(VTC News) - Lý do nào khiến người đẹp Việt trắng tay khi bước ra các đấu trường nhan sắc lớn trên thế giới.
Một người đẹp muốn lọt vào Top 20, top 10, top 5 và để trở thành hoa hậu cần có những điều gì?
1. Sức bền và chạy đua không ngừng nghỉ trong các hoạt động chung
Các cuộc thi sắc đẹp đều diễn ra trong vòng 2 - 3 tuần. Trong những tuần lễ này, các thí sinh được chia nhóm ra và thực hiện các hoạt động như chụp hình, phỏng vấn, đi quảng bá cuộc thi tại các địa điểm khác, hoạt động từ thiện, các vòng thi nhỏ.
Tại quãng thời gian này có thành phần ban tổ chức luôn đi theo sát. Những người giám sát, đào tạo các bạn.
Các người đẹp Việt, đa số sức khoẻ yếu do ít hoạt động, sợ ra nắng, tính tình thiếu hoạt bát, năng nổ, ngoại ngữ kém… nên hầu hết không được đánh giá cao trong các hoạt động của những tuần lễ này.
Nhưng chúng ta không biết rằng, số điểm được đánh giá trong vòng này chiếm 50% tổng số điểm tiến tới chung kết, được chấm bởi chính ban tổ chức và những người đi theo các bạn.
Các bạn có nằm trong top nổi bật không? Tính cách của các bạn thế nào? Hình thể ra sao? Khả năng trở thành "thành viên nhóm", hay khả năng lãnh đạo của các bạn thế nào v.v.. đều được đánh giá trong vòng này.
Nên nhớ rằng, để chọn ra một người thắng cuộc, không những cô gái đó phải là cô gái có hình thể, gương mặt xinh đẹp nhất, mà cô ấy còn có đủ tính cách hội tụ để trở thành một đại sứ cho cuộc thi sắc đẹp ấy trên toàn thế giới, bởi vậy, cô ấy phải khoẻ, phải năng động, luôn tràn đầy năng lượng, phải có tính cách khiến mọi người yêu mến, cảm phục, phải có khả năng lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cũng có lúc phải có khả năng lãnh đạo, làm chủ đám đông.
2. Về thể hình
Đối với các cuộc thi quốc tế, muốn đạt các thứ hạng cao, và thực sự nổi bật, các thí sinh dự thi cần cao trên 1m73 - và trên 1m75 nếu ở cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ.
Tuy nhiên chiều cao vẫn chưa đủ, tỉ lệ cơ thể rất quan trong. Đa số các người đẹp Châu Á đều có khiếm khuyết về cơ thể đó là lưng dài và chân ngắn, chân khẳng khiu, mông lép, eo nhỏ nhưng không săn chắc, ngực nhỏ, và làn da thiếu săn chắc gợi cảm. Trong nhiều yếu tố là gene di truyền nhưng cũng không có nghĩa là người đẹp Việt không có người đạt chuẩn, dù đôi khi cần sự can thiệp của phẫu thuật thẩm mĩ đôi chút để hoàn thiện hơn. Nhưng đối với các cuộc thi quốc tế thì điều này không cấm.
Thậm chí các lò người đẹp như Philipines, Thái Lan, Venezuela… họ còn có những "công thức đặc biệt chuẩn" để chỉnh sửa cho các người đẹp để cử đi thi.
Đối với màn thi bikini, một màn thi rất được chờ đón ở các cuộc thi, thì đây là lúc để các thí sinh có thể cạnh tranh về vẻ đẹp hình thể. Ngoài vẻ đẹp hình thức cơ thể, còn là sự tự tin. Đa số các người đẹp hơi có khiếm khuyết cơ thể đều cảm thấy khá lúng túng với màn thi này bởi khi đã chỉ mặc chiếc bikini trên người thì không thể giấu đi được khiếm khuyết gì nữa cả.
3. Về sự thông minh và khả năng nói lưu loát trước đám đông
Trước khi vào đến đêm chung kết có rất nhiều các dịp trong chuyến quảng bá, các đại diện các nước phải thể hiện tài ăn nói trước đám đông bằng tiếng Anh, dĩ nhiên. Cô ấy cần phải thông minh, dí dỏm, duyên dáng trong ăn nói, và thực sự đóng vai trò như một spoke person cho đất nước của cô ấy vậy.
Phần phỏng vấn với ban giám khảo trước đêm chung kết chiếm 15% tổng điểm và đây là phần vô cùng quan trọng.
