Các triệu chứng sớm nhất của suy tim thường rất kín đáo, mờ nhạt, nhưng nó nguy hiểm nếu bỏ qua chúng. Và có một thực tế rằng, những người cao tuổi hay bỏ qua các triệu chứng suy tim mà thường quy cho nguyên nhân “tuổi cao, sức yếu”.
Đó là một sự thật không may khi sức khỏe của bạn đi xuống vào lứa tuổi 60 và 70. Leo lên cầu thang khó khăn như leo lên đỉnh núi. Trong khi một số dấu hiệu mất sức sống có thể là do quá trình lão hóa tự nhiên, mệt mỏi và khó thở cũng có thể là tín hiệu cho thấy tim không hoạt động tốt như trước. Có một xu hướng chung cho những người cao tuổi hay bỏ qua các triệu chứng suy tim và thường quy cho nguyên nhân lớn tuổi.
Nhận diện các triệu chứng sớm của suy tim
Suy tim xảy ra khi có sự suy yếu hoạt động của cơ tim hoặc làm giảm khả năng của tim bơm máu một cách hiệu quả. Thông thường, thương tổn xuất phát từ bệnh động mạch vành hay nhồi máu cơ tim. Nhưng bệnh lý van tim, tăng huyết áp hoặc bệnh di truyền cũng có thể là nguyên nhân suy tim. Khi suy tim xảy ra, trái tim không còn có thể bơm đủ tốt để theo kịp với nhu cầu máu giàu oxy của cơ thể.
Để giúp các bác sĩ và bệnh nhân nhanh chóng nhận ra một sự kết hợp có thể có của các triệu chứng suy tim, Hội Suy tim Hoa Kỳ đã phát triển một công cụ hữu ích 5 dấu hiệu gồm với từ viết tắt “FACES”.
F (Fatigue) = Mệt mỏi: Khi tim không thể bơm đủ máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, một cảm giác chung là cảm thấy mệt mỏi. Một cảm giác mệt mỏi tất cả các thời gian trong ngày và khó khăn với các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như mua sắm, leo cầu thang, mang giỏ đi chợ hoặc đi bộ.
A (Activity limitation) = Hạn chế hoạt động: Người bị suy tim thường không thể làm các hoạt động bình thường của họ vì họ trở nên dễ dàng mệt mỏi và khó thở.
C (Congestion) = Ứ trệ, sung huyết: Chất lỏng tích tụ trong phổi có thể gây ho, thở khò khè và khó thở dai dẳng. Ho đi kèm chất nhày màu trắng hoặc máu màu hồng.
E (Edema or ankle swelling) = Phù hoặc sưng mắt cá chân: Khi tim không có đủ sức mạnh để bơm máu trở lại từ các chi dưới, chất lỏng có thể tích tụ gây sưng mắt cá chân, chân, đùi và bụng. Dấu hiệu dễ thấy là bạn nhận ra giầy trở nên chật chội. Chất lỏng dư thừa cũng có thể gây tăng cân nhanh chóng.
S (Shortness of breath) = Khó thở: Khó thở khi hoạt động (thường gặp nhất), khi nghỉ ngơi hoặc trong khi ngủ, có thể đến đột ngột và đánh thức bạn dậy. Bạn thường có khó thở khi nằm trên mặt phẳng và có thể cần phải chống đỡ phần trên cơ thể và kê đầu trên hai chiếc gối. Bạn thường phàn nàn thức dậy mệt mỏi hoặc cảm thấy lo lắng và bồn chồn. Nguyên nhân là do máu “tràn” trong các tĩnh mạch phổi (các mạch mà trả lại máu từ phổi đến tim) bởi vì trái tim không thể theo kịp với các nguồn cung. Điều này làm cho chất lỏng rỉ vào phổi.
Chất lỏng ứ trệ trong phổi làm cho nó khó khăn hơn trao đổi CO2 trong máu để lấy O2 tươi. Nó cũng có thể là khó thở khi nằm xuống vì trọng lực làm chất lỏng từ bên dưới phổi di chuyển lên phần thân trên.
Luôn nhớ rằng 5 dấu hiệu cảnh báo trên không đưa ra chẩn đoán xác định suy tim nhưng các dấu hiệu này cảnh báo có thể bị suy tim, cần đến ngay cơ sở y tế và gặp bác sĩ để được tư vấn.
Ngoài ra, khi bị suy tim, bạn cũng có thể có cảm giác ăn không ngon, buồn nôn, đầy bụng hoặc đau dạ dày - Đó là do hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu, gây ra các vấn đề tiêu hóa. Bạn có thể thấy tim đập nhanh hoặc nhói đau. Những người cao tuổi dễ dàng nhận thấy triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, suy nghĩ chậm chạp… do có sự thay đổi nồng độ của một số chất trong máu, chẳng hạn như natri, gây ra tình trạng trên.
Các thử nghiệm cần làm khi có các dấu hiệu cảnh báo
Ngoài thử nghiệm thể chất, các bác sĩ có hai công cụ quan trọng khác để phát hiện sự hiện diện của suy tim.
Đầu tiên là siêu âm tim - là một công cụ tầm soát đơn giản, thử nghiệm không xâm lấn có thể xác định suy tim và các bệnh lý van tim, cơ tim.
Bước tiếp theo trong việc xác định suy tim khởi phát sớm là tìm các chất chỉ điểm sinh học suy tim trong máu như peptide lợi niệu típ B (B-type natriuretic peptide), chất này được giải phóng vào máu khi bị suy tim.
Một số thuốc nên tránh khi bị suy tim
Người bị suy tim thường dùng nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, một số loại thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các chế phẩm bổ sung thường được sử dụng có thể tương tác nguy hiểm làm tăng các triệu chứng suy tim. Ví dụ thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chữa cảm cúm, thuốc chống ợ nóng, kể cả một số thuốc thảo dược cũng phải thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên báo cáo và xin tư vấn bác sĩ của bạn.
Bình luận