(VTC News) – Đôi khi cổ đông và lãnh đạo mâu thuẫn với nhau về lương thưởng, ví dụ ở Hòa Phát với mức chi trả lương 4,8 tỷ/năm, cổ đông phàn nàn cao nhưng lãnh đạo lại kêu thấp.
Khi góp vốn vào một công ty nào đó, cổ đông luôn tính tới cổ tức. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố được xét đến chính là quỹ lương thưởng cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên. Nếu quỹ lương này quá lớn, lợi ích của cổ đông sẽ bị ảnh hưởng.
Chính vì vậy, trong Đại hội cổ đông mới diễn ra của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, một trong những chủ đề nóng được cổ đông chất vấn chính là quỹ lương khủng của dàn lãnh đạo. Với doanh thu tỷ đô và lợi nhuận sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm, Hòa Phát rộng tay dành 1% lợi nhuận cho các thành viên Hội đồng quản trị.
Cổ đông đánh giá thù lao 1% lợi nhuận của Hội đồng quản trị là hơi cao. Có lãnh đạo nhận lương 400 triệu đồng/tháng (tương đương 4,8 tỷ đồng/năm). Cổ đông cũng chỉ ra nghịch lý thù lao Hội đồng quản trị cao nhưng thù lao cho Ban kiểm soát lại quá thấp khi các thành viên chỉ nhận 20 triệu đồng/năm.
Ngược lại với ý kiến cổ đông, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cho biết: “Thù lao gọi là cao cũng đúng mà thấp cũng đúng. Với quy mô của Hòa Phát, lương của CEO không thể dưới 300 – 400 triệu/tháng. Trong khi đó, lương anh Tuấn Dương là 70 triệu/tháng. 35 tỷ thù lao để trả cho việc Ban lãnh đạo phải làm ra được 3.500 tỷ. Như thế, có thể cao so với một vài công ty nhưng là thấp so với nhiều công ty khác."
Ông Long ngầm cho biết dàn lãnh đạo lương thưởng cao nhưng cổ đông không hề thiệt hại vì rất hiếm doanh nghiệp nào có doanh thu trên 1 tỷ USD, năm nào cũng đầu tư lớn mà vẫn chia cổ tức đều đặn cho cổ đông. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15% là rút ra khỏi vốn kinh doanh đến 1.000 tỷ.
Dàn lãnh đạo Hòa Phát không phải là trường hợp đầu tiên bị cổ đông có ý kiến vì nhận lương quá cao. Trước đó, năm 2013, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Trong Đại hội cổ đông, cổ đông chất vấn vì sao công ty lãi chỉ hơn 1,2 tỷ đồng mà lương lãnh đạo cao thế. Ông Hà Quang Tuấn khẳng định lương 50 triệu là hoàn toàn bình thường đối với lãnh đạo cấp cao. Nếu ông đi nơi khác, ông hoàn toàn có cơ hội nhận lương chục ngàn đô.
“Ai có thể làm tốt hơn tôi thì có thể nhận mức lương này và làm. Tôi là người đã vực dậy Hanoimilk từ khi công ty trên bờ vực phá sản. Bản thân tôi cũng là cổ đông lớn” – Ông Tuấn khẳng định.
50 triệu đồng/tháng là mức lương mà ông Tuấn nhận được ở cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Còn thù lao ở cương vị Tổng giám đốc của ông Tuấn không được tiết lộ. Vì vậy, cổ đông đã chất vấn nhiều lần ở nội dung này. Tuy nhiên, ông Tuấn từ chối tiết lộ.
Mặc dù vẫn có cổ đông không đồng tình với mức lương này của Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng từ đó đến nay, Hanoimilk vẫn duy trì mức lương 50 triệu đồng/tháng cho vị lãnh đạo cao nhất công ty. Thù lao này dự kiến không thay đổi đến năm 2020.
Hanoimilk cho biết thêm các thành viên Hội đồng quản trị chỉ được thưởng thêm nếu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế mà Đại hội đồng cổ đông thường niên giao cho hàng năm.
Dàn lãnh đạo công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà "đen đủi" nhất khi bị cổ đông đòi lại thù lao. Trong năm 2015, công ty đã chi trả cho lãnh đạo tổng cộng 529 triệu đồng tiền thù lao dù phương án chi trả được đề ra từ năm 2015 là 210 triệu đồng.
Khi kết quả kinh doanh không đạt kế hoạch đề ra theo nghị quyết, công ty sẽ thu hồi gần 319 triệu đồng từ các lãnh đạo này.
May mắn hơn lãnh đạo Hòa Phát và Hanoimilk, lãnh đạo công ty cổ phần cơ điện lạnh REE không bị cổ đông chất vấn dù nhận được thù lao cao ngất ngưởng. Từ 2007 đến nay, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc REE thường nhận được lương “cứng” 100 triệu/tháng (tương đương 1,2 tỷ/năm.
Bà Thanh thậm chí còn có cơ hội tăng lương nhưng bà không nhận. Trao đổi trên Vnexpress, bà Thanh cho biết: “Mức lương 100 triệu đồng là phù hợp với tôi và không cần phải điều chỉnh tăng, kể cả khi cổ đông đề xuất tăng đi nữa. Hiện tại, tôi chưa hài lòng với kết quả kinh doanh đạt được nên vẫn giữ nguyên mức lương như 5 năm qua”.
