(VTC News) – Hôm 28/7, hãng tin RT dẫn lời một quan chức cấp cao của Hải quân Nga cho biết tính mạng quân nhân nước này tại căn cứ Tartus ở Syria đang trong tình trạng báo động nguy hiểm.
Theo đó, khi được hỏi quân đội Nga sẽ phản ứng ra sao nếu căn cứ cảng Tartus (Syria) bị phe nổi dậy tấn công, Phó Đô đốc Hải quân Nga Viktor Chirkoc cho biết: “Chúng tôi sẽ sơ tán các quân nhân khỏi căn cứ theo chỉ thị trong tình huống nguy cấp.”
Tuyên bố này được đưa ra sau khi nhóm Vũ trang Tự do Syria đe dọa sẽ tấn công căn cứ quân sự hoặc các tàu chiến của Nga vì nước này luôn ủng hộ chính quyền Tổng thống al-Assad.
Trong khi đó, một số nguồn tin thuộc Hải quân Nga đã khẳng định Matxcơva hoàn toàn đủ khả năng để bảo vệ căn cứ Tartus trước mọi cuộc tấn công.
Tuy nhiên giải pháp được ưu tiên hàng đầu là tránh những xung đột vũ trang không cần thiết, gây thiệt hại lớn về người và của.
Tuy nhiên giải pháp được ưu tiên hàng đầu là tránh những xung đột vũ trang không cần thiết, gây thiệt hại lớn về người và của.
Hình ảnh một tàu chiến của Nga trên Biển Địa Trung Hải |
Tartus là căn cứ quân sự của Nga ở Syria có nhiệm vụ chính là sửa chữa, bảo hành và tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến Nga trên Biển Địa Trung Hải với khoảng 50 thủy thủ cùng nhiều quan chức khác đang làm việc.
Căn cứ này bắt đầu đi vào hoạt động từ những năm 1970 và nằm trong kế hoạch kiểm soát sự gia tăng ảnh hưởng của Israel ở Trung Đông dưới thời Liên bang Xô Viết.
Khoảng những năm 1990, căn cứ Tartus từng bị lãng quên cho tới tận năm 2008 mới lại được chú trọng phát triển khi chính quyền Moscow quyết định tăng cường các lực lượng quân sự trong khu vực.
Đến tháng 8/2010, Tổng chỉ huy lực lượng Hải quân Nga Vladimir Vysotsky còn tuyên bố sẽ nâng cấp căn cứ này để đáp ứng nhu cầu của các loại tàu thuyền trọng tải lớn, bao gồm tàu khu trục và tàu sân bay.
Căn cứ cảng Tartus trở thành tâm điểm được truyền thông Nga quan tâm kể từ khi nước này tuyên bố tiến hành các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên biển Địa Trung Hải.
Theo đó, 20 tàu chiến cùng nhiều tàu yểm trợ đã được Matxcơva điều tới khu vực diễn ra cuộc tập trận, trong khi những tàu khác cũng đã được huy động từ nước ngoài về.
Trước động thái của này, một số phương tiện truyền thông tỏ ra nghi ngờ rằng tàu chiến và quân đội Nga có mặt ở Địa Trung Hải thực chất là để "tiếp tay" cho chính quyền Damascus đàn áp phe nổi dậy.
Tuy nhiên, Nga đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này và khẳng định kế hoạch về cuộc tập trận đã được thông qua từ trước khi bạo động ở Syria leo thang như hiện nay.
Thậm chí, đoàn tàu chiến lần này còn được nói là không có ý định ghé qua căn cứ Tartus trong thời gian diễn ra cuộc tập trận, hãng RT đưa tin.
Thậm chí, đoàn tàu chiến lần này còn được nói là không có ý định ghé qua căn cứ Tartus trong thời gian diễn ra cuộc tập trận, hãng RT đưa tin.
Mâu thuẫn giữa chính phủ và phe nổi dậy ở Syria được đẩy lên đến đỉnh điểm bằng các cuộc giao tranh ác liệt kể từ khi bùng nổ vào năm ngoái (Ảnh: người dân Syria trong một cuộc biểu tình) |
Xung đột đẫm máu ở Syria bùng nổ từ tháng 3/2011 khiến ít nhất 16.000 người thiệt mạng, theo thống kê của Liên Hiệp quốc.
Sau gần 17 tháng, căng thẳng nội bộ ở đây vẫn không có dấu hiệu dịu bớt khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cáo buộc Mỹ và nhiều nước Châu Âu cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út và Qatar hậu thuẫn các lực lượng nổi dậy gây xung đột ở nhiều nơi trên khắp đất nước.
Thậm chí gần đây, chính quyền Damascus còn đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hóa học để chống lại sự can thiệp từ nước ngoài vào vấn đề nội bộ ở Syria.
Giải pháp cho việc chấm dứt xung đột ở Syria đang là vấn đề gây tranh cãi trên bàn đàm phán của Liên Hiệp quốc, trong khi các nước "có tiếng nói' chưa thể thống nhất một lộ trình thích hợp.
Hạ Giang
Bình luận