(VTC News) - Ý Lan chia sẻ về những lời tâm sự cuối cùng của cố nhạc sỹ Phạm Duy trước khi ông từ giã cõi đời.
Người ta thường ví Ý Lan như đóa hồng nở muộn bởi cuộc sống lẫn sự nghiệp của Ý Lan luôn rất chậm rãi. 32 tuổi cô bước lên sân khấu khi đã yên bề gia thất cùng 5 mặt con và gặt hái thành công bất ngờ như cái duyên tiền nghiệp từ mẹ, nữ danh ca Thái Thanh trao cho.
Liveshow Sol vàng - Ý Lan:
Ý Lan vốn sẵn có sự bình thản trong đời sống nên cách hát của chị cũng thản nhiên như cách sống, chậm rãi và ngân nga. Chị trau chuốt và nâng niu đến từng ca từ trong lời hát. Nhờ thế, cái tình luôn đọng lại trong lòng khán giả và chất giọng đặc biệt ấy không thể lẫn vào đâu được.
Trong quãng đời ca hát, Ý Lan chinh phục được nhiều đối tượng người nghe không chỉ bằng chất giọng truyền cảm mà còn ở phong cách điệu nghệ trên sân khấu. Chị được đánh giá là một trong những tên tuổi lớn của làng nhạc hải ngoại, thể hiện thành công dòng nhạc Phạm Duy.
Trong album Khi tôi về và Mơ giấc mộng dài phát hành ở Mỹ, chính nhạc sĩ đã trực tiếp viết lời tựa, khen ngợi Ý Lan là thế hệ tiếp nối thể hiện thành công các sáng tác của ông bằng hình thức mới, sau nữ danh ca Thái Thanh.
Khi bắt đầu bước lên sân khấu chuyên nghiệp hát ca khúc đầu tiên thì Ý Lan thể hiện nhạc phẩm Mùa thu chết của nhạc sĩ Phạm Duy năm 1990 và được nhạc sĩ Ngọc Chánh (là quản lý sân khấu chị hát lần đầu tiên) đánh giá chắc chắn sẽ gặt được hái nhiều thành công.
Có thế nói, dòng nhạc của Phạm Duy đã ăn sâu vào máu thịt của chị, từ bé xiú, Ý Lan đã líu lo hát ở trong nhà những bài hát của ông. Chị nhớ như in, vào khoảng thời gian lúc 10 tuổi, Ý Lan được mẹ dẫn đến nhà bác Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy) chơi.
Chị cùng Thái Hiền đã ca hát líu lo trên sân thượng thì nhạc sĩ Phạm Duy đã đến và ôm cả hai vào lòng và nói: 'Sau này, bác sẽ huấn luyện hai đứa thành ca sĩ nổi tiếng được mọi người yêu mến như mẹ Thái Thanh và mẹ Thái Hằng vậy đó.'
Nhưng lời nói lúc bấy giờ của nhạc sĩ Phạm Duy đã không thể thực hiện được vì mẹ Thái Thanh không cho phép Ý Lan theo con đường âm nhạc. Vốn thương mẹ và hiếu thảo, chị đã cất niềm đam mê ca hát vào lòng và học hành nghiêm túc.
Sau này, khi bước chân vào con đường ca hát, Ý Lan vẫn không quên lời nói lúc nhỏ và tìm đến nhạc sĩ xin ý kiến để hát được tốt hơn, ông chia sẻ: 'Con có sự riêng tư của con trong tiếng hát và bác thấy rất là đặc biệt, bác không bao giờ muốn con sửa bất cứ điều gì. Bởi vì con hát bằng tâm hồn của con mà tâm hồn thì nó rất là đẹp.
Bác không có ý kiến gì trong những điều này mà chỉ muốn con hãy giữ những gì mà con đã làm được trong tiếng hát và nhớ không bao giờ thay đổi cái hồn của mình khi cất tiếng hát.'