Thực sự sau khi làm giám khảo tôi nhận ra rằng, thí sinh chỉ cần nói được Tiếng Anh chưa đủ, cô ấy cần nói thành thạo môn ngoại ngữ này. Và thành thạo thôi chưa đủ, cô ấy phải có khả năng làm chủ (master) ngôn ngữ này. Phát âm chuẩn chưa đủ, cô ấy cần phải phát âm hay. Trả lời câu hỏi đủ ý chưa đủ, mà câu hỏi phải thể hiện được cá tính, con người, và sự thông minh ứng xử không rập khuôn.
Đa số các người đẹp Việt hay bị rơi vào tình trạng trả lời câu hỏi một cách sáo rỗng và máy móc, kiểu như chúng ta vẫn thường hay học ở trường lớp và dường như khi chưa trả lời, người nghe đã đoán được câu trả lời.
Đó là bởi chúng ta thiếu vốn sống, thiếu sáng tạo, thiếu sự tự tin để bộc lộ quan điểm, cá tính riêng của chính mình - và đặc biệt, là thiếu khả năng ngôn ngữ để thể hiện nó.
Sẽ có người lý luận rằng có một số người đẹp chiến thắng cũng không giỏi tiếng Anh, thì xin thưa, trên thế giới, ngoài tiếng Anh còn có tiếng Tây ban nha, ngôn ngữ thịnh hành ở Châu Mỹ La Tinh, và chiếm phần trăm rất lớn trên thế giới. Chưa kể, có lẽ họ đã có sự thông minh và tự tin đủ để thuyết phục đám đông qua phong thái của mình dù nói ngoại ngữ của họ. Nhưng những trường hợp này rất hiếm.
4. Về khả năng trình diễn
Vậy là ngay trước chung kết diễn ra, chúng ta đã có trước top 20, được quyết định bởi 65% tổng số điểm.
Trên thực tế, vào đêm chung kết, giám khảo chỉ chấm trong top 20 mà thôi, còn lại các thí sinh khác chỉ được trình diễn. Dĩ nhiên, thí sinh không được biết trước những ai sẽ được lọt vào top 20 này.
Có 3 màn thi: trang phục dân tộc, áo tắm, áo dạ hội, mỗi màn thi chiếm 5% tổng số điểm.
Top 20 khi được xướng tên trên sân khấu, khả năng trình diễn cực kỳ quan trọng. Nó giúp bạn thuyết phục ban giám khảo cùng đặt bút chấm cho bạn vào top 10, rồi top 5 để có cơ hội ứng xử.
Trong phần kỹ năng biểu diễn, khả năng đi catwalk vững còn chưa đủ, người đẹp cần có thần thái toả sáng, các bước chân quyến rũ, uyển chuyển, tự tin, và có trang phục làm tôn lên hình thể của mình và làm mình nổi bật trên sân khấu.
Quan điểm riêng của tôi, đồ diễn phải phóng khoáng, gợi cảm, khoe được đôi chân dài, săn chắc. Tránh vướng víu gây mất tự tin cho người đẹp lúc trình diễn trên sân khấu.
Áo dài Việt Nam của Jane Huỳnh trên sân khấu của Miss Global rất đẹp, và tôi cho rằng việc tôi khuyên em bỏ đi khăn vướng víu làm loè loẹt đánh mất sự chú ý vào cơ thể, sự thướt tha của em là quyết định đúng.
Tôi không thích cái mấn của Việt Nam, cách các NTK làm nó rất to và nặng. Nếu có nên làm nhỏ vừa đủ, đừng lo cần to hoành tráng để chặt chém! Trang phục dân tộc cần nói lên cái hồn dân tộc.
Áo dài cần sự dịu dàng, nền nã, gợi cảm, thướt tha của người phụ nữ Á Châu chứ không thể cạnh tranh bằng sự rực rỡ, bành trướng hay nóng bỏng của quốc phục của các nước Châu Mỹ La Tinh.
Hơn nữa, theo tôi, trang phục truyền thống không cần lúc nào cũng là áo dài. Các nước khác họ có những biến tấu rất thú vị, mang âm ưởng dân tộc mà rất đẹp và quyến rũ.
Người đẹp Việt trong những năm gần đây có khả năng trình diễn tốt hơn trước đây, tuy nhiên cách bước đi, và thần thái chưa hoàn toàn có sự tự tin, phóng khoáng và năng lượng tràn đầy cũng như sự sexy để làm mình nổi bật trên sân khấu.
