• Zalo

Mẹ đựng dầu xoa bóp vào chai nước, con uống nhầm

Sức khỏeThứ Sáu, 15/06/2012 06:08:00 +07:00Google News

(VTC News) - Cháu Trần H.L uống nhầm dầu xoa bóp được mẹ đựng trong chai nước suối. Vài giờ sau khi uống, L mệt, buồn nôn nên phải đi cấp cứu.

(VTC News) - Cháu Trần H.L uống nhầm dầu xoa bóp được mẹ đựng trong chai nước suối. Vài giờ sau khi uống, L mệt, buồn nôn nên phải đi cấp cứu.

 
Bác sĩ Nguyên Anh, Khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết: Cháu Trần H.L uống nhầm dầu xoa bóp nên bị ngộ độc. Khi vào cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM, cháu trong tình trạng thở nhanh, sốt, buồn nôn.

Cháu đã được các bác sĩ cấp cứu dùng than hoạt, kháng sinh và điều chỉnh rối loạn điện giải. Hiện tại L  đã ổn định sức khỏe và xuất viện.

Tình trạng ngộ độc thuốc và các hóa chất khác (chất tẩy, xăng dầu, cồn …) do uống nhầm vì được đựng trong chai nước suối khá thường gặp. Trong mùa hè trời nắng nóng, trẻ uống nước nước nhiều nên tình trạng uống nhầm càng dễ xảy ra.

Do đó các vị phụ huynh nên để thuốc và các chất có thể gây hại khác ngoài tầm tay của trẻ, dùng các sản phẩm có nhãn mác rõ ràng không dùng loại chai lọ này để đựng các chất khác mà không ghi chú rõ ràng.

Triệu chứng khi bị ngộ độc còn tuỳ thuộc vào các loại chất độc bé đã nuốt phải và có các biểu hiện sau như đau bụng, ói mửa, triệu chứng bị choáng, co giật, mơ màng, không tỉnh táo, bất tỉnh.

Trẻ có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt, bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Xung quanh trẻ có chất độc hay bình, lọ đựng chất độc ở bên cạnh bé.

Khi trẻ bị ngộ độc, cần xử lý như sau:

Bước 1: Nếu con bạn bị bất tỉnh, bạn hãy kiểm tra xem bé có còn thở hay không. Nếu bé ngưng thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo cho bé.

Khi tiến hành hô hấp nhân tạo phải lau mặt cho trẻ hoặc đặt một tấm vải lên miệng bé và hà hơi qua vải để tránh bị nhiễm chất độc vào miệng bạn.

Bước 2: Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị bỏng quanh miệng hay bạn nghi ngờ cháu đã nuốt phải bất kỳ hóa chất nào đó, bạn hãy lấy nước rửa da và môi cho cháu. Nếu cháu còn tỉnh, hãy cho cháu uống sữa hay nước.

Bước 3: Hãy cố gắng tìm hiểu xem bé đã ăn hoặc uống phải thứ gì, liều lượng bao nhiêu và nguồn gốc của các chất ấy. Bạn hãy cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết, mẫu chất độc, bình đựng chất độc… để dễ tìm cách chữa trị.

Bước 4: Nếu con bạn nôn mửa, bạn hãy giữ lấy mẫu những thứ cháu nôn mửa để đưa cho bác sĩ, nhưng không nên cố làm cho cháu nôn mửa.

Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012

Xem thêm tại đây

 

Nguyễn Tâm

Bình luận
vtcnews.vn