“Người đứng đầu phải tiếp, trực tiếp giải quyết, chứ nếu cử cán bộ khác ra tiếp chỉ là cho qua chuyện, tôi thấy dự án luật quy định trách nhiệm người đứng đầu còn nhẹ nhàng" - Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc nêu ý kiến.
Ngày 16/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật tiếp công dân, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp tháng 10.
“Hoạt động tiếp công dân cần được đặt trong mối liên hệ với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, là tiền đề cho quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm tốt công tác tiếp công dân sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo” - báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội viết.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc: "Tiếp công dân cần quy trách nhiệm người đứng đầu, chứ không thể quy định nguyên tắc chung chung" |
Do đó, theo ủy ban này, “hoạt động tiếp công dân phải là hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của công dân".
Dự thảo luật đã nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan, bố trí người, địa điểm tiếp công dân thường xuyên, trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng để công tác tiếp công dân đạt hiệu quả cao thì luật phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, chứ không thể quy định nguyên tắc chung chung.
“Người đứng đầu phải tiếp, trực tiếp giải quyết, chứ nếu cử cán bộ khác ra tiếp chỉ là cho qua chuyện. Tôi thấy rằng dự án luật quy định trách nhiệm người đứng đầu còn nhẹ nhàng, không thấy chế tài nếu không tiếp dân. Phải quy định rõ ràng nếu ông cố tình né tránh thì trách nhiệm đến đâu, cơ quan nào giải quyết” - ông Phúc đề nghị.
Đối với việc thiết lập mô hình trụ sở tiếp công dân từ trung ương đến địa phương, là nơi để đại diện các cơ quan Đảng, chính quyền, dân cử, MTTQ VN... ra ngồi chung để tiếp công dân, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tính hiệu quả.
Theo TTO
Dự thảo luật đã nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan, bố trí người, địa điểm tiếp công dân thường xuyên, trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng để công tác tiếp công dân đạt hiệu quả cao thì luật phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, chứ không thể quy định nguyên tắc chung chung.
“Người đứng đầu phải tiếp, trực tiếp giải quyết, chứ nếu cử cán bộ khác ra tiếp chỉ là cho qua chuyện. Tôi thấy rằng dự án luật quy định trách nhiệm người đứng đầu còn nhẹ nhàng, không thấy chế tài nếu không tiếp dân. Phải quy định rõ ràng nếu ông cố tình né tránh thì trách nhiệm đến đâu, cơ quan nào giải quyết” - ông Phúc đề nghị.
Đối với việc thiết lập mô hình trụ sở tiếp công dân từ trung ương đến địa phương, là nơi để đại diện các cơ quan Đảng, chính quyền, dân cử, MTTQ VN... ra ngồi chung để tiếp công dân, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tính hiệu quả.
Theo TTO
Bình luận