5. Các đại gia và thế lực sau lưng
Các cuộc thi, đặc biệt càng lớn, sự tiền hô hậu ủng phía sau càng kinh khủng.
Khi tới cuộc thi, các người đẹp đều có sau mình các sponsor mà họ mang đến cuộc thi (các nhà tài trợ). Dĩ nhiên, cuộc thi sắc đẹp, rút cuộc cũng là một phi vụ kinh doanh. Bởi vậy tiền, quan hệ ngoại giao đằng sau đại diện nước đó là rất quan trọng.
Ví dụ như trong cuộc thi có bộ trưởng của một nước đến làm thành phần khách mời, hay thậm chí ngồi giám khảo, là chuyện bình thường. Có khi là đại sứ quán ở nước sở tại đi tham dự và ủng hộ. Đằng sau đó, là những giao kèo ngoại giao.
Đối với cuộc thi Hoàn Vũ, có lẽ, tính kinh doanh lại cao hơn cả- do culture của người sáng lập của chúng tạo nên.
Vậy nếu người đẹp Viêt, giả sử có đầy đủ mọi tiêu chí trên đi chăng nữa, cũng không thể thiếu đi được sự ủng hộ của quốc gia- không phải chỉ ở khán giả, mà là ở các doanh nghiệp nhiều tiền.
Vì sao các nước lại đầu tư vào người đẹp? Bởi người đẹp là công cụ quảng bá du lịch của họ. Điển hình như nhắc đến Venezuela, Brazil, Philipines, Thailand …. ai cũng nghĩ đây là những đất nước có nhiều người đẹp. Đó là cách làm thương hiệu hiệu nhanh và hiệu quả nhất.
Nhưng liệu, nước chúng ta có cùng ý nghĩ?
Hoa hậu, em là ai?
Là người đẹp có hình thể đẹp nhất, gương mặt khả ái nhất, khả năng ăn nói ứng xử và làm chủ đám đông như một nữ ngoại giao- người kết hợp được tất cả các yếu tố đã nói trên một cách hoàn hảo nhất để sẵn sàng trở thành nữ đại sứ và tiếng nói cho cuộc thi này trên toàn cầu.
Hà Anh
Một người đẹp muốn lọt vào Top 20, top 10, top 5 và để trở thành hoa hậu cần có những điều gì?
Hà Anh với những chia sẻ kinh nghiệm |
Các cuộc thi sắc đẹp đều diễn ra trong vòng 2 - 3 tuần. Trong những tuần lễ này, các thí sinh được chia nhóm ra và thực hiện các hoạt động như chụp hình, phỏng vấn, đi quảng bá cuộc thi tại các địa điểm khác, hoạt động từ thiện, các vòng thi nhỏ.
Tại quãng thời gian này có thành phần ban tổ chức luôn đi theo sát. Những người giám sát, đào tạo các bạn.
Các người đẹp Việt, đa số sức khoẻ yếu do ít hoạt động, sợ ra nắng, tính tình thiếu hoạt bát, năng nổ, ngoại ngữ kém… nên hầu hết không được đánh giá cao trong các hoạt động của những tuần lễ này.
Nhưng chúng ta không biết rằng, số điểm được đánh giá trong vòng này chiếm 50% tổng số điểm tiến tới chung kết, được chấm bởi chính ban tổ chức và những người đi theo các bạn.
Các bạn có nằm trong top nổi bật không? Tính cách của các bạn thế nào? Hình thể ra sao? Khả năng trở thành "thành viên nhóm", hay khả năng lãnh đạo của các bạn thế nào v.v.. đều được đánh giá trong vòng này.
Nên nhớ rằng, để chọn ra một người thắng cuộc, không những cô gái đó phải là cô gái có hình thể, gương mặt xinh đẹp nhất, mà cô ấy còn có đủ tính cách hội tụ để trở thành một đại sứ cho cuộc thi sắc đẹp ấy trên toàn thế giới, bởi vậy, cô ấy phải khoẻ, phải năng động, luôn tràn đầy năng lượng, phải có tính cách khiến mọi người yêu mến, cảm phục, phải có khả năng lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cũng có lúc phải có khả năng lãnh đạo, làm chủ đám đông.
2. Về thể hình
Đối với các cuộc thi quốc tế, muốn đạt các thứ hạng cao, và thực sự nổi bật, các thí sinh dự thi cần cao trên 1m73 - và trên 1m75 nếu ở cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ.
