(VTC News) - Lý do nào khiến người đẹp Việt – dù không thua kém về nhan sắc vẫn bị lép vế mỗi khi bước chân ra đấu trường nhan sắc thế giới?
Tâm lý ‘ăn xổi’
Với nhiều quốc gia, việc tuyển chọn người đẹp dự thi Hoa hậu thế giới là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, nét đặc sắc trong nền văn hóa đến gần hơn với bạn bè thế giới. Nhưng ở Việt Nam, dường như việc lựa chọn người đẹp đến với đấu trường nhan sắc lớn vẫn nặng tâm lý ‘ăn xổi’, không có chiến lược và sự đầu tư công phu, bài bản.
Philippines là quốc gia vẫn được nhắc đến như một hiện tượng về sự thăng hạng nhan sắc, sau khi đất nước này chuyển hướng và đào tạo thành công những người đẹp đạt được thứ hạng cao trong các quốc thi sắc đẹp quốc tế.
Từng xếp sau cả Việt Nam trên bảng xếp hạng nhan sắc, nhưng nhờ sự đầu tư có chiến lược, dài hơi mà Philippines trở thành đất nước cho ‘ra lò’ những hoa hậu thế giới đầy tiềm năng.
Giờ đây, mỗi lần xướng tên đại diện của Philippines trong các cuộc thi đình đám, là người ta biết đó sẽ là một trong những đối thủ đáng gờm nhất cho ngôi vị cao nhất mà các cô gái luôn mơ ước.
Các đơn vị nắm trong tay bản quyền cử thí sinh tham dự các cuộc thi tìm kiếm người đẹp trên thế giới ở Việt Nam thường ‘bấn loạn’ trước những sự lựa chọn gương mặt đại diện.
Bởi không có chiến lược đầu tư và tiêu chí rõ ràng phù hợp với tính chất các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới, nên dù rất nhiều người đẹp đăng quang các cuộc thi trong một năm, Việt Nam vẫn loay hoay trong khâu cử người đi thi.
Nhiều khi, ‘so bó đũa chọn cột cờ’, cuối cùng chọn một gương mặt được cho là khả ái nhất để cử đi, mà không chú ý đến tiêu chí của cuộc thi đó là gì, khiến không có gì lạ khi hiếm hoi lắm đại diện nhan sắc của Việt Nam mới may mắn lọt vào top người đẹp thứ hạng cao hoặc đạt giải phụ trong một phần thi nào đó.
Lý do nào khiến người đẹp Việt lép vế?
Bà Thúy Nga, giám đốc Elite Việt Nam, đơn vị giữ bản quyền cử thí sinh đi thi nhiều cuộc thi lớn cho rằng, với những quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng nhan sắc thế giới, họ đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tổ chức các cuộc thi hoa hậu chuyên nghiệp và có hệ thống đào tạo thí sinh cực kỳ chuyên nghiệp, còn Việt Nam vẫn là quốc gia non trẻ trong lĩnh vực này.
Bà cũng cho biết thêm, đó chính là lý do Elite Việt Nam tổ chức cuộc thi Hoa khôi áo dài Việt Nam, nhằm chuyên nghiệp hóa cuộc thi sắc đẹp kèm hệ thống đào tạo bài bản, bám sát tiêu chí các cuộc thi trên thế giới để chọn ra ứng cử viên đại diện cho Việt Nam tham dự Hoa hậu thế giới, nhằm nâng cao thứ hạng của đại diện Việt Nam trong các cuộc thi nhan sắc trên thế giới.
Ông Dương Xuân Nam, ‘cha đẻ’ của Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu thế giới người Việt – cái nôi cử nhiều thí sinh chất lượng đi thi phân tích rõ, 3 nguyên nhân khiến người đẹp Việt bị lép vế khi ra đấu trường nhan sắc thế giới.
Theo ông Dương Xuân Nam, người đẹp Việt ra thế giới không hề thua kém về nhan sắc, nếu không muốn nói là ngang ngửa, nhưng có 3 điều chúng ta kém hẳn họ, đó là người đẹp Việt ứng xử hơi khép kín, do đặc trưng văn hóa nghìn đời, thêm vào đó là cách giáo dục học thuộc bài, nên cách giao tiếp của các thí sinh thiếu đi sự tự nhiên.
Ở những nước phương Tây hay ở các nước đầu tư bài bản trong một thời gian dài cho các thí sinh trước khi đi thi, cách ứng xử của họ tự nhiên hơn rất nhiều. Thứ hai là trình độ ngoại ngữ của các thí sinh Việt Nam còn yếu, khi ra thế giới chúng ta không hòa nhập được trong các hoạt động bên lề khuôn khổ cuộc thi. Và thứ ba là chiều cao cũng khiêm tốn hơn các thí sinh đến từ những nước khác.
Có vẻ như, chặng đường đến với những thứ hạng cao trong các cuộc thi nhan sắc trên thế giới vẫn còn xa vời, khi mà trước mỗi dịp chọn thí sinh, là một lần các đơn vị giữ bản quyền, các cơ quan chức năng ‘đau đầu’ tìm đại diện. Người hội đủ tiêu chí thì viện đủ lý do lắc đầu quầy quậy, hàng dài những ứng viên còn thiếu tiêu chí nọ, hụt tiêu chí kia thì chen chân không hết.
