Thành lập Tổng thư ký Quốc hội, nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách, đổi tên một số ban, ủy ban của TVQH và nhiều nội dung khác sẽ được xem xét trong Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi.
Cho ý kiến sáng 14/1, đa số các đại biểu trong UBTVQH đồng tình với chủ trương sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội cho phù hợp với Hiến pháp vừa được ban hành, cũng như để bám sát hơn với nhu cầu thực tế hiện nay.
Đồng tình với chủ trương Quốc hội phải được coi là trung tâm của mọi trung tâm, theo Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước, việc sửa đổi làm sao phải để mỗi ĐBQH thấy được trách nhiệm của mình khi được người dân cả nước bầu. Đồng thời ĐBQH cũng cần phải được giám sát, chứ không phải đến ngồi nghe, rồi đi đâu thì đi, làm gì thì làm, bầu cho ai thì bầu…
Luật sửa đổi lần này nhấn mạnh đến việc tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất 35% tổng số đại biểu Quốc hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Đào Trọng Thi, số đại biểu chuyên trách duy trì ở mức 37% là vừa, nếu lên đến 40% sẽ nhiều quá, khó thực hiện được. Tuy nhiên hầu hết các ý kiến đều không đồng tình với chủ trương phân tách các Ban đang có hiện nay.
Một điều đáng chú ý được đề xuất lần này là thành lập Tổng thư ký Quốc hội. Theo Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý, hiện đề xuất này vẫn còn 2 ý kiến khác nhau.
Ý kiến thứ nhất đề nghị đổi tên Trưởng đoàn thư ký kỳ họp thành Tổng thư ký Quốc hội. Đồng thời tách bạch chức danh này với chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Bên cạnh đó, ý kiến khác đề nghị thành lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội như đã nêu trong kết luận của Hội nghị Trung ương bảy (khóa XI). Ngoài nhiệm vụ tổ chức tham mưu, phục vụ kỳ họp Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội còn là người đứng đầu bộ máy giúp việc của Quốc hội, điều hành toàn bộ công tác phục vụ các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, chức danh này lại không được quy định trong Hiến pháp, không phải là một chức danh lãnh đạo Quốc hội, không có vị thế giống như Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp năm 1959, Tổng thư ký Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp năm 1980.
Theo Chủ nhiệm UBQPAN Nguyễn Kim Khoa: Tổng thư ký và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phải là hai nhiệm vụ khác nhau, nhưng Chủ nhiệm này cũng có thể kiêm nhiệm. Tuy nhiên ông Đào Trọng Thi lại đề nghị nếu đã có chức danh Tổng thư ký Quốc hội thì không cần Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội nữa, chỉ nên duy trì một người thôi.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị thay đổi tên gọi một số Ban của UBTVQH. Theo ông Phan Trung Lý, nhiều ý kiến đề nghị nâng Ban dân nguyện thành Ủy ban dân nguyện với các nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Đa số các ý kiến đồng tình với chủ trương này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị tinh giảm “bộ máy tên gọi” một số Ban cho ngắn gọn, phù hợp. Chẳng hạn Ủy ban các vấn đề xã hội hiện nay có thể đổi tên thành Ủy ban xã hội. Tên gọi này vừa hợp lý, lại phù hợp với thông lệ quốc tế. Hay một Uỷ ban khác tên rất dài, cần rút ngắn lại là Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên thiếu nhiên và nhi đồng của Quốc hội.
Ủng hộ việc đổi tên gọi cho ngắn gọn, ông Đào Trọng Thi đề xuất có thể đổi tên Uỷ ban trên thành Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên và trẻ em (hoặc thanh niên và tuổi trẻ).
Ngoài ra, đa số các ý kiến tán thành với chủ trương chưa nên đưa vào luật thời điểm này là việc lấy phiếu tín nhiệm. Lý do được đưa ra là trong Hiến pháp mới không quy định nội dung này. Mặt khác việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ mới thực hiện được 1 lần, cần phải chỉnh sửa, rút kinh nghiệm nhiều trong thời gian tới, vì thế chưa vội đưa vào luật.
Tuy nhiên, đại biểu UB TVQH cũng cho rằng, sau khi thực hiện vài năm, đánh giá tổng kết Nghị quyết 35 của Quốc hội, lúc đó có thể xem xét, đưa nội dung lấy phiếu tín nhiệm vào trong Luật tổ chức Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội phải đảm bảo nâng cao chất lượng, hoạt động của Quốc hội.
