hề có độc hại gì. Còn nước thải thì các anh phải cho chảy vào hồ, mỗi ngày khoảng 700-800m3 và nước làm mát chảy ra cũng từng ấy mét khối”.
Nếu theo lời ông Khánh thì hai dòng nước chảy ra phải có lưu lượng như nhau, đằng này gần như toàn bộ lượng nước từ Nhà máy đường Nông Cống chảy ra đều tập trung cho đường dẫn ra thẳng môi trường?
Nếu theo lời ông Khánh thì hai dòng nước chảy ra phải có lưu lượng như nhau, đằng này gần như toàn bộ lượng nước từ Nhà máy đường Nông Cống chảy ra đều tập trung cho đường dẫn ra thẳng môi trường?
Và tại nơi mà ông Khánh cho là nước mát không độc hại thì phía dưới làn nước đen bốc khói nghi ngút và tạp chất đen như dầu luyn, sền sệt như bùn, bốc mùi tanh hôi. Và bản thân hai hồ sinh học dùng đề xử lý nước thải theo lời lãnh đạo nhà máy thì cũng được thiết kế xây dựng hết sức sơ sài và thủ công.
Nhiều ý kiến cho rằng đấy chỉ là hai cái ao đổ nước thải vào để che mắt thiên hạ. Nhà máy cho một ít hóa chất vào khử bớt mùi rồi sau đó đổ trực tiếp ra môi trường.
Nguy hiểm hơn là lòng hồ không hề có che chắn nên nước thải sẽ thẩm thấu trực tiếp xuống lòng đất và ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của người dân, đây là mối nguy tiềm ẩn bệnh tật.
Nhiệm vụ kinh tế của Cty Đường Nông Cống là rất đáng hoan nghênh. Nhưng với thực trạng “ngọt thì doanh nghiệp hưởng, đắng cay dân phải chịu” thì cần phải xem xét lại.
Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì không giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường dù nhiệm vụ kinh tế còn rất nặng nề; nhiều địa phương và người dân đã nhận thức sâu sắc những mối nguy hại to lớn trên nên đã kiến nghị bằng nhiều biện pháp.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, có biện pháp để cứu người dân nơi đây.
Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì không giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường dù nhiệm vụ kinh tế còn rất nặng nề; nhiều địa phương và người dân đã nhận thức sâu sắc những mối nguy hại to lớn trên nên đã kiến nghị bằng nhiều biện pháp.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, có biện pháp để cứu người dân nơi đây.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về sự vụ này.
Bình luận