• Zalo

Lợi thế nào để cất cánh tiềm năng mảnh đất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Bình Thuận?

Bất động sảnThứ Ba, 10/09/2019 17:30:00 +07:00Google News

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế về tài nguyên, đặc biệt là du lịch, trong đó, Bình Thuận sở hữu tiềm lực dồi dào để vươn lên bứt phá.

Nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư năm 2019 ngày 22/9 tại Sealinks City, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ba lĩnh vực tỉnh kỳ vọng thu hút nguồn vốn gồm Du lịch - Công nghiệp xanh, sạch - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, với nguồn tài nguyên đa dạng. Sở hữu diện tích tự nhiên 7.813 km2 với bờ biển dài gần 200 km, vùng biển Bình Thuận tiếp giáp đường hàng hải quốc tế, có số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thời tiết thiên nhiên. Đây đều là những yếu tố có thể “đánh thức” tiềm năng của mảnh đất này.

Nguồn tài nguyên chưa được khai phá

Có thể thấy rõ sự “thay da đổi thịt” của Bình Thuận trong vài năm trở lại đây.

Sở hữu các lợi thế tự nhiên, Bình Thuận có nhiều cơ sở để phát triển nông, lâm, thủy sản. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 275.000 ha, hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích tưới 114.000 ha, Bình Thuận sở hữu tài nguyên đất phong phú. Bên cạnh đó, việc là một trong ba ngư trường lớn của cả nước cũng giúp nơi đây thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với đó, việc có đến 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.048 ha, hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải… cũng giúp ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và chế tạo nơi đây trở thành mũi nhọn.

Bên cạnh 23 cụm công nghiệp tại các địa phương trong tỉnh, Bình Thuận gây ấn tượng về năng lượng từ nhiệt điện, thủy điện, điện gió và điện mặt trời với tổng công suất quy hoạch 29.000 MW. Sở hữu số giờ gió và bức xạ nhiệt cao, ổn định, nơi đây rất phù hợp để phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Trong các tài nguyên để tạo nên một Bình Thuận chuyển mình, không thể bỏ qua ngành công nghiệp không khói là du lịch. Với việc được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch theo quy hoạch của tỉnh và Chính phủ, Bình Thuận hứa hẹn trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong tương lai.

Điều này cũng là thành quả từ những chính sách và hành động triệt để của tỉnh, khi đã sớm chỉ đạo lập, điều chỉnh quy hoạch các khu vực ven biển; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển du lịch, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư du lịch.

Bên cạnh cơ chế chính sách thu hút, tôn vinh tất cả các nhà đầu tư đến với địa phương, 9 kiến nghị của UBND tỉnh tại hội nghị xúc tiền đầu tư năm 2017 về việc triển khai một số dự án hạ tầng lớn như đường cao tốc, đường ven biển, sân bay lưỡng dụng Phan Thiết… đã bước đầu đạt những thành quả nhất định.

Ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ và quốc lộ 51 mở rộng được đưa vào sử dụng, còn có hàng loạt các dự án khác như như sân bay Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành… đang là “sợi chỉ đỏ” giúp du lịch Bình Thuận trở thành thỏi nam châm thu hút sự đổ bộ của nhiều “ông lớn” BĐS.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Bình Thuận, trong tháng 7, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã đón và phục vụ gần 510.000 lượt khách, tăng 1,22% so với tháng 6 và tăng 11,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế trong 7 tháng đầu năm, Bình Thuận đón gần 3,5 triệu lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng (đạt 54,06% kế hoạch năm, tăng 12,44% so cùng kỳ 2018), khách quốc tế đạt 435.500 lượt (tăng 12,35% so cùng kỳ 2018).

image001

Bình Thuận sở hữu nhiều tiềm năng phát triển ngành Du lịch 

Tương lai nào cho Bình Thuận?

Dù sở hữu nhiều tiềm năng, muốn phát triển, Bình Thuận cần phải đi đúng hướng. Và với mảnh đất vùng duyên hải này, các chương tình hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh là kim chỉ nam giúp nơi đây vươn mình đột phá.

