Ngay khi ra khỏi trại giam, bằng cách giả giọng, Tình liên tục gọi điện cho người nhà bạn tù của mình để "vòi" tiền.
Cảnh sát nhận được lá đơn dài 4 trang viết tay của chị Mến (25 tuổi, ở Hà Nam) cho hay suốt hơn một tháng đã nhầm Nguyễn Xuân Tình (27 tuổi) là chồng mình và liên tiếp gửi tiền cho hắn.
Chiêu của Tình là giả giọng anh Minh (chồng chị Mến) đang chấp hành án trong Trại giam Nam Hà (Bộ Công an). Tình dẫn dắt chị Mến và mẹ chồng chị sập bẫy hết lần này đến lần khác mà hai người phụ nữ nghèo túng mãi mới phát hiện ra.
Sáng 23/10/2015, chị Mến cùng mẹ chồng (bà Nguyễn Thị Huệ) vào thăm chồng là anh Minh ở Trại giam Nam Hà. Đến trưa về nhà, bà Huệ nhận được tin nhắn từ số máy lạ hỏi: "Mẹ về đến nhà chưa?", cũng số ấy có giọng nam giới gọi cho bà bảo "cho con gặp vợ". Tưởng là Minh, bà Huệ đưa máy cho chị Mến giục nói chuyện với chồng.
Người xưng là chồng chị Mến nói: "Mẹ đã đồng ý cho anh mua điện thoại để thỉnh thoảng gọi về cho gia đình, chiều em gửi tiền vào tài khoản X... ". Khi chị Mến dùng điện thoại của mình gọi lại cũng thấy hơi lăn tăn thì đầu dây bên kia thốt lên: "Ui giời!". Sau đó, chị Mến nhận được tin nhắn: "Vừa sáng lên gặp chồng nói chuyện vui vẻ thế mà giờ vợ hỏi thế thì chán vợ lắm à".
Từ lúc được "chồng" gọi điện về hỏi thăm, hầu như tối nào từ khoảng 19h30 đến 20h30, chị Mến cũng đều nhận được tin nhắn của "chồng". Chỉ câu trước câu sau là anh ta lại xin tiền. Ngay sau khi nhận được 2,5 triệu đồng mua điện thoại, "chồng" chị lại ngỏ ý muốn được về nhà trước tết âm lịch nên bảo lo 25 triệu đồng để "chạy". Trong tài khoản chỉ có 10 triệu đồng, chị Mến đành xin ứng trước một tháng lương 5 triệu đồng rồi gửi 15 triệu đồng.
Sáng 1/11/2015, anh "chồng" lại nhắn: "Anh đánh lô thua 500 điểm, hôm nay không trả thì mai bọn nó báo quản giáo là anh dùng điện thoại sẽ bị tịch thu điện thoại và bị kỷ luật. Không những thế còn mất không số tiền đã gửi để "chạy" về trước tết âm lịch".
Mến đành đi vay và gửi vào tài khoản. Vài hôm sau, gã "chồng" lại nã tiền tiếp bằng chiêu "nếu không trả hết sẽ bị đánh". Chị vợ thương chồng lại tiếp tục chạy vạy...
Chiều 13/11/2015, hai mẹ con chị vào thăm anh Minh thì té ngửa bấy lâu nay đã bị một kẻ nào đó lừa đảo. Chưa biết bị phát hiện nên liên tiếp những ngày trung tuần 11/2015, "gã chồng" lại dùng chiêu cũ nhưng nhận là quản giáo gọi về cho chị Mến nói phải gửi thêm 5 triệu nữa để lo lót việc được về nhà ăn Tết.
Ngày 12/3, Tình bị bắt khi đang hẹn hò với một cô gái quen qua mạng. Đêm cùng ngày, Tình được dẫn giải từ Phù Cừ (Hưng Yên) về Công an tỉnh Hà Nam. Vết xăm trổ gần như kín người, đôi môi thâm xì trên gương mặt hốc hác, hắn rít thuốc liên tục, tỏ ra cực kì quái khi trả lời các câu hỏi của điều tra viên.
