Lớp học bắt đầu từ tình yêu
Ở Tản Hồng (Ba Vì, Hà Nội) cái nơi mà bữa ăn còn là nỗi lo hằng ngày thì việc đầu tư cho con cái đi học, nhất là học năng khiếu vẫn còn là câu chuyện ở chỉ có ở trung tâm thành phố mà thôi.
Ở Tản Hồng (Ba Vì, Hà Nội) cái nơi mà bữa ăn còn là nỗi lo hằng ngày thì việc đầu tư cho con cái đi học, nhất là học năng khiếu vẫn còn là câu chuyện ở chỉ có ở trung tâm thành phố mà thôi.
Nhìn những đứa trẻ khát khao được tới trường, được lần cầm cọ chạm vào bảng màu, chàng trai Phương Công Giang đã không ngần ngại ở lớp học vẽ.
Phương Công Giang (sinh năm 1982) hiện đang là giáo viên trường THCS Phú Phương, Ba Vì. Ngoài giờ lên lớp, thầy Giang mở lớp ôn thi khối H và V cho các em học sinh trong vùng có năng khiếu và mong muốn được bước chân vào thế giới của màu sắc và hội họa.
Tốt nghiệp trường CĐ nghệ thuật Hà Nội, sau đó lại học tiếp vào trường ĐH sư phạm Hà Nội, thầy Giang đã có hơn 10 năm trong nghề. “Thời gian mới ra trường, nhìn thấy các em ở quê thiệt thòi hơn các bạn thành phố nên mình xót xa lắm.
Phương Công Giang (sinh năm 1982) hiện đang là giáo viên trường THCS Phú Phương, Ba Vì. Ngoài giờ lên lớp, thầy Giang mở lớp ôn thi khối H và V cho các em học sinh trong vùng có năng khiếu và mong muốn được bước chân vào thế giới của màu sắc và hội họa.
Thầy Giang và các học trò. |
Nhưng em muốn đi học đều có năng khiếu, có khả năng để theo đuổi nhưng điều kiện đã ngăn bước chân các em” - Thầy Giang chia sẻ. Chính tình yêu với hội họa với cả những đôi mắt ngây thơ, trong sáng nhiều hoài bão đã thôi thúc thầy Giang mở lớp học này và duy trì nó trong nhiều năm liền.
Với không gian lớp học khá đơn sơ nhưng đầy đủ các thiết bị, vận dụng cần thiết cho việc học, lớp học vẽ này đã chắp cánh cho rất nhiều đôi chân bước tới giảng đường.
Thầy Giang bảo: “Ở nơi này, yêu thương hướng nghiệp cho tụi nhỏ là chính chứ vấn đề kinh tế thì mình không nặng nề”. Có lẽ vì thế mà học phí chỉ 10.000 – 15.000 đồng/buổi. Những em điều kiện khó khăn, gia đình chính sách thì thầy Giang đều giảm học phí. Thậm chí, có em được giảm toàn bộ.
Trong số những học sinh từng theo học nhà thầy, có nhiều em còn được thầy Giang miễn học phí hoàn toàn. Đó là cô sinh viên trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thị Lương. Nhà nghèo, bố lại mắc bệnh ung thư, toàn bộ tài sản trong nhà đều theo bệnh của bố Lương tan biến.
Với không gian lớp học khá đơn sơ nhưng đầy đủ các thiết bị, vận dụng cần thiết cho việc học, lớp học vẽ này đã chắp cánh cho rất nhiều đôi chân bước tới giảng đường.
Thầy Giang bảo: “Ở nơi này, yêu thương hướng nghiệp cho tụi nhỏ là chính chứ vấn đề kinh tế thì mình không nặng nề”. Có lẽ vì thế mà học phí chỉ 10.000 – 15.000 đồng/buổi. Những em điều kiện khó khăn, gia đình chính sách thì thầy Giang đều giảm học phí. Thậm chí, có em được giảm toàn bộ.
Trong số những học sinh từng theo học nhà thầy, có nhiều em còn được thầy Giang miễn học phí hoàn toàn. Đó là cô sinh viên trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thị Lương. Nhà nghèo, bố lại mắc bệnh ung thư, toàn bộ tài sản trong nhà đều theo bệnh của bố Lương tan biến.
Thấu hiểu niềm khát khao được đến trường của cô học trò này, thầy Giang đã quyết định tiếp sức cho em, và Lương đã không phụ công ơn của thầy.
Thầy Giảng bảo: “Cái mình muốn là truyền nghề cho các em, để chúng có thể lập nghiệp và thoát khỏi cái nghèo”.
Những học trò tìm tới lớp của thầy Giang đa phần là những em yêu vẽ, nhờ phương pháp dạy khoa học và tận tâm, thầy Giang đã khơi dậy năng khiếu tiềm ẩn bên trong mỗi học trò để các em có được kiến thức cơ bản. Khi nắm được điểm mạnh yếu cũng như nguyện vọng thi của từng học sinh, thầy Giang phân loại theo nhóm để có giáo trình riêng.
Kể về bí quyết giảng dạy của mình, thầy Giang chân thành nói: “Các em cấp 3 đang ở độ tuổi đang lớn, mong muốn được khẳng định mình, đôi khi hay tự ái, vì thế, mình thường tâm sự với lũ trẻ về công việc, kể về những tấm gương, áp dụng khen chê đúng lúc để mỗi em tự nhận thức được giá trị và khả năng của bản thân. Có như vậy, chúng mới nỗ lực học tập và rèn luyện”.
