Lợi dụng sự cả tin và mong muốn được vào làm trong ngành công an của nhiều người, đối tượng tự nhận có khả năng 'chạy việc' rồi lừa đảo, chiếm đoạt 10 tỷ đồng.
Tin tức pháp luật từ cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội chiều 4/1 cho biết, đơn vị đã khởi tố bị can với 2 đối tượng là Nguyễn Văn Điệp (32 tuổi, trú tại quận Ba Đình, TP Hà Nội) và Lê Văn Quân (30 tuổi, trú tại phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội, là chủ cửa hàng phô tô Mạnh Quân) để điều tra về hành vi lừa đảo, làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Trước đó, khoảng giữa tháng 12/2015, Đội 12 Phòng Cảnh sát hình sự Hà Nội nhận được đơn trình báo của các bị hại về việc bị đối tượng tên Điệp, lừa đảo chạy vào ngành công an nhằm chiếm đoạt số tiền lớn.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, Điệp có mối quan hệ quen biết với chị H (35 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội). Đầu năm 2015, biết chị H và nhiều người có nhu cầu xin vào ngành công an nên Điệp nói với chị H, mình quen biết nhiều người, có khả năng xin đi học, đi làm tại các trường CAND và đưa ra mức phí đưa ra từ 200 - 300 triệu đồng/suất.
Yêu cầu của Điệp với các "ứng viên" khi nộp hồ sơ cho anh ta phải đưa trước 100 triệu đồng để “ngoại giao”, sau 1 tháng có kết quả sẽ trả nốt số tiền còn lại.
Để tạo lòng tin với các nạn nhân, sau khi nhận hồ sơ và tiền tạm ứng, Điệp lấy các quyết định tiếp nhận cán bộ, giấy báo nhập học tìm được trên mạng mang đến cửa hàng phô tô Mạnh Quân ở phố Đặng Văn Ngữ (phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội), do Lê Văn Quân làm chủ, rồi nhờ Quân đánh máy lại và scan con dấu, chữ ký, tạo thành các quyết định và giấy báo giả giao cho các nạn nhân.
Sau đó, Điệp tự xưng là cán bộ tổ chức hoặc thầy giáo… gọi đến cho những người này hướng dẫn mang giấy tờ đến những địa chỉ gần các trường học hay cơ quan thuộc ngành công an giao lại cho mình. Mục đích là thu hồi những giấy tờ giả này, che giấu hành vi phạm tội.
Bằng thủ đoạn này, từ tháng 2 đến tháng 11/2015, Điệp đã nhận của chị H và hơn 40 trường hợp khác số tiền hơn 10 tỷ đồng “ngoại giao”.
Tại cơ quan điều tra, Điệp khai nhận, do không có việc làm nên nghĩ cách lừa đảo để lấy tiền tiêu xài. Mặc dù không có khả năng xin vào ngành công an, nhưng Điệp vẫn liều lĩnh nói với các nạn nhân để chiếm đoạt số tiền lớn.
Quân thừa nhận không nhớ đã làm bao nhiêu loại “giấy nhập học, làm việc” cho Điệp và được trả tiền công 7 triệu đồng.
Tin tức pháp luật từ cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội chiều 4/1 cho biết, đơn vị đã khởi tố bị can với 2 đối tượng là Nguyễn Văn Điệp (32 tuổi, trú tại quận Ba Đình, TP Hà Nội) và Lê Văn Quân (30 tuổi, trú tại phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội, là chủ cửa hàng phô tô Mạnh Quân) để điều tra về hành vi lừa đảo, làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Hai đối tượng Điệp và Quân |
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, Điệp có mối quan hệ quen biết với chị H (35 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội). Đầu năm 2015, biết chị H và nhiều người có nhu cầu xin vào ngành công an nên Điệp nói với chị H, mình quen biết nhiều người, có khả năng xin đi học, đi làm tại các trường CAND và đưa ra mức phí đưa ra từ 200 - 300 triệu đồng/suất.
Yêu cầu của Điệp với các "ứng viên" khi nộp hồ sơ cho anh ta phải đưa trước 100 triệu đồng để “ngoại giao”, sau 1 tháng có kết quả sẽ trả nốt số tiền còn lại.
Để tạo lòng tin với các nạn nhân, sau khi nhận hồ sơ và tiền tạm ứng, Điệp lấy các quyết định tiếp nhận cán bộ, giấy báo nhập học tìm được trên mạng mang đến cửa hàng phô tô Mạnh Quân ở phố Đặng Văn Ngữ (phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội), do Lê Văn Quân làm chủ, rồi nhờ Quân đánh máy lại và scan con dấu, chữ ký, tạo thành các quyết định và giấy báo giả giao cho các nạn nhân.
Sau đó, Điệp tự xưng là cán bộ tổ chức hoặc thầy giáo… gọi đến cho những người này hướng dẫn mang giấy tờ đến những địa chỉ gần các trường học hay cơ quan thuộc ngành công an giao lại cho mình. Mục đích là thu hồi những giấy tờ giả này, che giấu hành vi phạm tội.
Bằng thủ đoạn này, từ tháng 2 đến tháng 11/2015, Điệp đã nhận của chị H và hơn 40 trường hợp khác số tiền hơn 10 tỷ đồng “ngoại giao”.
Tại cơ quan điều tra, Điệp khai nhận, do không có việc làm nên nghĩ cách lừa đảo để lấy tiền tiêu xài. Mặc dù không có khả năng xin vào ngành công an, nhưng Điệp vẫn liều lĩnh nói với các nạn nhân để chiếm đoạt số tiền lớn.
Quân thừa nhận không nhớ đã làm bao nhiêu loại “giấy nhập học, làm việc” cho Điệp và được trả tiền công 7 triệu đồng.
Video: Hai cô bán hàng ngây thơ bị nữ quái lừa chiếm 14 triệu đồng
Nguồn: Báo Công lý
Bình luận