Câu chuyện chị Phạm Thị Nga (SN 1973) sinh con sau gần 2 năm mang bầu khiến cho vùng quê thôn Lai Dụ, xã An Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) xôn xao bàn tán.
Trước sinh 4 tháng mới “mất kinh”
Nhà chị Phạm Thị Nga ở xã An Thượng chỉ cách trung tâm TP Hà Nội chưa đầy 10 cây số, nếu cứ chạy thẳng từ siêu thị BigC dọc theo Đại lộ Thăng Long chỉ 5-7 phút là tới. Thôn nghèo Lai Dụ ngày xưa, nay nhà cửa cao tầng, những ngôi biệt thự mọc san sát.
Nhìn vào đó, có thể thấy rằng, chuyện mụ mị, huyễn hoặc như ở những vùng rừng núi xa xôi của đồng bào dân tộc là khó có thể xảy ra. Thế nhưng, vài ba năm nay, chuyện chị Nga mang bầu tận 22 tháng (hay còn gọi là “chửa trâu”) rồi sinh một em bé kháu khỉnh khiến cho dư luận ở đây không khỏi xôn xao, bàn tán.
Từ đầu thôn cuối xóm, bất cứ người dân nào khi được hỏi đều trả lời, chuyện chị Nga ở thôn Lai Dụ là chuyện có thật. Rất nhiều người khẳng định mình là người nhà, là hàng xóm, bạn bè của chị Nga nên biết rất rõ việc mang thai và sinh nở này.
Khi chúng tôi đến nhà nhưng gia đình đi vắng, chị Viên là chị dâu ở ngay sát nhà của chị Nga, tiếp chuyện và khẳng định: “Chuyện cô Nga mang bầu 22 tháng mới sinh con thì cả thôn, cả huyện này biết hết cả. Tôi ở gần nhà, lại là chị em dâu nên chuyện cô Nga như thế nào thì tôi nắm khá tường tận. Kể chuyện chẳng ai tin nhưng đó là sự thật”.
Theo chị Viên, việc chị Nga có bầu và sinh được con là nhờ lặn lội vào tận miền Nam “xin ơn” ở “bề trên”. Trong thời gian mang thai, sức khỏe của chị Nga không có gì là biểu hiện của một bà bầu và trong 12 tháng đầu, chị Nga không đi viện kiểm tra sức khỏe thai nhi lấy một lần. Hỏi ra thì mới biết, người thầy cầu con cho chị ở trong Nam dặn không được đi viện khám, nếu đi kiểm tra nhiều, cái thai sẽ hỏng(?!).
Giở chừng câu chuyện thì chị Nga về dắt theo một cháu bé trông rất khôi ngô, lém lỉnh. Theo chị Nga, “đó là đứa con mà mình đã sinh sau 22 tháng mang nặng đẻ đau”. Chị Nga cho biết, lập gia đình từ năm 1990, đến năm 1992 thì vợ chồng có được cô con gái đầu lòng. Khi con được hơn 1 tuổi, anh chị quyết định sinh tiếp đứa con thứ 2 nhưng chẳng hiểu vì mắc bệnh gì mà chị vẫn không thể thụ thai được.
Suốt gần 20 năm chạy chữa khắp nơi nhưng vô vọng, đến đầu năm 2010, khi đứa con gái lớn của chị Nga sắp sửa lấy chồng thì cậu con rể tương lai mới giới thiệu đi “xin ơn” tại Tây Nguyên. Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, chị quyết định mua vé vào Nam một chuyến. “Sau 1 tuần “xin ơn”, “bề trên” đã chấp nhận”, chị Nga chia sẻ.
Không biết thực hư việc “xin ơn bền trên” đó có thật hay không, nhưng sau đó chị Nga bụng to lên và sau 22 tháng, ngày 6/6/2012, chị sinh hạ được đứa con khỏe mạnh, nặng 2,6kg trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Từ câu chuyện của chị Nga, lục giở những tài liệu về y học, trên thế giới cũng đã từng ghi nhận một số trường hợp mang thai hơn 9 tháng 10 ngày mới sinh.
Lâu nhất và được ghi vào Sách kỷ lục Guinness thế giới là năm 1998, một phụ nữ tên Anissa August đã cho ra đời một bé trai sau 17 tháng 11 ngày mang bầu tại Bệnh viện King’s Daughter Clinic thuộc thành phố Temple, Texas, Mỹ. Tuy nhiên, trường hợp này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi của các nhà khoa học.
Trở lại câu chuyện mang thai 22 tháng của chị Nga, có nhiều điều khiến chúng tôi thực sự tò mò, khó tin. Theo chị Nga, trong quá trình mang thai, sức khỏe của chị bình thường, không hề ốm nghén, kinh nguyệt vẫn đều, bụng thì lúc to, lúc lại nhỏ. “Mãi cho đến trước ngày sinh khoảng 4 tháng, tôi mới hết kinh nguyệt”, chị Nga cho biết.
Chuyện rất hoang đường!