9/10 học sinh đỗ đại học
Trong kỳ thi ĐH vừa qua, niềm vui liên tiếp đến với thầy và trò ở lớp học vẽ này. Có tới 9/10 học sinh của thầy Giang đỗ đại học.
Thầy Giảng bảo: “Cái mình muốn là truyền nghề cho các em, để chúng có thể lập nghiệp và thoát khỏi cái nghèo”.
Những học trò tìm tới lớp của thầy Giang đa phần là những em yêu vẽ, nhờ phương pháp dạy khoa học và tận tâm, thầy Giang đã khơi dậy năng khiếu tiềm ẩn bên trong mỗi học trò để các em có được kiến thức cơ bản. Khi nắm được điểm mạnh yếu cũng như nguyện vọng thi của từng học sinh, thầy Giang phân loại theo nhóm để có giáo trình riêng.
Kể về bí quyết giảng dạy của mình, thầy Giang chân thành nói: “Các em cấp 3 đang ở độ tuổi đang lớn, mong muốn được khẳng định mình, đôi khi hay tự ái, vì thế, mình thường tâm sự với lũ trẻ về công việc, kể về những tấm gương, áp dụng khen chê đúng lúc để mỗi em tự nhận thức được giá trị và khả năng của bản thân. Có như vậy, chúng mới nỗ lực học tập và rèn luyện”.
Ở lớp học này, hằng ngày các em vẫn miệt mài vẽ tiếp giấc mơ. |
Trong kỳ thi ĐH vừa qua, niềm vui liên tiếp đến với thầy và trò ở lớp học vẽ này. Có tới 9/10 học sinh của thầy Giang đỗ đại học.
Có tới 2 em đỗ ĐH Kiến trúc, 3 em đỗ ĐH Mĩ thuật Công nghiệp, 1 em đỗ ĐH Mĩ thuật Việt Nam và 3 em đỗ ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Trong đó, môn vẽ các em đều đạt điểm 8 trở lên. Có lẽ với thầy Giang, đây là món quà đáp đền giá trị nhất trong sự nghiệp trồng người của mình.
Niềm vui, vẫn lấp lánh đâu đó trên khuôn mặt và trong nụ cười của thầy giáo trẻ: “Tự hào lắm, mừng cho lũ trẻ quá. Vậy là chúng có cơ hội được đi học rồi. Mình chỉ mong chúng có được cái nghề, để đi làm và sống có ích”.
Thầy kể thêm: "Tỉ lệ học sinh đỗ đại học nguyện vọng 1 năm thấp nhất là 50%, cao nhất là năm 2011 đỗ 100%. Có em từng đỗ thủ khoa ĐH Hùng Vương (Phú Thọ)”.
Trong số các em học sinh của mình, thầy Giang ấn tượng nhất với em Phùng Thị Tiên (sinh năm 1993) Tiên rất thích học vẽ và theo học từ năm lớp 10 nhưng sắp tới ngày thi thì bố mất, mẹ đi nước ngoài, vì điều kiện gia đình không đi thi được nên em phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê. Bỏ dở một năm, dù không học ôn lại nhưng Tiên vẫn đỗ vào Viện ĐH mở Hà Nội với điểm số 39.
Nhìn vào lớp học đơn sơ và kết quả học tập mà họ đã đạt được mới thấu hiểu nghị lực phi thường và nhiệt huyết của thầy trò thầy giáo Giang. Mong rằng, từ nơi đây sẽ có nhiều hơn những ước mơ được chắp cánh.
» Lớp học đặc biệt giữa Sài Gòn
» Khám phá những lớp học tạm bợ nhất thế giới
» Ảnh lớp học miền núi Trung Quốc trị giá 2,5 tỷ đồng
Theo Đất Việt
Học trò của thầy Giang bên cạnh một bức vẽ mới hoàn thành. |
Thầy kể thêm: "Tỉ lệ học sinh đỗ đại học nguyện vọng 1 năm thấp nhất là 50%, cao nhất là năm 2011 đỗ 100%. Có em từng đỗ thủ khoa ĐH Hùng Vương (Phú Thọ)”.
Trong số các em học sinh của mình, thầy Giang ấn tượng nhất với em Phùng Thị Tiên (sinh năm 1993) Tiên rất thích học vẽ và theo học từ năm lớp 10 nhưng sắp tới ngày thi thì bố mất, mẹ đi nước ngoài, vì điều kiện gia đình không đi thi được nên em phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê. Bỏ dở một năm, dù không học ôn lại nhưng Tiên vẫn đỗ vào Viện ĐH mở Hà Nội với điểm số 39.
Nhìn vào lớp học đơn sơ và kết quả học tập mà họ đã đạt được mới thấu hiểu nghị lực phi thường và nhiệt huyết của thầy trò thầy giáo Giang. Mong rằng, từ nơi đây sẽ có nhiều hơn những ước mơ được chắp cánh.
» Lớp học đặc biệt giữa Sài Gòn
» Khám phá những lớp học tạm bợ nhất thế giới
» Ảnh lớp học miền núi Trung Quốc trị giá 2,5 tỷ đồng
Theo Đất Việt
Bình luận