• Zalo

Lý giải về lỗ hổng khó hiểu của không quân Trung Quốc

Tư liệuThứ Bảy, 02/04/2016 07:22:00 +07:00Google News

Máy bay ném bom tầm xa có thể xem như một phần quan trọng trong lực lượng vũ trang các nước, tuy nhiên Bắc Kinh dường như đang thờ ơ với loại vũ khí này.

(VTC News) - Máy bay ném bom tầm xa có thể xem như một phần quan trọng trong lực lượng vũ trang các nước, tuy nhiên Bắc Kinh dường như đang thờ ơ với loại vũ khí này.

Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã cho ra mắt hàng loạt các loại chiến đấu cơ tàng hình “hứa hẹn sẽ giành lấy ánh hào quan từ những đối trọng của Mỹ", như thông tin từng được đăng tải trên trang People's Daily của nước này.

Tuy nhiên, có vẻ Bắc Kinh lại không mấy mặn mà với việc phát triển một vũ khí cũng quan trọng không kém là máy bay ném bom tầm xa.

Thay vào đó, Trung Quốc lại đổ một núi tiền vào để nâng cấp “ngựa già” Xian H-6K, máy bay ném bom chiến lược tầm trung và là phiên bản nội địa của loại Tu-16 do Nga sản xuất đầu thập niên 50.
Trung Quốc vẫn đang phải vật lộn với cuộc chiến chế tạo động cơ phản lực
Trung Quốc vẫn đang phải vật lộn với cuộc chiến chế tạo động cơ phản lực 
Trước đó, giới thạo tin quân sự rỉ tai nhau rằng Trung Quốc vẫn đang cố gắng mua lại dây chuyền sản xuất Backfire Tu-22M, sát thủ diệt tàu sân bay từ Nga dù nhiều lần bị Matxcơva phũ phàng từ chối. 

Tuy nhiên, theo cây viết Dave Majumdar của National Interest, Trung Quốc nên tính xa hơn và ít nhất là nghĩ đến chuyện phát triển một loại máy bay ném bom tầm xa.

Nhưng tại sao Bắc Kinh lại có vẻ không mấy mặn mà với vấn đề này? Theo Majumdar, vấn đề không nằm ở chỗ Bắc Kinh có muốn hay không mà họ có vẻ như đang "lực bất tòng tâm" trước vấn đề này. 

Nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn đang ngày đêm nỗ lực phát triển một động cơ phản lực đáng tin cậy để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nhưng mọi chuyện vẫn đang nằm khá xa thực tế. 

Ngay cả đến những chiến đấu cơ từng được Trung Quốc ca ngợi ngút trời như Đại bàng Đen J-20 hay tiêm kích tàng hình J-31, theo các chuyên gia, cũng chỉ là “thùng rỗng kêu to” chứ chưa nói gì đến việc phát triển máy bay ném bom tầm xa hiện đại bởi vấn đề then chốt là bộ phận động cơ vẫn là một vấn đề nan giải. 

Video: Tokyo chặn 2 máy bay Trung Quốc trên biển Nhật Bản
Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng thừa nhận rằng có một "khoảng cách rõ rệt" giữa công nghệ quân sự Trung Quốc với các nước phát triển, và Bắc Kinh sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều nếu muốn ganh đua được với các sản phẩm đến từ Nga, Mỹ.

Nhìn thấy được yếu điểm đó, Trung Quốc xác định phát triển công nghệ động cơ phản lực vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu với họ vào lúc này nếu muốn tính đến những điều xa hơn trong tương lai. 

Theo ước tính của nhóm tư vấn Galleon, Bắc Kinh sẽ chi khoảng 300 tỷ cho chương trình phát triển động cơ máy bay cả quân sự và dân sự. 

Các công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc cũng được cho là đã thuê một số kỹ sư nước ngoài và các cựu quân nhân trong Không quân phát triển động cơ máy bay. 

Mặc dù phía Bộ Quốc phòng nước này từ chối bình luận về thông tin trên, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, điều này là sự thật và nó đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Trung Quốc có thể tự mày mò xây dựng động cơ phản lực riêng của mình.

Song Hy
(theo National Interset)
Bình luận
vtcnews.vn