Theo chia sẻ của chị Nga, từ ngày sinh con đến nay, cháu bé phát triển khỏe mạnh, bình thường. Đặc biệt, 9 tháng tuổi cháu đã biết đi, giờ có thể nói bập bẹ những câu dễ và cực kỳ thích những đồ điện tử.
Đem thắc mắc về trường hợp chị Nga sinh con sau gần 2 năm mang bầu đến hỏi các bác sỹ chuyên sản khoa, chúng tôi được biết: Tình trạng “chửa trâu” không phải là hiếm nhưng việc “chửa trâu” gần 2 năm như chị Nga mà lúc sinh ra, con khỏe mạnh là chuyện chưa có.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng, về góc độ khoa học, thai nhi đủ trưởng thành và sống tốt khi ra khỏi bụng mẹ là khoảng từ 38 - 41 tuần. Nếu từ 42 tuần có thể gọi là “chửa trâu”. Đối với các thai quá tuần, bánh rau bị xơ hóa, lắng đọng canxi, giảm chức năng cung cấp máu cho thai khiến suy thai hoặc chết thai.
Cũng theo TS Ánh, có nhiều trường hợp vì mong mỏi có con quá dẫn đến hiện tượng chậm kinh là chuyện bình thường. “Trước đây, tôi từng gặp một trường hợp là vợ của một lãnh đạo tỉnh. Chị này cứ nghĩ là mình có thai, vẫn có dấu hiệu như ốm nghén, mất kinh, bụng to lên và khi các bác sỹ đến khám chị ấy còn không cho đụng vào.
Chị cứ nằm như thế cả năm trời, đến khi chúng tôi thuyết phục là đến ngày sinh cần phải khám thì lúc đó mới cho kết quả là không có gì trong bụng cả, hiện tượng to bụng chỉ là mỡ dồn lại mà thôi”, TS Ánh kể.
Việc có con sau gần 2 năm mang bầu, rất có thể là do “tâm lý ngộ nhận”, “mang thai hai lần” hoặc việc có thai tự nhiên này là do trùng hợp ngẫu nhiên với sự tự hồi phục sau một thời gian điều trị thì thuốc có tác dụng.
Bởi vì từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận được trường hợp nào như thế. Nhớ lại trước đây, ở Bắc Giang cũng xôn xao một trường hợp mang thai 21 tuần nhưng không sinh. Khi báo chí đưa tin, các nhà khoa học lên tiếng thì người phụ nữ này đã thú nhận chỉ là… giả vờ. Cũng theo TS Ánh, việc mang thai 22 tháng là chuyện rất hoang đường.
Chúng tôi đã gặp những người trong cuộc và các chuyên gia để giải mã sự việc kỳ lạ và khó tin này.
Trước sinh 4 tháng mới “mất kinh”
Nhà chị Phạm Thị Nga ở xã An Thượng chỉ cách trung tâm TP Hà Nội chưa đầy 10 cây số, nếu cứ chạy thẳng từ siêu thị BigC dọc theo Đại lộ Thăng Long chỉ 5-7 phút là tới. Thôn nghèo Lai Dụ ngày xưa, nay nhà cửa cao tầng, những ngôi biệt thự mọc san sát.
Nhìn vào đó, có thể thấy rằng, chuyện mụ mị, huyễn hoặc như ở những vùng rừng núi xa xôi của đồng bào dân tộc là khó có thể xảy ra. Thế nhưng, vài ba năm nay, chuyện chị Nga mang bầu tận 22 tháng (hay còn gọi là “chửa trâu”) rồi sinh một em bé kháu khỉnh khiến cho dư luận ở đây không khỏi xôn xao, bàn tán.
Theo các bác sỹ, tình trạng “chửa trâu” như chị Nga là hoang đường. Ảnh: P.B |
Từ đầu thôn cuối xóm, bất cứ người dân nào khi được hỏi đều trả lời, chuyện chị Nga ở thôn Lai Dụ là chuyện có thật. Rất nhiều người khẳng định mình là người nhà, là hàng xóm, bạn bè của chị Nga nên biết rất rõ việc mang thai và sinh nở này.
Khi chúng tôi đến nhà nhưng gia đình đi vắng, chị Viên là chị dâu ở ngay sát nhà của chị Nga, tiếp chuyện và khẳng định: “Chuyện cô Nga mang bầu 22 tháng mới sinh con thì cả thôn, cả huyện này biết hết cả. Tôi ở gần nhà, lại là chị em dâu nên chuyện cô Nga như thế nào thì tôi nắm khá tường tận. Kể chuyện chẳng ai tin nhưng đó là sự thật”.
Theo chị Viên, việc chị Nga có bầu và sinh được con là nhờ lặn lội vào tận miền Nam “xin ơn” ở “bề trên”. Trong thời gian mang thai, sức khỏe của chị Nga không có gì là biểu hiện của một bà bầu và trong 12 tháng đầu, chị Nga không đi viện kiểm tra sức khỏe thai nhi lấy một lần. Hỏi ra thì mới biết, người thầy cầu con cho chị ở trong Nam dặn không được đi viện khám, nếu đi kiểm tra nhiều, cái thai sẽ hỏng(?!).
