• Zalo

Lý giải hiện tượng Mặt Trăng 'khóc' khi bị thiên thạch tấn công

Khoa học - Công nghệThứ Năm, 18/04/2019 08:32:00 +07:00Google News

Các nhà khoa học ví von việc Mặt Trăng giải phóng nước khi bị các thiên thạch lao vào như thể nó đang khóc.

Theo ước tính của giới nghiên cứu, Mặt Trăng bắn ra 200 tấn nước mỗi năm do chịu tác động của các vô số thiên thạch nhỏ tấn công. 

Trước khi đi tới kết luận này, tiến sĩ Mehdi Benna của NASA và các cộng sự đã phát hiện ra lượng nước cao dị thường trong bầu khí quyển của Mặt Trăng, nhờ thiết bị trên tàu thám hiểm khí quyển và môi trường bụi (LADEE). LADEE được phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng vào ngày 6/10/2013. 

12302404-6924533-The_researchers_estimate_that_meteorite_impacts_on_the_Moon_caus-a-24_1555343570400

 Hình ảnh mô phỏng quá trình Mặt trăng "rơi nước mắt". (Ảnh: Daily Mail)

Theo tiến sỹ Benna, một vài lần "khóc" của Mặt Trăng trùng khớp với thời điểm 29 luồng sao băng lao qua hành tinh này mà họ ghi lại được. 

Bằng cách nghiên cứu lượng nước thoát ra do ảnh hưởng của các dòng sao băng, các nhà khoa học NASA xác định 8 cm lớp đất trên cùng của Mặt Trăng bị mất nước. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng các thiên thạch khi rơi xuống Mặt Trăng đã phá vỡ lớp đất bề mặt với hàm lượng nước vào khoảng 0,05%, giải phóng các phân tử nước bên trong đó. 

Nhóm nghiên cứu của ông Benna tin rằng phát hiện này sẽ đặt nền móng cho các nghiên cứu về nguồn gốc và số phận của nước trên Mặt Trăng, cũng như cung cấp thêm các thông tin về quá khứ địa chất và quá trình tiến hóa của hành tinh này. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn