(VTC News) - Chị Phan Hồ Điệp (mẹ Đỗ Nhật Nam) kể lại những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình nuôi dạy chàng trai này.
Trong buổi giao lưu với độc giả ngày 27/6, chị Phan Hồ Điệp - mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam kể khi bắt đầu mang bầu Nam là khoảng thời gian sống bên Nhật. Chị Điệp đã tìm hiểu rất nhiều sách nuôi dạy con và quyết tâm áp dụng phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật.
Chị Điệp vốn là người không khỏe mạnh nên trong quá trình mang bầu Nam nhiều lúc tưởng như không thể vượt qua. "Có nhiều lúc nghĩ mình nằm xuống không bao giờ tỉnh dậy có lẽ đỡ mệt mỏi hơn là mang bầu như thế này", chị Điệp nhớ lại.
Khi mang thai Nam, chị ăn thứ gì thì nôn ra thứ ấy. Nhưng cứ tỉnh dậy, chị Điệp lại cố gắng ăn. Chị cũng áp dụng những bài học về thai giáo bằng âm nhạc, bằng chuyện kể.
Chị chia sẻ: “Tôi nhớ nhất kỷ niệm lúc Nam 5 tuổi, khi đó ở Việt Nam. Nam bị chẩn đoán nhầm là bị bệnh ung thư máu và bị chuyển vào bệnh viện Nhi. Đó là khoảng thời gian kinh hoàng nhất của cả gia đình. Trong tôi chỉ có một ước ao duy nhất là con khỏe ”.
Ngoài thời gian ở bệnh viện, chị Điệp vẫn thường nói chuyện, nghe nhạc, đọc sách cùng Nam để chàng trai này nhận thấy rằng cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Sau đó, Nam được ra viện vì bác sỹ đã chẩn đoán nhầm.
"Tôi thấy thế giới mở ra trước mắt và tôi tin những điều tôi đưa lại thì sẽ mang lại niềm vui cho con và chính bản thân mình”, chị Điệp xúc động nhớ lại.
Chị luôn tâm niệm thời gian cho con là những giờ khắc tuyệt vời nhất của người mẹ. Bây giờ, cứ có thời gian rảnh, chị Điệp lại ngồi nói chuyện với Nam. Cả gia đình thống nhất tối thứ 7 sẽ tắt tất cả các thiết bị như di động, tivi, Ipad..để ngồi nói chuyện cùng nhau.
Thậm chí, hai bố mẹ sẽ tắt cả điện để cả gia đình ngồi nói chuyện với nhau trong bóng tối. "Chồng tôi có thể kể câu chuyện tuổi thơ ở quê khi chưa có điện để Nam có thể tưởng tượng và làm giàu thêm tâm hồn của con", chị Điệp nói.
Chị áp dụng phương pháp Montessori để giáo dục con trai từ khi còn rất nhỏ và đang tiếp tục áp dụng tinh thần của Montessori khi con mình bước vào tuổi trưởng thành.
Chị cho biết vì giáo cụ của Montessori rất đắt nên quyết định chỉ theo tinh thần của Montessori chứ không theo tất cả giáo cụ như cách học chính thống. Trong tinh thần của Montessori, chị Điệp đặc biệt lưu ý việc rèn cho con tự lập.
Hai anh chị thống nhất cho con tự lập từ rất sớm. “Trẻ tự lập sẽ được tự do, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình. Tôi không nghĩ sẽ dạy con trở thành thần đồng, xuất chúng mà con được sống bằng chính bản thân, chính cuộc đời của con”, chị Điệp nhấn mạnh.
Việc dạy cho con trí thông minh cảm xúc cũng là một điều rất quan trọng."Trong nhà, tôi không có những từ thuộc mệnh lệnh, ví dụ như là con không được làm, con dừng lại ngay, con tắt tivi đi...Trước đó, tôi giải thích cho con như muốn con tắt tivi thì chị sẽ nói "Mẹ biết con rất thích xem chương trình này nhưng đã đến giờ ăn rồi, cho nên mình sẽ dừng lại một lúc". Tôi cố gắng dùng những từ ngữ vừa giải thích, vừa chia sẻ cảm xúc của con thay vì những câu từ mệnh lệnh", chị Điệp chia sẻ.
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cũng không quên nhắn gửi các phụ huynh: "Nếu mình luôn chia sẻ, tâm sự cùng con thì tình yêu của con sẽ được nhân lên rất nhiều".
Khi ở Việt Nam, Đỗ Nhật Nam cũng thường xuyên giúp đỡ mẹ, mang quần áo của mẹ đi giặt, nấu cháo cho mẹ. Nam có niềm đam mê quá lớn, trong cậu lúc nào cũng có ước mơ được đi du học. Ngay từ lớp 1, Nam đã có quyết tâm du học ở Mỹ.
Không chỉ là ước mơ mà Nam đã biến thành hành động đó là học thật giỏi tiếng Anh. Nam luôn cho bố mẹ thấy rằng mình hoàn toàn tự chủ, tự lập, nếu có xa vòng tay bố mẹ thì vẫn tự lo liệu được.
Trong ngày sinh nhật chị Điệp (26/6), Nam ghé tai mẹ và nói: “Ở bên mẹ là điều tuyệt với nhất, ở bên mẹ em không bao giờ biết buồn".
Ngày Nam về nước, đêm hôm đó bố mẹ chỉ dành thời gian để tâm sự cùng con. Nam cũng ngủ chập chờn vì thay đổi múi giờ.Sáng sớm, Nam đã chuẩn bị bữa sáng cho mẹ.
