Từ 1/5/2016, hành khách có thể thoải mái mang theo nước rửa mặt, nước uống hay các chất lỏng không thuộc diện bị cấm khác lên máy bay khi bay nội địa.
Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh lần đầu nói về việc cho mang chất lỏng thoải mái lên các chuyến bay nội địa từ ngày 1/5.
Từ ngày 1/5 vừa qua, thông tư Số 1/2016 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về “Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam” chính thức có hiệu lực.
Theo đó, hành khách có thể thoải mái mang theo nước rửa mặt, nước uống hay các chất lỏng không thuộc diện bị cấm khác lên máy bay khi bay nội địa. Trước đây, theo quy định cũ, các chuyến bay nội địa cũng giới hạn lượng nước, chất lỏng mang lên máy bay là tối đa 1 lít, chia thành các lọ không quá 100 ml.
Trao đổi về vấn đề này, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho hay, thông tư được ban hành dựa trên hướng dẫn chung của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
“Chúng tôi xây dựng thông tư trên với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách nội địa. Mọi yếu tố trong thông tư đều đã có sự tính toán của quốc tế. Việt Nam chỉ áp dụng theo chuẩn chung”, ông Thanh khẳng định.
Theo ông Thanh, nhiều nước trên thế giới cũng đã thực hiện việc nới lỏng quy định như trên. Thậm chí có quốc gia từ trước đến nay còn không áp dụng quy định này.
Trước ngày 1/5 vừa qua, với các chuyến bay nội địa, mỗi hành khách, thành viên tổ bay chỉ được mang không quá 1 lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay. Dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100 ml, đồng thời phải được đóng kín hoàn toàn.
“Việc chia nhỏ như thế nằm trong sự tính toán để đảm bảo an ninh. Còn giờ, chúng tôi bỏ giới hạn về thể tích, lượng chất lỏng hành khách được mang theo. Quy định về loại chất lỏng được phép/không được phép mang lên máy bay vẫn giữ nguyên”, ông Thanh thông tin. Để có thể thực hiện việc nới lỏng này, ông Thanh cho hay, ngành hàng không phải bổ sung, tăng cường các biện pháp khác để đảm bảo an ninh.
Ông Thanh nói thêm, sở dĩ đến giờ Việt Nam mới nới lỏng quy định này vì “chúng ta chờ quốc tế đánh giá và kiểm nghiệm sau đó áp dụng theo chuẩn chung”.
“Với hàng không nội địa, ICAO cho rằng các nước phải tự đưa ra đánh giá về mặt nguy cơ uy hiếp an ninh để quyết định, quy định điều kiện đi lại của hành khách.
Chúng tôi quyết định nới lỏng quy định không phải vì an ninh hàng không của chúng ta tốt hơn hay không tốt hơn so với các nước chưa áp dụng mà chúng tôi đánh giá mối nguy hiểm từ việc đó không cao và kiểm soát được nên quyết định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách trong tầm kiểm soát của mình”, ông Thanh nhấn mạnh.
Không chỉ thế, Cục trưởng Hàng không cho rằng, không thể dựa vào sự nới lỏng trên mà đánh giá an ninh hàng không của ta tốt hơn các nước chưa áp dụng việc này bởi việc kiểm soát chất lỏng chỉ là một công đoạn trong cả quy trình đảm bảo an ninh hàng không. "An ninh hàng không dựa trên nền an ninh chung của cả quốc gia đó chứ không chỉ có mấy cái máy soi ở sân bay", ông khẳng định.
Quy định trên sẽ chỉ được nới lỏng với các chuyến bay nội địa. Còn với các chuyến bay quốc tế, ông Thanh cho hay, có một khung quy định chung mà tất cả các quốc gia đều phải áp dụng. Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định chung của quốc tế.
Ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho hay: “Tôi ủng hộ việc nới lỏng quy định này, nhưng tôi thấy nếu làm thế công việc của nhân việc của nhân viên kiểm soát an ninh sân bay sẽ cực hơn. Họ sẽ phải tăng cường kiểm tra xem chất lỏng đó có được phép mang lên máy bay hay không”.