Tuy nhiên chiều cao vẫn chưa đủ, tỉ lệ cơ thể rất quan trong. Đa số các người đẹp Châu Á đều có khiếm khuyết về cơ thể đó là lưng dài và chân ngắn, chân khẳng khiu, mông lép, eo nhỏ nhưng không săn chắc, ngực nhỏ, và làn da thiếu săn chắc gợi cảm. Trong nhiều yếu tố là gene di truyền nhưng cũng không có nghĩa là người đẹp Việt không có người đạt chuẩn, dù đôi khi cần sự can thiệp của phẫu thuật thẩm mĩ đôi chút để hoàn thiện hơn. Nhưng đối với các cuộc thi quốc tế thì điều này không cấm.
Thậm chí các lò người đẹp như Philipines, Thái Lan, Venezuela… họ còn có những "công thức đặc biệt chuẩn" để chỉnh sửa cho các người đẹp để cử đi thi.
Đối với màn thi bikini, một màn thi rất được chờ đón ở các cuộc thi, thì đây là lúc để các thí sinh có thể cạnh tranh về vẻ đẹp hình thể. Ngoài vẻ đẹp hình thức cơ thể, còn là sự tự tin. Đa số các người đẹp hơi có khiếm khuyết cơ thể đều cảm thấy khá lúng túng với màn thi này bởi khi đã chỉ mặc chiếc bikini trên người thì không thể giấu đi được khiếm khuyết gì nữa cả.
3. Về sự thông minh và khả năng nói lưu loát trước đám đông
Trước khi vào đến đêm chung kết có rất nhiều các dịp trong chuyến quảng bá, các đại diện các nước phải thể hiện tài ăn nói trước đám đông bằng tiếng Anh, dĩ nhiên. Cô ấy cần phải thông minh, dí dỏm, duyên dáng trong ăn nói, và thực sự đóng vai trò như một spoke person cho đất nước của cô ấy vậy.
Phần phỏng vấn với ban giám khảo trước đêm chung kết chiếm 15% tổng điểm và đây là phần vô cùng quan trọng.
Thực sự sau khi làm giám khảo tôi nhận ra rằng, thí sinh chỉ cần nói được Tiếng Anh chưa đủ, cô ấy cần nói thành thạo môn ngoại ngữ này. Và thành thạo thôi chưa đủ, cô ấy phải có khả năng làm chủ (master) ngôn ngữ này. Phát âm chuẩn chưa đủ, cô ấy cần phải phát âm hay. Trả lời câu hỏi đủ ý chưa đủ, mà câu hỏi phải thể hiện được cá tính, con người, và sự thông minh ứng xử không rập khuôn.
Đa số các người đẹp Việt hay bị rơi vào tình trạng trả lời câu hỏi một cách sáo rỗng và máy móc, kiểu như chúng ta vẫn thường hay học ở trường lớp và dường như khi chưa trả lời, người nghe đã đoán được câu trả lời.
Đó là bởi chúng ta thiếu vốn sống, thiếu sáng tạo, thiếu sự tự tin để bộc lộ quan điểm, cá tính riêng của chính mình - và đặc biệt, là thiếu khả năng ngôn ngữ để thể hiện nó.
Sẽ có người lý luận rằng có một số người đẹp chiến thắng cũng không giỏi tiếng Anh, thì xin thưa, trên thế giới, ngoài tiếng Anh còn có tiếng Tây ban nha, ngôn ngữ thịnh hành ở Châu Mỹ La Tinh, và chiếm phần trăm rất lớn trên thế giới. Chưa kể, có lẽ họ đã có sự thông minh và tự tin đủ để thuyết phục đám đông qua phong thái của mình dù nói ngoại ngữ của họ. Nhưng những trường hợp này rất hiếm.
4. Về khả năng trình diễn
Vậy là ngay trước chung kết diễn ra, chúng ta đã có trước top 20, được quyết định bởi 65% tổng số điểm.
Trên thực tế, vào đêm chung kết, giám khảo chỉ chấm trong top 20 mà thôi, còn lại các thí sinh khác chỉ được trình diễn. Dĩ nhiên, thí sinh không được biết trước những ai sẽ được lọt vào top 20 này.
Có 3 màn thi: trang phục dân tộc, áo tắm, áo dạ hội, mỗi màn thi chiếm 5% tổng số điểm.
