• Zalo

Mất tiền oan khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 'miễn phí'

Kinh tếThứ Năm, 17/07/2014 08:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Nhiều người dùng đã mất tiền oan khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 'miễn phí' download về từ internet.

(VTC News) - Nhiều người dùng đã mất tiền oan khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 'miễn phí' download về từ internet.

Một chủ siêu thị tại phố Mai Hắc Đế, anh Nguyễn Tuấn Hải cho biết, anh mới mở cửa hàng được gần ba tháng nay và đang có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, và được người thân hướng dẫn dùng “miễn phí” download về từ internet. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, anh đã nhận ra sự thật “miễn phí” như thế nào ?

1. Máy tính nhiễm virut vì “miễn phí”


Ban đầu sử dụng, anh Hải không thấy có vấn đề gì, nhưng sau khi sử dụng “miễn phí” được một thời gian, anh thấy máy tính bị trục trặc, mang máy ra hàng sửa thì anh được báo là máy nhiễm virut. Lúc đó, anh mới được giải thích, vì nhiều phần mềm miễn phí hiện nay rất hay khiến máy bị nhiễm virut.

Những phần mềm miễn phí đó có thể dễ dàng bị “nhúng” keylogger đánh cắp mật khẩu hoặc đã bị lây nhiễm virut vào bộ cài.

Do đó, thông tin như mật khẩu các tài khoản cả nhân, số tài khoản tín dụng, các loại thẻ thanh toán của anh có thể bị đánh cắp hoặc dữ liệu của khách hàng có thể bị lỗi, bị mất bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm khi sử dụng. Ngoài ra, các số liệu kinh doanh, giá vốn, doanh thu, thông tin bên cung cấp hàng cũng có thể bị mất.

Anh Hải rất mệt mỏi vì mất tiền sửa máy, cài máy, vừa hoang mang cho an toàn của cá nhân, cũng như vừa lo lắng mất hết dữ liệu kinh doanh bấy lâu nay.

2. Phải trả thêm tiền mới được dùng tiếp ?

Sau ba tháng hoạt động, nhờ mặt hàng có chất lượng và giá tốt, nên cửa hàng quần áo nữ tại phố Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, của chị Hoàng Anh tương đối đông khách. Chị cũng giống anh Hải, sử dụng phần mềm bán hàng miễn phí download trên mạng về.

Chị dùng phần mềm để bán hàng được một thời gian thì bỗng nhiên bị dừng lại, không thể tiếp tục thực hiện các giao dịch, khiến chị lúng túng không biết giải quyết thế nào. Thực chất, nhiều phần mềm quản lý bán hàng miễn phí chỉ miễn phí số lượng giao dịch nhất định, sau đó người dùng phải trả phí mới được sử dụng tiếp.

Bên cạnh đó, tính năng của các phần mềm miễn phí thường rất hạn chế, ít ỏi, không thể đáp ứng hết nhu cầu sử dụng hoặc tính năng chưa phù hợp với đặc thù kinh doanh của mỗi cửa hàng. Muốn tăng thêm tính năng, người sử dụng sẽ phải bỏ thêm ra một số tiền không nhỏ, với chất lượng không được đảm bảo bởi bất cứ ai.

Chị Anh do đã dùng quen với phần mềm này, nên khi bị đòi thêm tiền mới có thể sử dụng tiệp, chị có cảm giác ức chế như bị “tống tiền”, nhưng đành chịu, vì ham “miễn phí”.

3. “Kêu trời” khi gặp sự cố kỹ thuật.

Do ham sử dụng “miễn phí”, nên khi gặp sự cố và mất mát, chị Anh và anh Hải không thể kêu hoặc kiện ai. Hoàn toàn không được một tổ chức hay công ty nào hỗ trợ khi gặp sự cố kỹ thuật, khiến anh chị cảm thấy nản chí và mệt mỏi khi sử dụng công nghệ để bán hàng.

Thực chất, các phần mềm quản lý bán hàng sinh ra để khiến công việc kinh doanh trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và hiệu quả hơn, chứ không nhằm mục đích gây phiền toái cho các chủ cửa hàng kinh doanh bán lẻ.
Giao diện Kiotviet, phần mềm bán hàng tiết kiệm nhất hiện nay (www.kiotviet.com) 

Thị trường đã xuất hiện rất nhiều các loại phần mềm bán hàng giúp ích cho doanh nghiệp rất lớn với chi phí thấp bởi ứng dụng điện toán đám mây. Chủ doanh nghiệp không mất chi phí cài đặt ban đầu, dùng theo hình thức thuê bao hàng tháng với giá chỉ từ 3.000Vnđ/ngày và không tốn thêm bất kì chi phí nâng cấp hay bảo trì nào, bên cạnh đó được hỗ trợ kỹ thuật chu đáo.

Đây hứa hẹn sẽ là trào lưu mới trong công nghệ dành cho những chủ cửa hàng nhỏ và rất nhỏ. Đến khi đó, “miễn phí” chắc chắn sẽ không còn chỗ đứng, và các chủ doanh nghiệp sẽ được hưởng những dịch vụ tốt nhất với giá thành phải chăng.

P.D
Bình luận
vtcnews.vn