Kết thúc hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017, Bình Thuận đạt tăng trưởng tích cực về mọi mặt. Cụ thể, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2018 tăng 8,08% (mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2016), tất cả chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 của tỉnh Bình Thuận đã tăng lên 64 điểm, đứng thứ 22 trên 63 tỉnh thành trên cả nước. Thu ngân sách nội tỉnh là 7.363 tỷ đồng (tăng 20,3% so với năm 2017). GRDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.251 USD, tăng 13,75% so với năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Bình Thuận tiếp tục phát triển ổn định, đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, GRDP ước tăng 8,46%. Thu ngân sách nội tỉnh 4.745 tỷ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ năm 2018.

Riêng về du lịch, trong năm 2018, lượng khách đến du lịch tại tỉnh đạt trên 5,75 triệu lượt người, tăng 12,08% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 12.864 tỷ đồng, tăng 18,98% so với năm 2017. Sang năm nay, tính riêng 7 tháng đầu năm, doanh thu du lịch ước đạt 8.706 tỷ đồng (tăng 18,07% so cùng kỳ năm 2018).

image003

Thanh Long là sản phẩm nông nghiệp nổi bật của tỉnh Bình Thuận 

Không chỉ mang đến những con số ấn tượng, hội nghị cũng thúc đẩy hiệu quả việc thu hút các dự án đầu tư, với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng khá. Trong số những doanh nghiệp mang lại lợi nhuận lớn cho toàn tỉnh, không thể không nhắc đến các “ông lớn” về BĐS và du lịch - những doanh nghiệp giúp ngành “công nghiệp không khói” tại Bình Thuận vươn lên và bứt phá mạnh mẽ. Tính đến hiện tại, Bình Thuận sở hữu hơn 489 cơ sở lưu trú lớn nhỏ hoạt động, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Novaland với dự án NovaWorld Phan Thiet.

Được xây dựng theo mô hình tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí “tất cả trong một” đang được ưa chuộng hiện nay, NovaWorld Phan Thiet có quy mô gần 1.000 ha. Bên cạnh các tổ hợp lưu trú với thiết kế hiện đại, dự án sở hữu cụm tiện ích đẳng cấp quốc tế lần đầu tiên xuất hiện tại Phan Thiết: Trung tâm thể thao phức hợp 220 ha gồm cụm sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế đủ điều kiện để đăng kí tổ chức giải PGA Tour (Hội golf thủ chuyên nghiệp), khu thi đấu thể thao trong nhà, ngoài trời, sân vận động…

Cùng với đó, công viên bãi biển quy mô 16 ha gồm nhiều tiện ích độc đáo, hay cụm công viên chủ đề, công viên nước, công viên thiếu nhi, khu phức hợp trung tâm thương mại - hội nghị - ẩm thực - giải trí, loạt khách sạn 3-5 sao, khu resort; trung tâm chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ quốc tế… là chuỗi tiện ích đưa nơi đây trở thành trung tâm nghỉ dưỡng giải trí, thể thao biển hiện đại của châu Á. Sự xuất hiện của tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí này đồng thời dẫn dắt xu hướng đầu tư tại Bình Thuận, hứa hẹn mang đến khả năng sinh lời cao.

image005 3

NovaWorld Phan Thiết sẽ góp phần đưa Bình Thuận trở thành 1 điểm đến mới ấn tượng 

Với những ảnh hưởng tích cực từ hội nghị 2017, Hội nghị xúc tiến đầu tư 2019 sắp diễn ra được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho các hoạt động thu hút đầu tư, đối ngoại của Bình Thuận trong giai đoạn 2019-2020, định hướng 2021-2025.

Cụ thể, hội nghị sẽ tập trung giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bình Thuận, từ đó thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước với 3 mục tiêu chính.

Trong hội nghị 2019 tới đây, các lĩnh vực kêu gọi đầu tư cũng sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính được coi là tiềm năng và “xương sống” của Bình Thuận gồm: du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư; công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo và nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Bởi chỉ cần khai thác đúng, không chỉ kinh tế địa phương liên tục phát triển vượt bậc mà bộ mặt xã hội và đời sống người dân toàn tỉnh cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

image007 4

Năng lượng tái tạo là một ngành quan trọng mà Bình Thuận thu hút đầu tư 

Quỳnh Chi
Bình luận
vtcnews.vn