Ông Phùng và con trai cho biết không thấy phi công nào nhảy dù khi chứng kiến 2 máy bay rơi.
Đến cuối chiều 19/4, việc tìm kiếm tung tích 2 máy bay Su-22 và phi công gặp nạn trên vùng biển Bình Thuận vẫn chưa có kết quả, mặc dù số lượng tàu dò quét và đặc công nước đã được tăng cường thêm.
Tăng cường lực lượng tìm kiếm
Sáng cùng ngày thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn – Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân cũng đã có mặt ở sở chỉ huy cứu hộ, cứu nạn đặt trên tàu Kiểm Ngư mang số hiệu 781 ở ngoài khơi, khu vực được khoanh vùng được cho là nơi hai báy bay Su-22 gặp nạn, trực tiếp chỉ huy.
Đại tá Đỗ Hồng Đó – Chính ủy vùng 3 Cảnh sát Biển cho biết, hai tàu Cảnh sát Biển của đơn vị này là tàu CSB 209 và CSB 9001 cũng đã có mặt theo sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển tham gia công tác tìm kiếm hai máy bay Su-22. Trong đó, tàu CSB 9001 là tàu cứu hộ đa năng, có đầy đủ trang thiết bị và có thể hoạt động trên biển dài ngày.
Theo đại tá Đó, phương án trục vớt các mảnh vỡ nằm sâu dưới đáy biển đã được đánh dấu, khoanh vùng là trong quá trình tiến hành sẽ trường thuật trực tiếp hình ảnh tại hiện trường về Bộ tư lệnh cảnh sát biển đặt tại Hà Nội để ban chỉ huy có thể đưa ra kế hoạch phù hợp.
Trao đổi với phóng viên Infonet trước lúc lên tàu kiểm ngư ra khơi, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn thông tin, trong ngày 19/4, lực lượng cứu hộ - cứu nạn được tăng cường thêm 3 tàu hải quân có trang bị thiết bị dò tìm kim loại và 12 chiến sĩ đặc công nước. Nhiệm vụ hàng đầu vẫn là tìm tung tích hai phi công.
Theo thông tin từ vùng biển ngoài khơi, nơi được lực lượng tìm kiếm khoanh vùng vị trí 2 máy bay Su-22 gặp nạn, ngoài tàu của cảnh sát biển, tàu kiểm Ngư, tàu biên phòng, các tổ đặc công nước được chia nhỏ từng tốp lặn tìm theo kiểu cuốn chiếu. Do mực nước tại khu vực này sâu, dòng chảy mạnh nên việc tìm kiếm đến cuối giờ chiều 19/4 vẫn chưa có kết quả khả quan.
"Không thấy phi công nhảy dù"
Cũng trong chiều 19/4, phóng viên tìm gặp nhân chứng trong vụ tai nạn của hai máy bay Su-22 khi ông này vừa kết thúc một ngày đi biển. Đó là ông Nguyễn Phùng (58 tuổi, ngụ xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý). Ông Phùng cho hay vị trí mà lực lượng đang tập trung tìm kiếm là nơi ông và con trai đã nhìm thấy máy bay rơi.
Ông Phùng kể, trưa 16/4 ông cùng con trai là Nguyễn Văn Thống (31 tuổi) đang câu cá tại vùng biển trên thì nghe thấy tiếng động cơ gầm rú trên đầu. Ngước nhìn lên, ông tận mắt nhìn thấy một chiếc máy bay rơi xuống biển.
Một chiếc khác cũng rơi ngay sau đó, khoảng cách giữa hai máy bay rơi khoảng 150 mét. Địa điểm này cách Hòn Trứng khoảng 1 hải lý. Ông Phùng và con trai cho biết không thấy phi công nào nhảy dù khi chứng kiến 2 máy bay rơi.
Lúc đó ông Phùng và con trai không mang điện thoại theo nên không báo kịp thời cho cho cơ quan chức năng được. Theo trung tá Nguyễn Trường Thanh – Đồn phó Nghiệp vụ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Quý, sau khi biết cha con ông Phùng nhìn thấy máy bay rơi, phía đơn vị đã tiếp xúc với hai người này sau đó xác định được vị trí đang khoanh vùng tìm kiếm như hiện nay.
Đền cuối giờ chiều 19/4, việc tìm kiếm tung tích hai phi công và các mảnh vỡ máy bay Su-22 tạm dừng vì trời tối.