"Em đã xa mẹ 9 tháng không được nấu cho mẹ ăn và hôm nay em sẽ nấu mỳ cho mẹ", Nam nói với mẹ.
Anh Đỗ Xuân Thảo - bố của Đỗ Nhật Nam lại có dịp ôm con vào lòng, hát cho con nghe những bài ru từ chính những bài thơ Nam đã viết tặng gia đình.
Phạm Thịnh - Lưu Ly
Trong buổi giao lưu với độc giả ngày 27/6, chị Phan Hồ Điệp - mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam kể khi bắt đầu mang bầu Nam là khoảng thời gian sống bên Nhật. Chị Điệp đã tìm hiểu rất nhiều sách nuôi dạy con và quyết tâm áp dụng phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật.
Chị Phan Hồ Điệp chia sẻ về những kỷ niệm thú vị trong quá trình nuôi dạy Đỗ Nhật Nam |
Khi mang thai Nam, chị ăn thứ gì thì nôn ra thứ ấy. Nhưng cứ tỉnh dậy, chị Điệp lại cố gắng ăn. Chị cũng áp dụng những bài học về thai giáo bằng âm nhạc, bằng chuyện kể.
Chị chia sẻ: “Tôi nhớ nhất kỷ niệm lúc Nam 5 tuổi, khi đó ở Việt Nam. Nam bị chẩn đoán nhầm là bị bệnh ung thư máu và bị chuyển vào bệnh viện Nhi. Đó là khoảng thời gian kinh hoàng nhất của cả gia đình. Trong tôi chỉ có một ước ao duy nhất là con khỏe ”.
Ngoài thời gian ở bệnh viện, chị Điệp vẫn thường nói chuyện, nghe nhạc, đọc sách cùng Nam để chàng trai này nhận thấy rằng cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Sau đó, Nam được ra viện vì bác sỹ đã chẩn đoán nhầm.
"Tôi thấy thế giới mở ra trước mắt và tôi tin những điều tôi đưa lại thì sẽ mang lại niềm vui cho con và chính bản thân mình”, chị Điệp xúc động nhớ lại.
Chị Phan Hồ Điệp kể về những kỷ niệm không thể quên khi nuôi dạy Đỗ Nhật Nam |
Thậm chí, hai bố mẹ sẽ tắt cả điện để cả gia đình ngồi nói chuyện với nhau trong bóng tối. "Chồng tôi có thể kể câu chuyện tuổi thơ ở quê khi chưa có điện để Nam có thể tưởng tượng và làm giàu thêm tâm hồn của con", chị Điệp nói.
TS Đỗ Mạnh Hùng (Nhà sách Thái Hà) tặng quà cho gia đình Đỗ Nhật Nam. |
Chị cho biết vì giáo cụ của Montessori rất đắt nên quyết định chỉ theo tinh thần của Montessori chứ không theo tất cả giáo cụ như cách học chính thống. Trong tinh thần của Montessori, chị Điệp đặc biệt lưu ý việc rèn cho con tự lập.
Hai anh chị thống nhất cho con tự lập từ rất sớm. “Trẻ tự lập sẽ được tự do, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình. Tôi không nghĩ sẽ dạy con trở thành thần đồng, xuất chúng mà con được sống bằng chính bản thân, chính cuộc đời của con”, chị Điệp nhấn mạnh.
Việc dạy cho con trí thông minh cảm xúc cũng là một điều rất quan trọng."Trong nhà, tôi không có những từ thuộc mệnh lệnh, ví dụ như là con không được làm, con dừng lại ngay, con tắt tivi đi...Trước đó, tôi giải thích cho con như muốn con tắt tivi thì chị sẽ nói "Mẹ biết con rất thích xem chương trình này nhưng đã đến giờ ăn rồi, cho nên mình sẽ dừng lại một lúc". Tôi cố gắng dùng những từ ngữ vừa giải thích, vừa chia sẻ cảm xúc của con thay vì những câu từ mệnh lệnh", chị Điệp chia sẻ.
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cũng không quên nhắn gửi các phụ huynh: "Nếu mình luôn chia sẻ, tâm sự cùng con thì tình yêu của con sẽ được nhân lên rất nhiều".
Nhà thơ Trần Đăng Khoa và hàng trăm vị phụ huynh rất thích thú khi nghe những chia sẻ về cách nuôi dạy con của gia đình Đỗ Nhật Nam |
Không chỉ là ước mơ mà Nam đã biến thành hành động đó là học thật giỏi tiếng Anh. Nam luôn cho bố mẹ thấy rằng mình hoàn toàn tự chủ, tự lập, nếu có xa vòng tay bố mẹ thì vẫn tự lo liệu được.
Trong ngày sinh nhật chị Điệp (26/6), Nam ghé tai mẹ và nói: “Ở bên mẹ là điều tuyệt với nhất, ở bên mẹ em không bao giờ biết buồn".
Clip Đỗ Nhật Nam thuyết trình tại Mỹ gây kinh ngạc
Ngày Nam về nước, đêm hôm đó bố mẹ chỉ dành thời gian để tâm sự cùng con. Nam cũng ngủ chập chờn vì thay đổi múi giờ.Sáng sớm, Nam đã chuẩn bị bữa sáng cho mẹ.
"Em đã xa mẹ 9 tháng không được nấu cho mẹ ăn và hôm nay em sẽ nấu mỳ cho mẹ", Nam nói với mẹ.
Anh Đỗ Xuân Thảo - bố của Đỗ Nhật Nam lại có dịp ôm con vào lòng, hát cho con nghe những bài ru từ chính những bài thơ Nam đã viết tặng gia đình.
Phạm Thịnh - Lưu Ly
Bình luận