Ông Trung phân tích, các nhà khoa học đã xác nhận chất nổ có thể ở dạng chất lỏng. Chính vì thế trong một thời gian dài, nhiều nước cấm mang chất lỏng lên máy bay. Ở nước ngoài có những nước hiện vẫn cấm không cho hành khách mang chất lỏng lên máy bay với các chuyến bay quốc tế.
“Nhưng tôi thấy việc cấm như vậy hơi cứng nhắc. Chẳng hạn chai nước người ta mua còn nguyên đai nguyên kiện, có thương hiệu đàng hoàng sao phải cấm mang lên máy bay?”, ông Trung nêu quan điểm.
Cựu lãnh đạo Vietnam Airlines dẫn chứng, Việt Nam vài năm gần đây chưa ghi nhận trường hợp nào chất lỏng hành khách mang lên máy bay gây hại, uy hiếp an ninh hàng không.
“Mình lo xa thì mình cấm chứ chưa có trường hợp nào chất lỏng lại là chất nổ cả. Nếu loại chất lỏng đó mình không biết nó là cái gì thì không nên cho lên máy bay, nhưng nếu biết rõ đó là loại chất lỏng vô hại, mình có thể linh động cho họ mang theo”, ông Trung nhận định.
Rất ủng hộ việc nới lỏng quy định này, nhưng ông Trung lo ngại: “Lúc mệt quá, nhân viên an ninh sân bay có thể kiểm tra sơ sài, lơ là”.
Không thể phủ nhận máy móc có cái ưu việt của nó là giúp phát hiện được hành khách có mang theo chất lỏng hay không. Nhưng để biết đó là loại chất lỏng gì thì chỉ có con người mới làm được.
Từ thực tế trên, ông Trung đề nghị, lãnh đạo sân bay, Cục Hàng không cần nghiên cứu lại lịch làm việc để các nhân viên ở sân bay lúc nào cũng giữ được tỉnh táo trong quá trình làm việc.
Nguồn: Zing
Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh lần đầu nói về việc cho mang chất lỏng thoải mái lên các chuyến bay nội địa từ ngày 1/5.
Từ ngày 1/5 vừa qua, thông tư Số 1/2016 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về “Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam” chính thức có hiệu lực.
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh. Ảnh: Khánh Hoà. |
Theo đó, hành khách có thể thoải mái mang theo nước rửa mặt, nước uống hay các chất lỏng không thuộc diện bị cấm khác lên máy bay khi bay nội địa. Trước đây, theo quy định cũ, các chuyến bay nội địa cũng giới hạn lượng nước, chất lỏng mang lên máy bay là tối đa 1 lít, chia thành các lọ không quá 100 ml.
Trao đổi về vấn đề này, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho hay, thông tư được ban hành dựa trên hướng dẫn chung của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
“Chúng tôi xây dựng thông tư trên với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách nội địa. Mọi yếu tố trong thông tư đều đã có sự tính toán của quốc tế. Việt Nam chỉ áp dụng theo chuẩn chung”, ông Thanh khẳng định.
Theo ông Thanh, nhiều nước trên thế giới cũng đã thực hiện việc nới lỏng quy định như trên. Thậm chí có quốc gia từ trước đến nay còn không áp dụng quy định này.
Trước ngày 1/5 vừa qua, với các chuyến bay nội địa, mỗi hành khách, thành viên tổ bay chỉ được mang không quá 1 lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay. Dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100 ml, đồng thời phải được đóng kín hoàn toàn.
“Việc chia nhỏ như thế nằm trong sự tính toán để đảm bảo an ninh. Còn giờ, chúng tôi bỏ giới hạn về thể tích, lượng chất lỏng hành khách được mang theo. Quy định về loại chất lỏng được phép/không được phép mang lên máy bay vẫn giữ nguyên”, ông Thanh thông tin. Để có thể thực hiện việc nới lỏng này, ông Thanh cho hay, ngành hàng không phải bổ sung, tăng cường các biện pháp khác để đảm bảo an ninh.