» Hai phụ nữ trèo cây ăn bánh mì, đường phố tắc nghẽn
» Ảnh: Hà Nội tắc đường, ngập nước ngày khai trường
Theo Infonet
Cho ý kiến sáng 14/1, đa số các đại biểu trong UBTVQH đồng tình với chủ trương sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội cho phù hợp với Hiến pháp vừa được ban hành, cũng như để bám sát hơn với nhu cầu thực tế hiện nay.
Đồng tình với chủ trương Quốc hội phải được coi là trung tâm của mọi trung tâm, theo Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước, việc sửa đổi làm sao phải để mỗi ĐBQH thấy được trách nhiệm của mình khi được người dân cả nước bầu. Đồng thời ĐBQH cũng cần phải được giám sát, chứ không phải đến ngồi nghe, rồi đi đâu thì đi, làm gì thì làm, bầu cho ai thì bầu…
Chủ trương lấy phiếu tín nhiệm chưa đưa vào Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi lần này (Ảnh minh họa cho bài viết) |
Một điều đáng chú ý được đề xuất lần này là thành lập Tổng thư ký Quốc hội. Theo Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý, hiện đề xuất này vẫn còn 2 ý kiến khác nhau.
Ý kiến thứ nhất đề nghị đổi tên Trưởng đoàn thư ký kỳ họp thành Tổng thư ký Quốc hội. Đồng thời tách bạch chức danh này với chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Bên cạnh đó, ý kiến khác đề nghị thành lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội như đã nêu trong kết luận của Hội nghị Trung ương bảy (khóa XI). Ngoài nhiệm vụ tổ chức tham mưu, phục vụ kỳ họp Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội còn là người đứng đầu bộ máy giúp việc của Quốc hội, điều hành toàn bộ công tác phục vụ các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, chức danh này lại không được quy định trong Hiến pháp, không phải là một chức danh lãnh đạo Quốc hội, không có vị thế giống như Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp năm 1959, Tổng thư ký Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp năm 1980.
Theo Chủ nhiệm UBQPAN Nguyễn Kim Khoa: Tổng thư ký và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phải là hai nhiệm vụ khác nhau, nhưng Chủ nhiệm này cũng có thể kiêm nhiệm. Tuy nhiên ông Đào Trọng Thi lại đề nghị nếu đã có chức danh Tổng thư ký Quốc hội thì không cần Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội nữa, chỉ nên duy trì một người thôi.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị thay đổi tên gọi một số Ban của UBTVQH. Theo ông Phan Trung Lý, nhiều ý kiến đề nghị nâng Ban dân nguyện thành Ủy ban dân nguyện với các nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Đa số các ý kiến đồng tình với chủ trương này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị tinh giảm “bộ máy tên gọi” một số Ban cho ngắn gọn, phù hợp. Chẳng hạn Ủy ban các vấn đề xã hội hiện nay có thể đổi tên thành Ủy ban xã hội. Tên gọi này vừa hợp lý, lại phù hợp với thông lệ quốc tế. Hay một Uỷ ban khác tên rất dài, cần rút ngắn lại là Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên thiếu nhiên và nhi đồng của Quốc hội.
Ủng hộ việc đổi tên gọi cho ngắn gọn, ông Đào Trọng Thi đề xuất có thể đổi tên Uỷ ban trên thành Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên và trẻ em (hoặc thanh niên và tuổi trẻ).
Ngoài ra, đa số các ý kiến tán thành với chủ trương chưa nên đưa vào luật thời điểm này là việc lấy phiếu tín nhiệm. Lý do được đưa ra là trong Hiến pháp mới không quy định nội dung này. Mặt khác việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ mới thực hiện được 1 lần, cần phải chỉnh sửa, rút kinh nghiệm nhiều trong thời gian tới, vì thế chưa vội đưa vào luật.
Tuy nhiên, đại biểu UB TVQH cũng cho rằng, sau khi thực hiện vài năm, đánh giá tổng kết Nghị quyết 35 của Quốc hội, lúc đó có thể xem xét, đưa nội dung lấy phiếu tín nhiệm vào trong Luật tổ chức Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội phải đảm bảo nâng cao chất lượng, hoạt động của Quốc hội.
» Hai phụ nữ trèo cây ăn bánh mì, đường phố tắc nghẽn
» Ảnh: Hà Nội tắc đường, ngập nước ngày khai trường
Theo Infonet
Bình luận