(VTC News) - Liên tiếp thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xảy ra tình trạng giả danh là cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân dưới nhiều hình thức.
Giả mạo chữ ký Thủ tướng Chính phủ
Theo hồ sơ vụ án, Trần Ngọc Quyết, SN 1953, trú tại Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định, hiện sống tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, vốn làm nghề tự do nên luôn trong tình trạng túng thiếu.
Để có tiền, Quyết cấu kết với Phan Ngọc Thực, SN 1971, trú tại Thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ, Hà Giang, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Bạch Diệp, hiện đang tạm trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, để cùng thực hiện các phi vụ lừa đảo tiền tỷ.
Để có tiền, Quyết cấu kết với Phan Ngọc Thực, SN 1971, trú tại Thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ, Hà Giang, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Bạch Diệp, hiện đang tạm trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, để cùng thực hiện các phi vụ lừa đảo tiền tỷ.
Sau khi cùng bàn bạc, Quyết nhận nhiệm vụ làm giả các giấy tờ như: Giấy chứng nhận cán bộ quản lý dự án, Hồ sơ tài liệu về việc thành lập ban quản lý dự án An sinh xã hội, các giấy tờ, con dấu giả của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng… trong khi đó, Thực nhận nhiệm vụ đi các tỉnh khảo sát, tìm các dự án đang cần huy động vốn rồi báo lại cho Quyết.
Hai đối tượng Quyết và Thực |
Nắm được thông tin, Quyết và Thực cùng nhau đi mua lại 4 chiếc xe ô tô BKS 80B để thuận tiện trong việc đi lại, và đánh lừa các bị hại. Sau đó, hai “siêu lừa” này đến tìm các chủ đầu tư, Quyết giới thiệu là Trưởng ban dự án của Chính phủ, còn Thực là cán bộ dự án.
Với chức năng, quyền hạn của một Trưởng ban dự án, Quyết có thẩm quyền phê duyệt dự án và trình Thủ tướng Chính phủ ký giải ngân nguồn vốn vay quốc tế (vốn ODA) hỗ trợ không hoàn lại.
Với chức năng, quyền hạn của một Trưởng ban dự án, Quyết có thẩm quyền phê duyệt dự án và trình Thủ tướng Chính phủ ký giải ngân nguồn vốn vay quốc tế (vốn ODA) hỗ trợ không hoàn lại.
Khi đã tạo được lòng tin, Quyết và Thực yêu cầu chủ đầu tư hối lộ tiền để Quyết làm thủ tục giải ngân. Mặc khác, hai đối tượng này đến gặp các nhà thầu, đề nghị các nhà thầu xây dựng muốn tham gia dự án phải đưa tiền cho Quyết và Thực để được ưu tiên.
Với hàng loạt các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ được làm giả… y như thật, cho đến khi bị bắt, hai đối tượng đã lừa đảo gần 100 tỷ đồng của các bị hại.
Giả danh Thứ trưởng Bộ Y tế lừa đảo 6 tỷ đồng
Ngày 20/11, Phòng Cảnh sát điều tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an thành phố Hà Nội) đã điều tra làm rõ đường dây mạo danh cán bộ cao cấp nhằm chiếm đoạt số tiền lớn.
PC46 đã thực hiện lệnh bắt Lê Thị Bích Hạnh (31 tuổi), ngụ ở ngõ 158 Trương Định, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và Vương Thuý Nga (39 tuổi), ngụ ở phố Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại trụ sở công an, Hạnh và Nga khai nhận do cần tiền để ăn chơi, tiêu xài nên đã nghĩ ra cách mạo danh cán bộ cao cấp để lừa đảo. Cụ thể, Hạnh và Nga thuê người mạo danh ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Y Tế; ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư và thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế để gọi điện thoại, nhắn tin cho người có nhu cầu xin việc làm tại các bệnh viện, trong ngành Công an…
Một số giấy tờ được làm giả phục vụ việc lừa đảo |
Không biết hai người trên mạo danh lãnh đạo Bộ Y tế, ông Đ.V.T (45 tuổi), ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đã tin tưởng giao cho Hạnh 21 hồ sơ xin việc, cùng 3,1 tỉ đồng.