Nhưng trước những bằng chứng không thể chối cãi là hai sim điện thoại đang mang theo trong người là số thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho chị Mến, Tình phải thừa nhận tội lỗi.
Tình từng có hai tiền án, một tiền án về Trộm cắp tài sản, một tiền án về tội Cố ý gây thương tích. Trong thời gian chấp hành án ở Trại giam Nam Hà, Tình ở cùng buồng với anh Minh và hai người khá thân thiết. Được anh này tâm sự nhiều chuyện về gia đình, vợ con, hắn âm thầm ghi nhớ.
Không chỉ chịu khó tìm hiểu nhân thân của anh Minh mà với một số bạn tù cùng buồng khác, Tình cũng thường xuyên "quan tâm" gia cảnh nhà họ, ai không biết thì tưởng hắn sống tình cảm nhưng thực chất đó là một chiêu phục vụ cho việc phạm tội sau này của hắn.
Một tháng sau khi ra tù, Tình bắt đầu thực hiện kế hoạch lừa đảo. "Em chủ yếu nhắn tin hoặc nói thì thầm như kiểu đang trùm chăn nói vì sợ quản giáo phát hiện", Tình kể lại chiêu gọi điện cho mẹ và vợ anh Minh để không bị phát hiện.
Tổng cộng, Tình đã lừa chị Mến khoảng 80 triệu đồng. Hắn bảo không biết chị Mến là công nhân, gia cảnh rất nghèo. Khi được hỏi có ngại nếu sau này gặp lại anh Minh không, Tình đáp: "Em không biết, hy vọng là không phải gặp lại".
Thiếu tá Nguyễn Hùng Sáu - Đội phó Đội 3 (Phòng PC45) Công an Hà Nam cho biết, Tình đánh vào tâm lý yếu mềm thương chồng của nạn nhân. Hắn đưa ra các tình huống rất hợp lý khiến chị Mến sập bẫy. Gia đình các can phạm, phạm nhân cần cảnh giác với loại tội phạm này.
Cảnh sát nhận được lá đơn dài 4 trang viết tay của chị Mến (25 tuổi, ở Hà Nam) cho hay suốt hơn một tháng đã nhầm Nguyễn Xuân Tình (27 tuổi) là chồng mình và liên tiếp gửi tiền cho hắn.
Chiêu của Tình là giả giọng anh Minh (chồng chị Mến) đang chấp hành án trong Trại giam Nam Hà (Bộ Công an). Tình dẫn dắt chị Mến và mẹ chồng chị sập bẫy hết lần này đến lần khác mà hai người phụ nữ nghèo túng mãi mới phát hiện ra.
Sáng 23/10/2015, chị Mến cùng mẹ chồng (bà Nguyễn Thị Huệ) vào thăm chồng là anh Minh ở Trại giam Nam Hà. Đến trưa về nhà, bà Huệ nhận được tin nhắn từ số máy lạ hỏi: "Mẹ về đến nhà chưa?", cũng số ấy có giọng nam giới gọi cho bà bảo "cho con gặp vợ". Tưởng là Minh, bà Huệ đưa máy cho chị Mến giục nói chuyện với chồng.
Nguyễn Xuân Tình tại cơ quan điều tra. |
Từ lúc được "chồng" gọi điện về hỏi thăm, hầu như tối nào từ khoảng 19h30 đến 20h30, chị Mến cũng đều nhận được tin nhắn của "chồng". Chỉ câu trước câu sau là anh ta lại xin tiền. Ngay sau khi nhận được 2,5 triệu đồng mua điện thoại, "chồng" chị lại ngỏ ý muốn được về nhà trước tết âm lịch nên bảo lo 25 triệu đồng để "chạy". Trong tài khoản chỉ có 10 triệu đồng, chị Mến đành xin ứng trước một tháng lương 5 triệu đồng rồi gửi 15 triệu đồng.
