Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vào ngày này, người ta thường làm mâm cơm cúng trước là để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, sau là cúng cầu cho các vong hồn chưa được siêu thoát.
Với mâm cúng Rằm tháng 7, các gia đình có thể chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế cũng như phong tục của từng vùng miền, địa phương.
Để có mâm cúng Rằm tháng 7 đủ đầy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mâm cúng Phật
Với mâm cúng Phật ngày Rằm tháng 7, các gia đình chỉ nên chuẩn bị đồ chay hoặc một mâm ngũ quả chứ không chuẩn bị cỗ mặn hay quá nhiều lễ cầu kỳ.
Trong khi làm lễ cúng, gia chủ nên đọc bài kinh Vu lan để hồi hướng công đức cho người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Mâm cúng dành cho thần linh, gia tiên
Đối với mâm cúng cho thần linh và gia tiên thì gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ mặn cùng tiền vàng và một số vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy.
Các món mặn trong mâm cúng Rằm tháng 7 gồm: Xôi đỗ, gà luộc, giò lụa, canh, nem, cá kho, món xào thập cẩm...
Với các món trong mâm cỗ mặn thì gia chủ có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với phong tục của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.
Mâm cúng chúng sinh ngày Rằm tháng 7
Bên cạnh mâm cúng Phật, mâm cúng thần linh, gia tiên vào ngày Rằm tháng 7 các gia đình nên sắm thêm mâm cúng chúng sinh.
Thời gian cúng chúng sinh/cúng cô hồn thường diễn ra vào chiều ngày 14 hoặc 15/7 Âm lịch.
Sở dĩ lựa chọn thời gian cúng này bởi theo quan niệm dân gian, đây là lúc các cô hồn trên đường trở về địa ngục.
Chú ý mọi lễ cúng phải được hoàn tất trong ngày 15/7.
Mâm cúng chúng sinh sẽ bao gồm những lễ vật sau:
- Muối gạo: 1 đĩa
- Cháo trắng nấu loãng: 12 chén nhỏ
- Hoa quả: 5 loại
- Đường thẻ: 12 cục
- Quần áo chúng sinh
- Bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng
- Nước: 3 ly
- Nhang: 3 cây
- Nến: 2 cây
Kết thúc cúng cô hồn thì đem vãi gạo, muối ra sân đường rồi đốt vàng mã.
Bình luận