Giống như bà Thanh, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và bầu Đức nhận được lương thưởng bạc tỷ nhưng không bị cổ đông phản đối.
Bảo Linh
Khi góp vốn vào một công ty nào đó, cổ đông luôn tính tới cổ tức. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố được xét đến chính là quỹ lương thưởng cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên. Nếu quỹ lương này quá lớn, lợi ích của cổ đông sẽ bị ảnh hưởng.
Chính vì vậy, trong Đại hội cổ đông mới diễn ra của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, một trong những chủ đề nóng được cổ đông chất vấn chính là quỹ lương khủng của dàn lãnh đạo. Với doanh thu tỷ đô và lợi nhuận sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm, Hòa Phát rộng tay dành 1% lợi nhuận cho các thành viên Hội đồng quản trị.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cho rằng thù lao 4,8 tỷ gọi là cao cũng đúng mà thấp cũng đúng |
Ngược lại với ý kiến cổ đông, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cho biết: “Thù lao gọi là cao cũng đúng mà thấp cũng đúng. Với quy mô của Hòa Phát, lương của CEO không thể dưới 300 – 400 triệu/tháng. Trong khi đó, lương anh Tuấn Dương là 70 triệu/tháng. 35 tỷ thù lao để trả cho việc Ban lãnh đạo phải làm ra được 3.500 tỷ. Như thế, có thể cao so với một vài công ty nhưng là thấp so với nhiều công ty khác."
Ông Long ngầm cho biết dàn lãnh đạo lương thưởng cao nhưng cổ đông không hề thiệt hại vì rất hiếm doanh nghiệp nào có doanh thu trên 1 tỷ USD, năm nào cũng đầu tư lớn mà vẫn chia cổ tức đều đặn cho cổ đông. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15% là rút ra khỏi vốn kinh doanh đến 1.000 tỷ.
Dàn lãnh đạo Hòa Phát không phải là trường hợp đầu tiên bị cổ đông có ý kiến vì nhận lương quá cao. Trước đó, năm 2013, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Trong Đại hội cổ đông, cổ đông chất vấn vì sao công ty lãi chỉ hơn 1,2 tỷ đồng mà lương lãnh đạo cao thế. Ông Hà Quang Tuấn khẳng định lương 50 triệu là hoàn toàn bình thường đối với lãnh đạo cấp cao. Nếu ông đi nơi khác, ông hoàn toàn có cơ hội nhận lương chục ngàn đô.
“Ai có thể làm tốt hơn tôi thì có thể nhận mức lương này và làm. Tôi là người đã vực dậy Hanoimilk từ khi công ty trên bờ vực phá sản. Bản thân tôi cũng là cổ đông lớn” – Ông Tuấn khẳng định.
50 triệu đồng/tháng là mức lương mà ông Tuấn nhận được ở cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Còn thù lao ở cương vị Tổng giám đốc của ông Tuấn không được tiết lộ. Vì vậy, cổ đông đã chất vấn nhiều lần ở nội dung này. Tuy nhiên, ông Tuấn từ chối tiết lộ.
Mặc dù vẫn có cổ đông không đồng tình với mức lương này của Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng từ đó đến nay, Hanoimilk vẫn duy trì mức lương 50 triệu đồng/tháng cho vị lãnh đạo cao nhất công ty. Thù lao này dự kiến không thay đổi đến năm 2020.
Hanoimilk cho biết thêm các thành viên Hội đồng quản trị chỉ được thưởng thêm nếu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế mà Đại hội đồng cổ đông thường niên giao cho hàng năm.
Dàn lãnh đạo công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà "đen đủi" nhất khi bị cổ đông đòi lại thù lao. Trong năm 2015, công ty đã chi trả cho lãnh đạo tổng cộng 529 triệu đồng tiền thù lao dù phương án chi trả được đề ra từ năm 2015 là 210 triệu đồng.
Khi kết quả kinh doanh không đạt kế hoạch đề ra theo nghị quyết, công ty sẽ thu hồi gần 319 triệu đồng từ các lãnh đạo này.
May mắn hơn lãnh đạo Hòa Phát và Hanoimilk, lãnh đạo công ty cổ phần cơ điện lạnh REE không bị cổ đông chất vấn dù nhận được thù lao cao ngất ngưởng. Từ 2007 đến nay, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc REE thường nhận được lương “cứng” 100 triệu/tháng (tương đương 1,2 tỷ/năm.
Bà Thanh thậm chí còn có cơ hội tăng lương nhưng bà không nhận. Trao đổi trên Vnexpress, bà Thanh cho biết: “Mức lương 100 triệu đồng là phù hợp với tôi và không cần phải điều chỉnh tăng, kể cả khi cổ đông đề xuất tăng đi nữa. Hiện tại, tôi chưa hài lòng với kết quả kinh doanh đạt được nên vẫn giữ nguyên mức lương như 5 năm qua”.
Giống như bà Thanh, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và bầu Đức nhận được lương thưởng bạc tỷ nhưng không bị cổ đông phản đối.
Bảo Linh
Bình luận