Top 20 khi được xướng tên trên sân khấu, khả năng trình diễn cực kỳ quan trọng. Nó giúp bạn thuyết phục ban giám khảo cùng đặt bút chấm cho bạn vào top 10, rồi top 5 để có cơ hội ứng xử.
Trong phần kỹ năng biểu diễn, khả năng đi catwalk vững còn chưa đủ, người đẹp cần có thần thái toả sáng, các bước chân quyến rũ, uyển chuyển, tự tin, và có trang phục làm tôn lên hình thể của mình và làm mình nổi bật trên sân khấu.
Quan điểm riêng của tôi, đồ diễn phải phóng khoáng, gợi cảm, khoe được đôi chân dài, săn chắc. Tránh vướng víu gây mất tự tin cho người đẹp lúc trình diễn trên sân khấu.
Áo dài Việt Nam của Jane Huỳnh trên sân khấu của Miss Global rất đẹp, và tôi cho rằng việc tôi khuyên em bỏ đi khăn vướng víu làm loè loẹt đánh mất sự chú ý vào cơ thể, sự thướt tha của em là quyết định đúng.
Tôi không thích cái mấn của Việt Nam, cách các NTK làm nó rất to và nặng. Nếu có nên làm nhỏ vừa đủ, đừng lo cần to hoành tráng để chặt chém! Trang phục dân tộc cần nói lên cái hồn dân tộc.
Áo dài cần sự dịu dàng, nền nã, gợi cảm, thướt tha của người phụ nữ Á Châu chứ không thể cạnh tranh bằng sự rực rỡ, bành trướng hay nóng bỏng của quốc phục của các nước Châu Mỹ La Tinh.
Hơn nữa, theo tôi, trang phục truyền thống không cần lúc nào cũng là áo dài. Các nước khác họ có những biến tấu rất thú vị, mang âm ưởng dân tộc mà rất đẹp và quyến rũ.
Người đẹp Việt trong những năm gần đây có khả năng trình diễn tốt hơn trước đây, tuy nhiên cách bước đi, và thần thái chưa hoàn toàn có sự tự tin, phóng khoáng và năng lượng tràn đầy cũng như sự sexy để làm mình nổi bật trên sân khấu.
5. Các đại gia và thế lực sau lưng
Các cuộc thi, đặc biệt càng lớn, sự tiền hô hậu ủng phía sau càng kinh khủng.
Khi tới cuộc thi, các người đẹp đều có sau mình các sponsor mà họ mang đến cuộc thi (các nhà tài trợ). Dĩ nhiên, cuộc thi sắc đẹp, rút cuộc cũng là một phi vụ kinh doanh. Bởi vậy tiền, quan hệ ngoại giao đằng sau đại diện nước đó là rất quan trọng.
Ví dụ như trong cuộc thi có bộ trưởng của một nước đến làm thành phần khách mời, hay thậm chí ngồi giám khảo, là chuyện bình thường. Có khi là đại sứ quán ở nước sở tại đi tham dự và ủng hộ. Đằng sau đó, là những giao kèo ngoại giao.
Đối với cuộc thi Hoàn Vũ, có lẽ, tính kinh doanh lại cao hơn cả- do culture của người sáng lập của chúng tạo nên.
Vậy nếu người đẹp Viêt, giả sử có đầy đủ mọi tiêu chí trên đi chăng nữa, cũng không thể thiếu đi được sự ủng hộ của quốc gia- không phải chỉ ở khán giả, mà là ở các doanh nghiệp nhiều tiền.
Vì sao các nước lại đầu tư vào người đẹp? Bởi người đẹp là công cụ quảng bá du lịch của họ. Điển hình như nhắc đến Venezuela, Brazil, Philipines, Thailand …. ai cũng nghĩ đây là những đất nước có nhiều người đẹp. Đó là cách làm thương hiệu hiệu nhanh và hiệu quả nhất.
Nhưng liệu, nước chúng ta có cùng ý nghĩ?
Hoa hậu, em là ai?
Là người đẹp có hình thể đẹp nhất, gương mặt khả ái nhất, khả năng ăn nói ứng xử và làm chủ đám đông như một nữ ngoại giao- người kết hợp được tất cả các yếu tố đã nói trên một cách hoàn hảo nhất để sẵn sàng trở thành nữ đại sứ và tiếng nói cho cuộc thi này trên toàn cầu.
Hà Anh
Bình luận