Sáng 1/11/2015, anh "chồng" lại nhắn: "Anh đánh lô thua 500 điểm, hôm nay không trả thì mai bọn nó báo quản giáo là anh dùng điện thoại sẽ bị tịch thu điện thoại và bị kỷ luật. Không những thế còn mất không số tiền đã gửi để "chạy" về trước tết âm lịch".
Mến đành đi vay và gửi vào tài khoản. Vài hôm sau, gã "chồng" lại nã tiền tiếp bằng chiêu "nếu không trả hết sẽ bị đánh". Chị vợ thương chồng lại tiếp tục chạy vạy...
Chiều 13/11/2015, hai mẹ con chị vào thăm anh Minh thì té ngửa bấy lâu nay đã bị một kẻ nào đó lừa đảo. Chưa biết bị phát hiện nên liên tiếp những ngày trung tuần 11/2015, "gã chồng" lại dùng chiêu cũ nhưng nhận là quản giáo gọi về cho chị Mến nói phải gửi thêm 5 triệu nữa để lo lót việc được về nhà ăn Tết.
Ngày 12/3, Tình bị bắt khi đang hẹn hò với một cô gái quen qua mạng. Đêm cùng ngày, Tình được dẫn giải từ Phù Cừ (Hưng Yên) về Công an tỉnh Hà Nam. Vết xăm trổ gần như kín người, đôi môi thâm xì trên gương mặt hốc hác, hắn rít thuốc liên tục, tỏ ra cực kì quái khi trả lời các câu hỏi của điều tra viên.
Nhưng trước những bằng chứng không thể chối cãi là hai sim điện thoại đang mang theo trong người là số thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho chị Mến, Tình phải thừa nhận tội lỗi.
Tình từng có hai tiền án, một tiền án về Trộm cắp tài sản, một tiền án về tội Cố ý gây thương tích. Trong thời gian chấp hành án ở Trại giam Nam Hà, Tình ở cùng buồng với anh Minh và hai người khá thân thiết. Được anh này tâm sự nhiều chuyện về gia đình, vợ con, hắn âm thầm ghi nhớ.
Không chỉ chịu khó tìm hiểu nhân thân của anh Minh mà với một số bạn tù cùng buồng khác, Tình cũng thường xuyên "quan tâm" gia cảnh nhà họ, ai không biết thì tưởng hắn sống tình cảm nhưng thực chất đó là một chiêu phục vụ cho việc phạm tội sau này của hắn.
Một tháng sau khi ra tù, Tình bắt đầu thực hiện kế hoạch lừa đảo. "Em chủ yếu nhắn tin hoặc nói thì thầm như kiểu đang trùm chăn nói vì sợ quản giáo phát hiện", Tình kể lại chiêu gọi điện cho mẹ và vợ anh Minh để không bị phát hiện.
Tổng cộng, Tình đã lừa chị Mến khoảng 80 triệu đồng. Hắn bảo không biết chị Mến là công nhân, gia cảnh rất nghèo. Khi được hỏi có ngại nếu sau này gặp lại anh Minh không, Tình đáp: "Em không biết, hy vọng là không phải gặp lại".
Thiếu tá Nguyễn Hùng Sáu - Đội phó Đội 3 (Phòng PC45) Công an Hà Nam cho biết, Tình đánh vào tâm lý yếu mềm thương chồng của nạn nhân. Hắn đưa ra các tình huống rất hợp lý khiến chị Mến sập bẫy. Gia đình các can phạm, phạm nhân cần cảnh giác với loại tội phạm này.
Video: Vạch trần mánh khóe lừa bán vé máy bay giả
Nguồn: Cảnh sát toàn cầu
Bình luận