Do trục trặc tình cảm với chồng, người mẹ 31 tuổi ở Hà Nội đã cho con trai mới 11 tháng tuổi uống thuốc diệt cỏ Paraquat - một loại hóa chất cực độc - để cùng chết.
» Sau sinh nhật, mẹ cho con uống thuốc độc
» Thư tuyệt mệnh của cô giáo đốt bỏng tay học trò
» Đòi ly hôn, vợ bị chồng tiêm thuốc độc
Paraquat là hóa chất cực độc (người dân gọi là “thuốc cỏ cháy”). Nhằm cố gắng làm giảm tỷ lệ tử vong, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng Paraquat, các nước còn lại quản lý sử dụng Paraquat rất chặt chẽ
Sau gần 2 ngày được tích cực cứu chữa tại Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, tối 9/4 bé trai 11 tháng tuổi ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã tử vong do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
Trước đó, vào ngày 8/4, bé trai cùng mẹ là chị D.T.H. (31 tuổi, ở huyện Đông Anh) được đưa vào BV Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng ngộ độc rất nặng.
Theo gia đình thuật lại, sáng cùng ngày, mẹ cháu bé đã cho cháu uống thuốc diệt cỏ Paraquat sau đó mẹ cháu cũng uống để cùng chết. Hai mẹ con uống hết 100 ml thuốc diệt cỏ Paraquat và 4 viên thuốc ngủ. Gia đình phát hiện đưa vào cấp cứu tại BV Bắc Thăng Long và được tiếp tục được chuyển lên BV Bạch Mai. Cháu bé được chuyển vào Khoa Nhi cấp cứu và điều trị tích cực nhưng đã không qua khỏi.
Hiện tại mẹ của cháu bé là D.T.H đang điều trị tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai). Sáng 10/4, bệnh nhân đã được được lọc máu nhưng tình trạng sức khỏe vẫn rất nguy kịch.
Theo một số người họ hàng nội ngoại của chị H., thời gian qua, vợ chồng chị có trục trặc về chuyện tình cảm, đã can ngăn khuyên giải nhưng chưa giải quyết được. Bản thân chị H. thời gian gần đây buồn nhiều, sức khỏe sa sút. Chị H. công tác tại trạm thủy nông gần nhà. Vợ chồng chị H. hiện còn một con trai 4 tuổi.
Theo Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, Paraquat là hóa chất cực độc (người dân gọi là “thuốc cỏ cháy”). Điểm đặc biệt của Paraquat là rất có áp lực với phổi, gây tổn thương phổi và xơ phổi tiến triển không hồi phục, nguyên nhân chính dẫn tới tử vong.
Rất nhiều biện pháp điều trị đã được nghiên cứu và áp dụng nhưng nói chung hiệu quả rất hạn chế trong việc cứu sống bệnh nhân. Trên thế giới, nhằm cố gắng làm giảm tỷ lệ tử vong, nhiều nước đã cấm sử dụng Paraquat, các nước còn lại quản lý sử dụng Paraquat rất chặt chẽ.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, cho biết Paraquat là thuốc diệt cỏ gây tử vong rất cao, tỉ lệ có thể lên đến 90-95%. Các ca có cơ hội điều trị khỏi nếu bị ngộ độc với liều nhỏ (dưới 3mml).
Trên người, loại hóa chất này có thể gây tổn thương loét miệng họng (với biểu hiện đau rát miệng họng). Paraquat nếu nhỏ lên da có thể gây thối thịt vì vùng da, cơ đó bị “cháy” dẫn đến hoại tử.
Việc điều trị ngộ độc Paraquat rất tốn kém, có thể phải lọc máu 3-5 lần với phí 12 triệu đồng/lần nhưng khả năng cứu sống cũng rất thấp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Trung tâm Chống độc liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc do uống thuốc diệt cỏ Paraquat, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện do ngộ độc hóa chất này. Có tháng trung tâm tiếp nhận khoảng 40 - 45 trường hợp uống thuốc diệt cỏ. Bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành phía bắc.
