Trong một bài phân tích đăng gần đây trên tờ Forbes, cây bút HI Sutton đánh giá hầu hết mọi lực lượng hải quân ở châu Á đều muốn sở hữu lực lượng tàu ngầm, bởi chúng phép các nước có quy mô hải quân nhỏ có đủ sức mạnh để gây áp lực với những kẻ thù lớn hơn. Điều này cũng không ngoại lệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, HI Sutton đánh giá cao năng lực hải quân của Việt Nam khi xếp hạng lực lượng tàu ngầm của đất nước đứng hạng đầu trong khu vực.
Cũng theo HI Sutton, ngoài các cường quốc hải quân ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ, trong 10 năm trở lại gần đây các nước Đông Nam Á cũng đầu tư nhiều hơn cho lực lượng hải quân nói chung và tàu ngầm nói riêng.
Theo số liệu do HI Sutton thu thập, tính đến tháng 2/2020, đã có năm trên 11 nước Đông Nam Á đã và đang hoàn tất việc xây dựng lực lượng tàu ngầm và hai quốc gia khác đang lên kế hoạch. Dù vậy, hầu hết số tàu ngầm này đều do phương Tây hoặc Nga chế tạo.
HI Sutton nhận định khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường xuất khẩu nóng đối với các nhà chế tạo tàu ngầm trong vài năm tới khi nhu cầu tăng mạnh. Không những thế một số quốc gia trong khu vực còn ấp ủ cả kế hoạch tự chế tạo tàu ngầm tấn công, đi đầu có thể kể đến trường hợp của Indonesia.
Việt Nam
Vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của HI Sutton chính là Hải quân Nhân dân Việt Nam với biên đội 6 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo (636.1) hiện đại do Nga chế tạo, chiếc đầu tiên được đưa vào trang bị từ năm 2014.
So với các nước trong khu vực, lực lượng tàu ngầm Việt Nam được thành lập khá muộn. Dù vậy, với việc đưa vào biên chế các tàu ngầm Kilo cũng như việc thành lập lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên (Lữ đoàn 189, thành lập 2013) vẫn được đánh giá đã mở ra trang sử mới trong lịch sử phát triển của Hải quân Việt Nam.
Một điều đặc biệt là các tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam được đặt tên gắn với các thành phố lớn gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Cũng cần phải nói thêm là ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất sở hữu các tàu ngầm có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu trên đất liền cho đến trên biển bằng tên lửa hành trình Kalibr. Điển hình có thể nói đến biến thể chống hạm 3M14E Klub-S có tầm bắn hơn 200km và biến thể tấ công mặt đất 3M54E có tầm bắn 300km.
Indonesia
Indonesia là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á (chỉ sau Thái Lan) xây dựng lực lượng tàu ngầm, một phần trong kế hoạch hiện đại hóa hải quân của nước này từ cuối những năm 1950. Đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, hải quân Indonesia đã có trong tay biên đội tàu ngầm tấn công diesel-điện lên đến 12 chiếc, tất cả đều thuộc lớp Whisky do Liên Xô chế tạo.
Các tàu ngầm Whisky chỉ hoạt động đến đầu những năm 1990 thì bị loại biên. Ở thời điểm đó, hải quân Indonesia chỉ còn duy nhất hai tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Cakra (Type 209) mua của Đức.
Được mệnh danh là đất nước vạn đảo, xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, trong đó bao gồm cả lực lượng tàu ngầm luôn là mục tiêu Jakatar theo đuổi. Bên cạnh mua sắm các tàu ngầm từ nước ngoài, hải quân Indonesia còn ấp ủ kế hoạch tự đóng mới tàu ngầm diesel-điện.
Bằng chứng rõ ràng nhất chính là kế hoạch mua mới ba tàu ngầm tấn công lớp Chang Bogo từ Hàn Quốc, trị giá khoảng 1 tỷ USD. Hai chiếc đầu tiên đã được bàn giao cho Hải quân Indonesia từ năm 2017 và 2018; chiếc thứ ba được đóng tại nước này theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn DSME.
Tính tới thời điểm hiện tại, Hải quân Indonesia đang sở hữu biên đội gồm 4 tàu ngầm tấn công, gồm: 1 tàu ngầm lớp Cakra (Tàu ngầm KRI Nanggala-402 gặp tai nạn ngoài khơi Bali, tháng 4/2021) và 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo. Jakata có kế hoạch đóng mới thêm ba tàu ngầm khác dựa trên công nghệ của Hàn Quốc.
Cùng với sự cố tàu ngầm KRI Nanggala-402 (tháng 4/202), Hải quân Indonesia chỉ còn trong tay 4 tàu ngầm tấn công, gồm: 1 tàu ngầm lớp Cakra và 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo. Jakata có kế hoạch đóng mới thêm ba tàu ngầm khác dựa trên công nghệ của Hàn Quốc. Điều này cũng đẩy Indonesia xuống vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng của HI Sutton (dựa trên số liệu năm 2020).
Singapore
Ở vị trí thứ ba trong bảng xếp năng lực tàu ngầm ở Đông Nam Á của HI Sutton chính là Hải quân Singapore, điều này cũng khá dễ hiểu khi Singapore đầu tư khá mạnh cho hải quân trong 10 năm trở lại gần đây. Họ sở hữu hạm đội tàu chiến mặt nước lẫn tàu ngầm có thể nói là hiện đại nhất trong khu vực.
Hải quân Singapore hiện có trong biên chế bốn tàu ngầm tấn công diesel-điện, gồm: 2 chiếc lớp Challenger và 2 chiếc lớp Archer đều do Thụy Điển chế tạo. Trong khi đó họ đang đặt mua thêm 4 tàu ngầm lớp Invincible (Type 218SG) từ Đức, chiếc đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022.
Việc Singapore sẵn sàng chi gần 900 triệu USD cho mỗi tàu Invincible cho thấy rõ quyết tâm của nước này trong việc tăng cường sức mạnh hải quân, cũng như đối phó với những thách thức an ninh trong tương lai. Mặt khác các tàu Challenger và Archer đều đã hoạt động hơn 20 năm và đã tới lúc cho chúng nghỉ hưu.
Ngoài Việt Nam, Sigapore và Indonesia, Đông Nam Á còn hai quốc gia khác sở hữu lực lượng tàu ngầm là Malaysia và Myanmar. Trong đó, Hải quân Malaysia đang vận hành 2 tàu ngầm tấn công diesel-điện Scorpène, còn Myanmar là một tàu ngầm Kilo (877EKM ) đã qua sử dụng của Ấn Độ.
Các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan và Philippines cũng có kế hoạch xây dựng lực lượng tàu ngầm trong thời gian tới. Như Hải quân Thái Lan họ đang có ý định mua ít nhất ba tàu ngầm tấn công diesel-điện Yuan S26T từ Trung Quốc, dù vậy kế hoạch này bị đánh giá là không mấy khả quan. Nếu thương vụ này thành công đây sẽ là những chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Thái Lan kể từ năm 1951 sau khi chiếc tàu ngầm Matchanu cuối cùng (4 chiếc) mua từ Nhật Bản vào những năm 1930 bị loại biên.
Bình luận