• Zalo

Màn đối đáp 'bá đạo' giữa thẩm phán và 'bị cáo cướp vợ' xôn xao dân mạng

Tin tức - Sự kiệnThứ Hai, 21/03/2016 07:29:00 +07:00Google News

Màn đối đáp hài hước giữa thẩm phán và “bị cáo cướp vợ” trong chương trình Tòa tuyên án trên kênh VTV6 đang được lan truyền chóng mặt trên các diễn đàn mạng.

(VTC News)- Màn đối đáp hài hước giữa thẩm phán và “bị cáo cướp vợ” trong chương trình Tòa tuyên án trên kênh VTV6 đang được lan truyền chóng mặt trên các diễn đàn mạng.

Vừa qua, các diễn đàn mạng đang chia sẻ một clip hài hước được trích ra từ chương trình Tòa tuyên án trên kênh VTV6.
Chương trình Tòa tuyên án - Cướp vợ trên kênh VTV6
Chương trình Tòa tuyên án - Cướp vợ trên kênh VTV6 
Nhân vật Sồng A Sua trong chương trình Tòa tuyên án trên kênh VTV6
Nhân vật Sồng A Sua trong chương trình Tòa tuyên án trên kênh VTV6 

Nhân vật chính là Sồng A Sua, sinh năm 1998, phải ra hầu tòa vì tội hiếp dâm. Đứng trước vành móng ngựa, Sua xưng “mình” để trả lời thẩm vấn của quan tòa, khi được người này đề nghị xưng “tôi” hoặc “bị cáo”,  Sua đưa ra lập luận: “Mình là dân tộc Mông, trước kia là người Mèo. Tòa gọi mình là bị cáo là sai, tòa phải gọi mình là bị mèo”.
Khi thẩm phán hỏi ý kiến Sua có để luật sư bào chữa cho mình không, anh ta  băn khoăn hỏi lại: “Có phải trả tiền hay lợn không?”.

Màn đối đáp “siêu kinh điển” giữa chủ tọa phiên tòa và bị cáo người dân tộc Mông trong chương trình Tòa tuyên án - tập “Cướp vợ” khiến người xem cười đau ruột.

Đến lúc nói về hành vi hiếp dâm chị Thủy, A Sua lý lẽ với tòa: “Khi tôi lấy Thủy về làm vợ, thì trời vẫn còn nắng, phải gọi là hiếp nắng chứ sao gọi là hiếp dâm?” hay “giết người mới phạm tội, tôi làm ra người thì sao phạm tội ạ?”.

Nhiều ý kiến cho rằng, tiểu phẩm đã thể hiện chân thực tình hình nhận thức của một bộ phận thanh niên người dân tộc hiện nay. Một số thanh niên người dân tộc có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật nên những câu chuyện bi hài nêu trong tiểu phẩm có thể xảy ra.

Vì vậy, qua những chương trình giáo dục như này, việc tăng cường giáo dục pháp luật, lối sống cho một bộ phận thanh niên người dân tộc cần được tuyên truyền và nâng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nội dung của chương trình Tòa tuyên án “Cướp vợ” cũng có những chi tiết hư cấu để thu hút người xem.

Tòa tuyên án là chương trình được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2007 đến nay. Chương trình nhằm tái hiện cho người xem những phiên tòa xét xử dựa trên các vụ án hình sự có thật.

Tổ sản xuất có nhiệm vụ chọn ra những hồ sơ vụ án điển hình để xây dựng thành kịch bản mang tính tuyên truyền, giáo dục cao, dễ hiểu, gần gũi với đại bộ phận dân chúng.

Nguyên tắc cơ bản và quan trọng của chương trình là đổi tên địa danh, tên người để đảm bảo bí mật đời tư...

TS Nguyễn Văn Điệp, Trưởng khoa Luật sư, Học viện Tư pháp là một trong những thành viên tham gia xây dựng chương trình Tòa tuyên án ngay từ số đầu tiên.

TS Nguyễn Văn Điệp cho biết việc lựa chọn vụ án, xây dựng thành kịch bản là một trong những điểm khó nhất.

"Bởi có thể, tình tiết trong án tại hồ sơ không đến mức như thế hoặc có khi nó tàn bạo quá, phải cắt bỏ đi. Do đó, phải có sự gạn lọc, thêm bớt, bổ sung để đảm bảo chất lượng, phù hợp thời lượng phát sóng, ngôn ngữ mạch lạc, có văn hóa pháp đình. Vì thế, người biên tập phải là người trong nghề luật", ông Điệp hay.

TS Điệp cũng lưu ý thêm, "một nguyên tắc cơ bản và quan trọng mà chúng tôi phải tuân thủ là đổi tên địa danh, tên người để đảm bảo bí mật đời tư. Vì thế, có thể nghe những cái tên rất lạ, không có trong bản đồ hành chính Việt Nam. Tuy nhiên, những vụ án đó là hoàn toàn có thật. Có chăng, tác giả có quyền hư cấu thêm hoặc bỏ bớt đi cho phù hợp với nội dung, thời lượng chương trình".


Hoàng Anh


Bình luận
vtcnews.vn