An Yên
Tâm lý ‘ăn xổi’
Với nhiều quốc gia, việc tuyển chọn người đẹp dự thi Hoa hậu thế giới là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, nét đặc sắc trong nền văn hóa đến gần hơn với bạn bè thế giới. Nhưng ở Việt Nam, dường như việc lựa chọn người đẹp đến với đấu trường nhan sắc lớn vẫn nặng tâm lý ‘ăn xổi’, không có chiến lược và sự đầu tư công phu, bài bản.
Philippines là quốc gia vẫn được nhắc đến như một hiện tượng về sự thăng hạng nhan sắc, sau khi đất nước này chuyển hướng và đào tạo thành công những người đẹp đạt được thứ hạng cao trong các quốc thi sắc đẹp quốc tế.
Từng xếp sau cả Việt Nam trên bảng xếp hạng nhan sắc, nhưng nhờ sự đầu tư có chiến lược, dài hơi mà Philippines trở thành đất nước cho ‘ra lò’ những hoa hậu thế giới đầy tiềm năng.
Giờ đây, mỗi lần xướng tên đại diện của Philippines trong các cuộc thi đình đám, là người ta biết đó sẽ là một trong những đối thủ đáng gờm nhất cho ngôi vị cao nhất mà các cô gái luôn mơ ước.
Các đơn vị nắm trong tay bản quyền cử thí sinh tham dự các cuộc thi tìm kiếm người đẹp trên thế giới ở Việt Nam thường ‘bấn loạn’ trước những sự lựa chọn gương mặt đại diện.
Bởi không có chiến lược đầu tư và tiêu chí rõ ràng phù hợp với tính chất các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới, nên dù rất nhiều người đẹp đăng quang các cuộc thi trong một năm, Việt Nam vẫn loay hoay trong khâu cử người đi thi.
Nhiều khi, ‘so bó đũa chọn cột cờ’, cuối cùng chọn một gương mặt được cho là khả ái nhất để cử đi, mà không chú ý đến tiêu chí của cuộc thi đó là gì, khiến không có gì lạ khi hiếm hoi lắm đại diện nhan sắc của Việt Nam mới may mắn lọt vào top người đẹp thứ hạng cao hoặc đạt giải phụ trong một phần thi nào đó.
Hoa hậu Mai Phương Thúy - người từng giúp nhan sắc Việt thăng hạng trong cuộc thi Hoa hậu thế giới 2006 |
Lý do nào khiến người đẹp Việt lép vế?
Bà Thúy Nga, giám đốc Elite Việt Nam, đơn vị giữ bản quyền cử thí sinh đi thi nhiều cuộc thi lớn cho rằng, với những quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng nhan sắc thế giới, họ đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tổ chức các cuộc thi hoa hậu chuyên nghiệp và có hệ thống đào tạo thí sinh cực kỳ chuyên nghiệp, còn Việt Nam vẫn là quốc gia non trẻ trong lĩnh vực này.
Bà cũng cho biết thêm, đó chính là lý do Elite Việt Nam tổ chức cuộc thi Hoa khôi áo dài Việt Nam, nhằm chuyên nghiệp hóa cuộc thi sắc đẹp kèm hệ thống đào tạo bài bản, bám sát tiêu chí các cuộc thi trên thế giới để chọn ra ứng cử viên đại diện cho Việt Nam tham dự Hoa hậu thế giới, nhằm nâng cao thứ hạng của đại diện Việt Nam trong các cuộc thi nhan sắc trên thế giới.
Ông Dương Xuân Nam, ‘cha đẻ’ của Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu thế giới người Việt – cái nôi cử nhiều thí sinh chất lượng đi thi phân tích rõ, 3 nguyên nhân khiến người đẹp Việt bị lép vế khi ra đấu trường nhan sắc thế giới.
Theo ông Dương Xuân Nam, người đẹp Việt ra thế giới không hề thua kém về nhan sắc, nếu không muốn nói là ngang ngửa, nhưng có 3 điều chúng ta kém hẳn họ, đó là người đẹp Việt ứng xử hơi khép kín, do đặc trưng văn hóa nghìn đời, thêm vào đó là cách giáo dục học thuộc bài, nên cách giao tiếp của các thí sinh thiếu đi sự tự nhiên.
Ở những nước phương Tây hay ở các nước đầu tư bài bản trong một thời gian dài cho các thí sinh trước khi đi thi, cách ứng xử của họ tự nhiên hơn rất nhiều. Thứ hai là trình độ ngoại ngữ của các thí sinh Việt Nam còn yếu, khi ra thế giới chúng ta không hòa nhập được trong các hoạt động bên lề khuôn khổ cuộc thi. Và thứ ba là chiều cao cũng khiêm tốn hơn các thí sinh đến từ những nước khác.
Có vẻ như, chặng đường đến với những thứ hạng cao trong các cuộc thi nhan sắc trên thế giới vẫn còn xa vời, khi mà trước mỗi dịp chọn thí sinh, là một lần các đơn vị giữ bản quyền, các cơ quan chức năng ‘đau đầu’ tìm đại diện. Người hội đủ tiêu chí thì viện đủ lý do lắc đầu quầy quậy, hàng dài những ứng viên còn thiếu tiêu chí nọ, hụt tiêu chí kia thì chen chân không hết.
An Yên
Bình luận