Giở chừng câu chuyện thì chị Nga về dắt theo một cháu bé trông rất khôi ngô, lém lỉnh. Theo chị Nga, “đó là đứa con mà mình đã sinh sau 22 tháng mang nặng đẻ đau”. Chị Nga cho biết, lập gia đình từ năm 1990, đến năm 1992 thì vợ chồng có được cô con gái đầu lòng. Khi con được hơn 1 tuổi, anh chị quyết định sinh tiếp đứa con thứ 2 nhưng chẳng hiểu vì mắc bệnh gì mà chị vẫn không thể thụ thai được.
Suốt gần 20 năm chạy chữa khắp nơi nhưng vô vọng, đến đầu năm 2010, khi đứa con gái lớn của chị Nga sắp sửa lấy chồng thì cậu con rể tương lai mới giới thiệu đi “xin ơn” tại Tây Nguyên. Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, chị quyết định mua vé vào Nam một chuyến. “Sau 1 tuần “xin ơn”, “bề trên” đã chấp nhận”, chị Nga chia sẻ.
Không biết thực hư việc “xin ơn bền trên” đó có thật hay không, nhưng sau đó chị Nga bụng to lên và sau 22 tháng, ngày 6/6/2012, chị sinh hạ được đứa con khỏe mạnh, nặng 2,6kg trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Từ câu chuyện của chị Nga, lục giở những tài liệu về y học, trên thế giới cũng đã từng ghi nhận một số trường hợp mang thai hơn 9 tháng 10 ngày mới sinh.
Lâu nhất và được ghi vào Sách kỷ lục Guinness thế giới là năm 1998, một phụ nữ tên Anissa August đã cho ra đời một bé trai sau 17 tháng 11 ngày mang bầu tại Bệnh viện King’s Daughter Clinic thuộc thành phố Temple, Texas, Mỹ. Tuy nhiên, trường hợp này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi của các nhà khoa học.
Trở lại câu chuyện mang thai 22 tháng của chị Nga, có nhiều điều khiến chúng tôi thực sự tò mò, khó tin. Theo chị Nga, trong quá trình mang thai, sức khỏe của chị bình thường, không hề ốm nghén, kinh nguyệt vẫn đều, bụng thì lúc to, lúc lại nhỏ. “Mãi cho đến trước ngày sinh khoảng 4 tháng, tôi mới hết kinh nguyệt”, chị Nga cho biết.
Chuyện rất hoang đường!
Theo chia sẻ của chị Nga, từ ngày sinh con đến nay, cháu bé phát triển khỏe mạnh, bình thường. Đặc biệt, 9 tháng tuổi cháu đã biết đi, giờ có thể nói bập bẹ những câu dễ và cực kỳ thích những đồ điện tử.
Cháu Đ.A, đứa con mà chị Nga cho biết đã mang thai 22 tháng. |
Đem thắc mắc về trường hợp chị Nga sinh con sau gần 2 năm mang bầu đến hỏi các bác sỹ chuyên sản khoa, chúng tôi được biết: Tình trạng “chửa trâu” không phải là hiếm nhưng việc “chửa trâu” gần 2 năm như chị Nga mà lúc sinh ra, con khỏe mạnh là chuyện chưa có.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng, về góc độ khoa học, thai nhi đủ trưởng thành và sống tốt khi ra khỏi bụng mẹ là khoảng từ 38 - 41 tuần. Nếu từ 42 tuần có thể gọi là “chửa trâu”. Đối với các thai quá tuần, bánh rau bị xơ hóa, lắng đọng canxi, giảm chức năng cung cấp máu cho thai khiến suy thai hoặc chết thai.
Cũng theo TS Ánh, có nhiều trường hợp vì mong mỏi có con quá dẫn đến hiện tượng chậm kinh là chuyện bình thường. “Trước đây, tôi từng gặp một trường hợp là vợ của một lãnh đạo tỉnh. Chị này cứ nghĩ là mình có thai, vẫn có dấu hiệu như ốm nghén, mất kinh, bụng to lên và khi các bác sỹ đến khám chị ấy còn không cho đụng vào.
Chị cứ nằm như thế cả năm trời, đến khi chúng tôi thuyết phục là đến ngày sinh cần phải khám thì lúc đó mới cho kết quả là không có gì trong bụng cả, hiện tượng to bụng chỉ là mỡ dồn lại mà thôi”, TS Ánh kể.
Việc có con sau gần 2 năm mang bầu, rất có thể là do “tâm lý ngộ nhận”, “mang thai hai lần” hoặc việc có thai tự nhiên này là do trùng hợp ngẫu nhiên với sự tự hồi phục sau một thời gian điều trị thì thuốc có tác dụng.
Bởi vì từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận được trường hợp nào như thế. Nhớ lại trước đây, ở Bắc Giang cũng xôn xao một trường hợp mang thai 21 tuần nhưng không sinh. Khi báo chí đưa tin, các nhà khoa học lên tiếng thì người phụ nữ này đã thú nhận chỉ là… giả vờ. Cũng theo TS Ánh, việc mang thai 22 tháng là chuyện rất hoang đường.
Theo Phùng Bình
Bình luận