• Zalo

Lương Mạnh Hải tranh cãi với đạo diễn Lê Hoàng

Văn hóa - Giải tríThứ Bảy, 12/04/2014 12:20:00 +07:00Google News

(VTC News) - Lương Mạnh Hải đã tranh cãi quyết liệt và cho rằng đạo diễn Lê Hoàng thích suy diễn.

(VTC News) - Lương Mạnh Hải đã tranh cãi quyết liệt và cho rằng đạo diễn Lê Hoàng thích suy diễn.

Với nhiều vai diễn thành công, Lương Mạnh Hải đã thẳng thắn chia sẽ những suy nghĩ với nghề diễn viên, hào quang và những thách thức trong chương trình Tạp chí 360: 'Diễn viên là một công việc nghề dạy nghề, dù bạn có học trong trường 5 năm đi nữa cũng không là gì cả.
tạp chí 360
Có những công việc bạn bắt buộc phải thực hành thì mới giỏi nghề lên được. Khi bạn thích nghề diễn viên, cái điều đó không sai, nhưng các bạn hãy xác định chính xác là các bạn thích cái hào quang của nghề diễn viên, hay các bạn thực sự say mê nghề diễn viên.

Hiện nay, có rất nhiều đạo diễn và đoàn làm phim vào các trường điện ảnh tuyển diễn viên mới. Tuy nhiên việc các bạn thi đậu trường điện ảnh và việc các bạn có cơ hội làm nghề là việc rất khác nhau.

Những bạn nào học 4 năm trong trường điện ảnh mà không đóng bất kỳ một phim nào hãy xem lại mình. Nhiều bạn cứ hay thắc mắc là tại sao tôi học diễn viên mà không được đóng phim trong khi lại lấy các người mẫu hay ca sỹ. Thực tế trong các cuộc casting, tất cả mọi người đều được mời đến và cơ hội như nhau.'

tạp chí 360
Đạo diễn Lê Hoàng có lời khuyên cho các bạn trẻ có dự định theo nghề diễn viên: 'Tôi có một lời khuyên cho các bạn trẻ. Nếu như các bạn có nhan sắc và tài năng (tất nhiên do nhiều người thẩm định, chứ có mỗi bản thân các bạn cho mình có tài thì không ổn) thì các bạn hãy cố gắng làm diễn viên điện ảnh.

Cá nhân tôi cho rằng đó là một cái nghề hay nhất: lương rất cao, cơ hội đi rất nhiều nơi (mà người bình thường không được đến), trải nghiệm nhiều công việc vô cùng thích thú. Bởi vì không phim nào giống phim nào, không cảnh quay nào giống cảnh quay nào.

Tôi cũng lý giải với cách bạn một cách hết sức khoa học thực trạng hiện nay người mẫu (hay ca sỹ) có khả năng đóng phim bởi vì thứ nhất là bộ phim cần danh tiếng của họ; thứ hai là người mẫu hay ca sĩ đã quá quen việc xuất hiện trước ống kính rồi.

Tôi tức cười là chúng ta cứ hay kêu lên là điện ảnh Việt Nam thiếu diễn viên nên cứ phải lấy người mẫu hay ca sỹ đóng phim. Tôi phải khẳng định đó là chuyện bình thường và hợp lý.'

tạp chí 360
Nam diễn viên Vừa đi vừa khóc và đạo diễn Lê Hoàng cũng đã có những tranh cãi nảy lửa quanh vấn đề Hội chứng cuồng yêu và hậu quả của sự ích kỷ.

Đạo diễn Gái nhảy cho biết: 'Gốc rễ của việc này là hiện nay tính thực dụng trong cuộc sống được đẩy lên rất là nhiều. Và khi tính thực dụng được đề cao, thì người ta luôn thích cái gì thuộc về sỡ hữu, thích cái gì thuộc về hưởng thụ.

Người ta không có chấp nhận  được việc người mình yêu bỏ đi. Thêm nữa, tôi rất  ghét cái câu: Thương trường là chiến trường, mà câu này rất hay xuất hiện trong phim ảnh. Không ai cho đó là sai và một khi đã công nhận 'thương trường là chiến trường' như một chân lý thì nó dẫn đến 'Tình trường trở thành chiến trường' cũng rất nhanh thôi.'

tạp chí 360
Không đồng ý với quan điểm đó, Lương Mạnh Hải phản biện: 'Ôi, cái này là anh Hoàng tự suy ra thôi. Nguyên thủy đã là như thế rồi, đàn ông và đàn bà khi yêu là muốn sỡ hữu, nhưng vấn đề vẫn là do giáo dục.

Trường học tại Việt Nam không nói nhiều đến chuyện yêu đương. Nó giống như một điều cấm ky. Đâm ra chúng ta phải tự tìm hiểu và mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Điều này dẫn đến nhiều suy nghĩ lệch lạc và hậu quả đáng tiếc.'

tạp chí 360
Đạo diễn Lê Hoàng nghi ngờ chất lượng các trường đại học ngoài công lập: 'Nói thật thế này, đội ngũ khoa học kỹ thuật của chúng ta rất là kém. Có nghĩa là đội ngũ thầy cô giỏi rất là ít. Và họ tập trung ở các trường công vì bao nhiêu năm nay họ được rèn luyện, được đào tạo và có tình cảm gắn bó với trường công.

Bây giờ ra biết bao nhiêu trường tư. Mà trường tư thì sao? Cơ sở vật chất thì xây được, phòng ốc thì xây được, nhưng giáo viên thì không 'xây' được nên lại phải lấy giáo viên từ các trường công về.

Tại sao sinh viên nó không vào trường tư? Sinh viên không vào do họ thấy rằng rõ ràng là bằng cấp ở các trường tư ra không được công nhận. Cho nên là các trường tư chết không phải vì cơ sở vật chất yếu. Mà trường tư chết là vì chất lượng giảng dạy của nó quá kém.

Có những dự định tốt và đội ngũ yếu thì nó thua. Ở đây Việt Nam đứng gần như cuối Đông Nam Á về số lượng công trình khoa học được quốc tế công nhận. Bây giờ lại bảo rằng Việt Nam đứng trong tốp đầu quốc gia có nhiều trường đại học, thế nào thế nào? Lấy đâu ra cái chuyện đấy'.

Chương trình Tạp chí 360 được phát sóng vào 16h30 12/04/2014 trên HTV9.

Hân Lê

Bình luận
vtcnews.vn