Ông Thanh nói thêm, sở dĩ đến giờ Việt Nam mới nới lỏng quy định này vì “chúng ta chờ quốc tế đánh giá và kiểm nghiệm sau đó áp dụng theo chuẩn chung”.
“Với hàng không nội địa, ICAO cho rằng các nước phải tự đưa ra đánh giá về mặt nguy cơ uy hiếp an ninh để quyết định, quy định điều kiện đi lại của hành khách.
Chúng tôi quyết định nới lỏng quy định không phải vì an ninh hàng không của chúng ta tốt hơn hay không tốt hơn so với các nước chưa áp dụng mà chúng tôi đánh giá mối nguy hiểm từ việc đó không cao và kiểm soát được nên quyết định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách trong tầm kiểm soát của mình”, ông Thanh nhấn mạnh.
Không chỉ thế, Cục trưởng Hàng không cho rằng, không thể dựa vào sự nới lỏng trên mà đánh giá an ninh hàng không của ta tốt hơn các nước chưa áp dụng việc này bởi việc kiểm soát chất lỏng chỉ là một công đoạn trong cả quy trình đảm bảo an ninh hàng không. "An ninh hàng không dựa trên nền an ninh chung của cả quốc gia đó chứ không chỉ có mấy cái máy soi ở sân bay", ông khẳng định.
Quy định trên sẽ chỉ được nới lỏng với các chuyến bay nội địa. Còn với các chuyến bay quốc tế, ông Thanh cho hay, có một khung quy định chung mà tất cả các quốc gia đều phải áp dụng. Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định chung của quốc tế.
Ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho hay: “Tôi ủng hộ việc nới lỏng quy định này, nhưng tôi thấy nếu làm thế công việc của nhân việc của nhân viên kiểm soát an ninh sân bay sẽ cực hơn. Họ sẽ phải tăng cường kiểm tra xem chất lỏng đó có được phép mang lên máy bay hay không”.
Ông Trung phân tích, các nhà khoa học đã xác nhận chất nổ có thể ở dạng chất lỏng. Chính vì thế trong một thời gian dài, nhiều nước cấm mang chất lỏng lên máy bay. Ở nước ngoài có những nước hiện vẫn cấm không cho hành khách mang chất lỏng lên máy bay với các chuyến bay quốc tế.
“Nhưng tôi thấy việc cấm như vậy hơi cứng nhắc. Chẳng hạn chai nước người ta mua còn nguyên đai nguyên kiện, có thương hiệu đàng hoàng sao phải cấm mang lên máy bay?”, ông Trung nêu quan điểm.
Cựu lãnh đạo Vietnam Airlines dẫn chứng, Việt Nam vài năm gần đây chưa ghi nhận trường hợp nào chất lỏng hành khách mang lên máy bay gây hại, uy hiếp an ninh hàng không.
“Mình lo xa thì mình cấm chứ chưa có trường hợp nào chất lỏng lại là chất nổ cả. Nếu loại chất lỏng đó mình không biết nó là cái gì thì không nên cho lên máy bay, nhưng nếu biết rõ đó là loại chất lỏng vô hại, mình có thể linh động cho họ mang theo”, ông Trung nhận định.
Rất ủng hộ việc nới lỏng quy định này, nhưng ông Trung lo ngại: “Lúc mệt quá, nhân viên an ninh sân bay có thể kiểm tra sơ sài, lơ là”.
Không thể phủ nhận máy móc có cái ưu việt của nó là giúp phát hiện được hành khách có mang theo chất lỏng hay không. Nhưng để biết đó là loại chất lỏng gì thì chỉ có con người mới làm được.
Từ thực tế trên, ông Trung đề nghị, lãnh đạo sân bay, Cục Hàng không cần nghiên cứu lại lịch làm việc để các nhân viên ở sân bay lúc nào cũng giữ được tỉnh táo trong quá trình làm việc.
Nguồn: Zing
Bình luận