Ông Abu Bakar kêu gọi người dân sử dụng mạng xã hội không được đưa các thông tin sai sự thật về vụ mất tích của MH730. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến người nhà các hành khách trên chuyến bay mất tích.
Abu Bakar tuyên bố: "Đừng nói bất cứ điều gì bạn muốn, hãy suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn".
Ông Khalid không trả lời cụ thể khi phóng viên hỏi liệu Malaysia sẽ tăng cường an ninh tại sân bay Kuala Lumpur hay không sau khi các báo đưa tin hai hành khách trên máy bay Boeing 777-200 dùng hộ chiếu giả.
Tổng thanh tra Tan Sri Khalid Abu Bakar
Theo Tổng thanh tra, lực lượng cảnh sát cũng đang hỗ trợ công tác tìm kiếm máy bay mất tích. “Khi nhà chức trách xác định được vị trí của chiếc Boeing 777-200 và nếu công tác cứu hộ cần cảnh sát, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức”, ông Khalid bày tỏ.
Tính đến 23h ngày 9/3, vẫn chưa có thông tin mới về tung tích máy bay gặp nạn.
Trong diễn biến liên quan, Tờ New York Times cho biết "các dữ liệu tình báo sơ bộ" của Lầu Năm Góc cho thấy chiếc máy bay bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines không hề bị nổ ở Biển Đông.
Báo này dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên nói rằng "một hệ thống đặc chủng phát hiện mọi đốm sáng trên toàn thế giới" không hề phát hiện dấu hiệu nào của một vụ nổ.
Các phi công và các chuyên gia hàng không thì cho rằng có vẻ một vụ nổ trên máy bay là nguyên nhân của thảm họa.
Chiếc máy bay khi đó đang ở độ cao phù hợp, là giai đoạn an toàn nhất của chuyến bay hành trình và có khả năng đang để ở chế độ lái tự động.
"Đó không phải là một vụ nổ, không phải bị sét đánh hay một vụ giảm áp suất nghiêm trọng nào," một cựu phi công của Malaysia Airlines nói với Reuters. "Chiếc 777 có thể bay cả khi có sét hay thậm chí một vụ giảm áp suất nghiêm trọng. Nhưng nếu xảy ra một vụ nổ thì không có cơ hội nào. Thế là hết.
Bình luận