Tùy mức độ ngộ độc uống thuốc diệt cỏ, bệnh nhân có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng (đi tiểu, đi ngoài ra máu), xuất huyết não, xuất huyết dưới da.
» Sau sinh nhật, mẹ cho con uống thuốc độc
» Thư tuyệt mệnh của cô giáo đốt bỏng tay học trò
» Đòi ly hôn, vợ bị chồng tiêm thuốc độc
Paraquat là hóa chất cực độc (người dân gọi là “thuốc cỏ cháy”). Nhằm cố gắng làm giảm tỷ lệ tử vong, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng Paraquat, các nước còn lại quản lý sử dụng Paraquat rất chặt chẽ
Sau gần 2 ngày được tích cực cứu chữa tại Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, tối 9/4 bé trai 11 tháng tuổi ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã tử vong do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
Trước đó, vào ngày 8/4, bé trai cùng mẹ là chị D.T.H. (31 tuổi, ở huyện Đông Anh) được đưa vào BV Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng ngộ độc rất nặng.
Paraquat là hóa chất cực độc (người dân gọi là thuốc cỏ cháy). Trên thế giới, nhằm cố gắng làm giảm tỷ lệ tử vong, nhiều nước đã cấm sử dụng Paraquat, các nước còn lại quản lý sử dụng Paraquat rất chặt chẽ |
Hiện tại mẹ của cháu bé là D.T.H đang điều trị tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai). Sáng 10/4, bệnh nhân đã được được lọc máu nhưng tình trạng sức khỏe vẫn rất nguy kịch.
Theo một số người họ hàng nội ngoại của chị H., thời gian qua, vợ chồng chị có trục trặc về chuyện tình cảm, đã can ngăn khuyên giải nhưng chưa giải quyết được. Bản thân chị H. thời gian gần đây buồn nhiều, sức khỏe sa sút. Chị H. công tác tại trạm thủy nông gần nhà. Vợ chồng chị H. hiện còn một con trai 4 tuổi.
Theo Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, Paraquat là hóa chất cực độc (người dân gọi là “thuốc cỏ cháy”). Điểm đặc biệt của Paraquat là rất có áp lực với phổi, gây tổn thương phổi và xơ phổi tiến triển không hồi phục, nguyên nhân chính dẫn tới tử vong.
Rất nhiều biện pháp điều trị đã được nghiên cứu và áp dụng nhưng nói chung hiệu quả rất hạn chế trong việc cứu sống bệnh nhân. Trên thế giới, nhằm cố gắng làm giảm tỷ lệ tử vong, nhiều nước đã cấm sử dụng Paraquat, các nước còn lại quản lý sử dụng Paraquat rất chặt chẽ.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, cho biết Paraquat là thuốc diệt cỏ gây tử vong rất cao, tỉ lệ có thể lên đến 90-95%. Các ca có cơ hội điều trị khỏi nếu bị ngộ độc với liều nhỏ (dưới 3mml).
Trên người, loại hóa chất này có thể gây tổn thương loét miệng họng (với biểu hiện đau rát miệng họng). Paraquat nếu nhỏ lên da có thể gây thối thịt vì vùng da, cơ đó bị “cháy” dẫn đến hoại tử.
Việc điều trị ngộ độc Paraquat rất tốn kém, có thể phải lọc máu 3-5 lần với phí 12 triệu đồng/lần nhưng khả năng cứu sống cũng rất thấp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Trung tâm Chống độc liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc do uống thuốc diệt cỏ Paraquat, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện do ngộ độc hóa chất này. Có tháng trung tâm tiếp nhận khoảng 40 - 45 trường hợp uống thuốc diệt cỏ. Bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành phía bắc.
Tùy mức độ ngộ độc uống thuốc diệt cỏ, bệnh nhân có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng (đi tiểu, đi ngoài ra máu), xuất huyết não, xuất huyết dưới da.
» Nguyên nhân nữ sinh đất Cảng tử vong tại nhà
» Bị ép uống thuốc diệt cỏ, nữ sinh tử vong
» Lời giải cho cái chết của cầu thủ nổi tiếng đất Cảng
Bình luận