Theo các cán bộ điều tra, để qua mặt các nạn nhân, Hạnh đã tự khắc dấu của Bộ Y tế để đóng lên hồ sơ xin việc rồi sau đó mới mang đi gặp gỡ những người có nhu cầu tìm việc.
Liên quan tới vụ mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên, cơ quan công an cũng đã xác định: đến thời điểm bị bắt, nhóm của Hạnh và Nga đã mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 6 tỉ đồng.
Giả con trai Bí thư Thành ủy chiếm đoạt 15.000 USD
Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vừa tuyên phạt Nguyễn Tiến Anh (SN 1990, Hai Bà Trưng) 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, đầu năm 2013, Tiến Anh biết một doanh nghiệp tại HN đang bị Bộ Công an điều tra về hành vi trốn thuế; kèm theo đó là lô hàng trị giá khoảng 100 tỷ đồng đã bị tịch thu và sẽ được tổ chức bán đấu giá thanh lý. Với mục đích lừa đảo, Tiến Anh đến Chi cục Quản lý thị trường HN, tự giới thiệu là con trai Bí thư Thành ủy HN, đề nghị được mua lô hàng. Khi được hướng dẫn các thủ tục và gặp người giải quyết là đội trưởng tên H., Tiến Anh đã không mua, lấy lý do trị giá lô hàng lớn.
Tiến Anh mạo danh con trai Bí thư Thành ủy chiếm đoạt hàng chục nghìn USD |
Cuối tháng 6/2013, đang ở Singapore, Tiến Anh liên lạc với anh H. hỏi vay 15.000 USD bảo để chữa bệnh và được đồng ý. Quá hạn không thấy "thiếu gia" trả tiền, anh H. mới biết Tiến Anh là kẻ mạo danh nên tố cáo tới cơ quan công an.
Thủ đoạn tinh vi và lời cảnh báo...
Cơ quan công an nhận định, các đối tượng lừa đảo thường rất khéo léo đưa ra những lời đường mật dụ dỗ nhưng "khách hàng" đang có nhu cầu xin việc. Để tạo lòng tin cho "khách hàng", chúng giới thiệu các mối quan hệ "khủng" như quen biết cán bộ Văn phòng chính phủ, hay các Bộ ngành Trung ướng, dễ dàng chạy việc.
Thậm chí, nhiều đối tượng còn mạo danh chữ ký, làm giả giấy tờ của quan chức chính phủ để tạo lòng tin cho "khách hàng". Khi đến giao dịch, chúng sẽ trình các loại giấy tờ làm giả cho người có nhu cầu nhờ xin việc xem. Ngoài ra, một số nạn nhân có nhu cầu chạy dự án, công trình cũng dính phải chiêu lừa đảo tinh vi này.
Chỉ huy Phòng CSĐT tội phạm về Quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội đánh giá, từ thực tế phá những vụ án liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là giả vờ xin việc cho để lừa đảo, gây án thường rất khó khăn và phần thiệt thòi bao giờ cũng về phía người lao động. Sau khi phát hiện mình bị lừa, đại đa số những người lao động đều bị thiệt hại, không lấy lại được tiền và thậm chí bỏ mạng.
Trong những “mối” xin việc này, người lao động thường xuyên giữ kín và chỉ lộ ra khi sự việc không thành, vỡ lở, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến công tác điều tra khám phá án. Tìm việc, muốn có một công việc phù hợp với bản thân là một nhu cầu hết sức chính đáng của tất cả người lao động.
"Tuy nhiên, để ngăn chặn những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra thì ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý thì mỗi người lao động cần phải tỉnh táo, cảnh giác với những lời hứa đường mật, không có căn cứ" vị lãnh đạo này cho hay.
Minh Chiến
Bình luận