Canon vừa cho biết chính thức khởi động dự án giáo dục và giao lưu văn hóa “Nhịp cầu nhiếp ảnh 2016” lần thứ 3 tại 2 điểm trường tiểu học Quang Trung ở Hà Nội và trường tiểu học Hồng Hà ở TP.HCM.
Là một trong nhiều nước Châu Á cùng tham gia vào chương trình này từ năm 2014, những lớp học nhiếp ảnh “nhập môn” này đã nhận được sự ủng hộ của hơn 400 em học sinh, phụ huynh và giáo viên trên khắp cả nước.
Hơn 800 bức ảnh do chính các bạn nhỏ chụp sẽ được Canon chuyển đến các em nhỏ đồng trang lứa ở các nước khu vực lân cận như Malaysia, Singapore, Trung Quốc, và Nhật Bản.
Ngày nay trẻ em dưới 10 tuổi được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm và biết cách sử dụng các thiết bị thông minh một cách thuần thục hơn.
Việc hướng dẫn trẻ tiếp xúc với công nghệ một cách đúng đắn sẽ giúp các bé trở nên năng động hơn, điển hình ở các nước tiên tiến, những lớp học nhiếp ảnh đã giúp phát triển nhiều kĩ năng mềm cho trẻ thông qua những hoạt động ngoại khóa hấp dẫn thay vì thụ động xem những clip có sẵn trên YouTube.
Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều bậc cha mẹ ái ngại cho trẻ dưới 10 tuổi bắt đầu học nhiếp ảnh vì sợ rằng quá phức tạp với trẻ.
Để trả lời cho vấn đề đó, đến với lớp học nhiếp ảnh Canon năm nay, trẻ sẽ học cách sáng tạo nên những câu chuyện kể riêng từ những điều quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày thông qua chiếc máy ảnh thông qua những trò chơi vận động thú vị và trải nghiệm thực tế sinh động.
Trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú tuy nhiên vì khả năng sử dụng ngôn ngữ hạn chế nên trẻ khó giải thích vấn đề một cách trơn tru. Do đó, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ kể lại những câu chuyện gần gũi đơn giản để trẻ học cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ tốt hơn.
Ở độ tuổi này, tư duy trực quan hành động của trẻ chiếm ưu thế. Do đó, trẻ học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan.
Vì thế, việc áp dụng quy tắc 30% lý thuyết và 70% thực hành giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với bài học và tạo được hiệu quả hơn.
"Thay vì những bài giảng suông, trẻ được học lý thuyết bằng cách xem clip và người hướng dẫn đặt ra những câu hỏi giúp trẻ hình dung về nội dung bài giảng và tiếp nhận ý nghĩa của nhiếp ảnh một cách tự nhiên.
Hay việc hướng dẫn trẻ nhắm mắt lại và hình dung về các địa điểm chụp ảnh, khơi gợi để tạo nên sự gắn kết của trẻ với những kỷ niệm vui thích ở trường,… giúp trẻ chụp được những bức ảnh giàu cảm xúc", đại diện ban tổ chức chia sẻ.
Không giới hạn phạm vi “tác nghiệp”, các em tự do chụp những góc yêu thích, phát huy tối đa tính sáng tạo và khả năng quan sát – những kĩ năng còn thiếu trong sách vở hàng ngày.
Thay vì là một lớp học cảm thụ một chiều, các bé sẽ cơ hội trình bày quan điểm và truyền đạt cảm xúc qua câu chữ, nói lên cảm nhận và quan tâm đến cha mẹ, bạn bè cùng những người xung quanh.
Những bức ảnh tuy non nớt, ngây ngô nhưng thật dễ thương và chân thật ấy cùng với dòng tin nhắn yêu thương sẽ là món quà vô giá mà các em dành tặng cho cha mẹ
Lớp học đã thực sự đem lại cho các em nhiều xúc cảm, giúp các em tìm thấy niềm vui từ những điều thân thuộc, tạo nên sự gắn kết gần gũi với bạn bè thân thương qua những trò chơi thật vui cùng nụ cười rạng rỡ và tìm thấy hứng thú đối với môn học nhiếp ảnh đầy mới mẻ và sáng tạo.
Bình luận