Nguồn: Infonet
Đến cuối chiều 19/4, việc tìm kiếm tung tích 2 máy bay Su-22 và phi công gặp nạn trên vùng biển Bình Thuận vẫn chưa có kết quả, mặc dù số lượng tàu dò quét và đặc công nước đã được tăng cường thêm.
Tăng cường lực lượng tìm kiếm
Sáng cùng ngày thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn – Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân cũng đã có mặt ở sở chỉ huy cứu hộ, cứu nạn đặt trên tàu Kiểm Ngư mang số hiệu 781 ở ngoài khơi, khu vực được khoanh vùng được cho là nơi hai báy bay Su-22 gặp nạn, trực tiếp chỉ huy.
Tàu Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trong ngày 19/4 tại đảo Phú Quý (Ảnh: Phương Nguyễn) |
Đại tá Đỗ Hồng Đó – Chính ủy vùng 3 Cảnh sát Biển cho biết, hai tàu Cảnh sát Biển của đơn vị này là tàu CSB 209 và CSB 9001 cũng đã có mặt theo sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển tham gia công tác tìm kiếm hai máy bay Su-22. Trong đó, tàu CSB 9001 là tàu cứu hộ đa năng, có đầy đủ trang thiết bị và có thể hoạt động trên biển dài ngày.
Theo đại tá Đó, phương án trục vớt các mảnh vỡ nằm sâu dưới đáy biển đã được đánh dấu, khoanh vùng là trong quá trình tiến hành sẽ trường thuật trực tiếp hình ảnh tại hiện trường về Bộ tư lệnh cảnh sát biển đặt tại Hà Nội để ban chỉ huy có thể đưa ra kế hoạch phù hợp.
Trao đổi với phóng viên Infonet trước lúc lên tàu kiểm ngư ra khơi, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn thông tin, trong ngày 19/4, lực lượng cứu hộ - cứu nạn được tăng cường thêm 3 tàu hải quân có trang bị thiết bị dò tìm kim loại và 12 chiến sĩ đặc công nước. Nhiệm vụ hàng đầu vẫn là tìm tung tích hai phi công.
Theo thông tin từ vùng biển ngoài khơi, nơi được lực lượng tìm kiếm khoanh vùng vị trí 2 máy bay Su-22 gặp nạn, ngoài tàu của cảnh sát biển, tàu kiểm Ngư, tàu biên phòng, các tổ đặc công nước được chia nhỏ từng tốp lặn tìm theo kiểu cuốn chiếu. Do mực nước tại khu vực này sâu, dòng chảy mạnh nên việc tìm kiếm đến cuối giờ chiều 19/4 vẫn chưa có kết quả khả quan.
Video: Máy bay quân sự Su 22 rơi ở Bình Thuận
"Không thấy phi công nhảy dù"
Cũng trong chiều 19/4, phóng viên tìm gặp nhân chứng trong vụ tai nạn của hai máy bay Su-22 khi ông này vừa kết thúc một ngày đi biển. Đó là ông Nguyễn Phùng (58 tuổi, ngụ xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý). Ông Phùng cho hay vị trí mà lực lượng đang tập trung tìm kiếm là nơi ông và con trai đã nhìm thấy máy bay rơi.
Ông Phùng kể, trưa 16/4 ông cùng con trai là Nguyễn Văn Thống (31 tuổi) đang câu cá tại vùng biển trên thì nghe thấy tiếng động cơ gầm rú trên đầu. Ngước nhìn lên, ông tận mắt nhìn thấy một chiếc máy bay rơi xuống biển.
Ông Phùng kể lại giây phút nhìn thấy máy bay rơi. (Ảnh: Phương Nguyễn) |
Một chiếc khác cũng rơi ngay sau đó, khoảng cách giữa hai máy bay rơi khoảng 150 mét. Địa điểm này cách Hòn Trứng khoảng 1 hải lý. Ông Phùng và con trai cho biết không thấy phi công nào nhảy dù khi chứng kiến 2 máy bay rơi.
Lúc đó ông Phùng và con trai không mang điện thoại theo nên không báo kịp thời cho cho cơ quan chức năng được. Theo trung tá Nguyễn Trường Thanh – Đồn phó Nghiệp vụ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Quý, sau khi biết cha con ông Phùng nhìn thấy máy bay rơi, phía đơn vị đã tiếp xúc với hai người này sau đó xác định được vị trí đang khoanh vùng tìm kiếm như hiện nay.
Đền cuối giờ chiều 19/4, việc tìm kiếm tung tích hai phi công và các mảnh vỡ máy bay Su-22 tạm dừng vì trời tối.
Nguồn: Infonet
Bình luận