Một điều ngẫu nhiên đặc biệt, Ý Lan được mệnh danh là thế hệ tiếp nói thể hiện thành công nhạc của ông sau Thái Thanh, chắc hẳn, chị sẽ được mẹ truyền lại nhiều kinh nghiệm quý báu.
Tưởng vậy mà không phải, nữ danh ca Thái Thanh không khác gì nhạc sĩ Phạm Duy khi Ý Lan nhờ dạy những điều mà chị cần phải học hỏi hoặc làm thế nào để hát hay hơn. Thái Thanh đã từ chối thẳng thừng, không muốn dạy Ý Lan, vì với nữ danh ca, chị đã có phong cách thật khác biệt không bị ảnh hưởng từ ai.
'Nhiều khi mẹ giật mình khi nghe con hát khi thấy có hồn của mẹ ở trong đó nhưng vẫn là của con chứ không phải là của mẹ. Mẹ quý điều này và không muốn dạy cho con những điều khác đi vì con hát là khán giả nhận ra là Ý Lan.'
Ý Lan chia sẻ, không biết là có phải nhạc sỹ Phạm Duy cưng Ý Lan không mà chưa bao giờ nghe bác chê hay phàn nàn về 1 ca khúc nào của bác mà Ý Lan thể hiện hết. Có quá nhiều kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy mà Ý Lan không bao giờ có thể quên được . Thậm chí, chị có thể kể hàng giờ không hết.
Và kỷ niệm mà mỗi khi nhắc đến là Ý Lan lại nghẹn ngào, đó là lời tâm sự cuối cùng mà ông nói với chị: 'Bác phải đi, con đừng giữ bác nữa, con đừng cho bác tiền nữa. Tại vì con cho bác tiền như thế này tức là bác vẫn phải mua bình dưỡng khí để thở (Trong những lần về nước, Ý Lan đều sang thăm ông mang đến đồ ăn, sữa và những số tiền nho nhỏ chị dúi vào túi bác. Ý Lan nói tiền này là tiền bác phải mua bình dưỡng khí thật nhiều ở nhà để bác thở).
Bác còn phải mua, bác còn phải thở, bác còn phải sống thì như vậy bác không đi được mà bác cần phải đi để tìm Quang! (Duy Quang con trai bác)'
Với nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng như Phạm Duy, Ý Lan đã lớn lên với 2 dòng nhạc đặc biệt này. Đối với chị, nhạc của Phạm Đình Chương còn gần gũi hơn cả của nhạc sĩ Phạm Duy.
Vì từ nhỏ, chị đã sống cùng một nhà với ông trong những ngày tháng mà ba mẹ ly dị. Những năm tháng đó, Ý Lan đã chứng kiến từng dòng nhạc, từng bài hát mà ông bắt đầu sáng tác, cả cảnh ông đàn và mẹ hát bài Nửa hồn thương đau.
Tự bao giờ, những bài hát ấy đã thấm nhuần trong chị. Điều mà Ý Lan đang mong muốn cũng như ấp ủ là thực hiện 1 CD nhạc Phạm Đình Chương và sẽ cho ra mắt trong thời gian tới.
Còn với đêm nhạc Phạm Duy – Phạm Đình Chương vào ngày 28/3 sắp tới nằm trong chuỗi chương trình Tình khúc vượt thời gian mà chị làm nhân vật chính, Ý Lan sẽ mang đến cho người yêu nhạc 2 vị nhạc sĩ tài hoa này một trải nghiệm âm nhạc đặc biệt khi lần lượt được khám phá thế giới tinh thần hết sức phong phú với nhiều ca khúc Thuyền viễn xứ, Tóc mai sợi vắn sợi dài, Tình ca, Đừng bỏ em một mình, Nữa hồn thương đau, Đôi mắt người Sơn Tây…
Thiên Vũ
Người ta thường ví Ý Lan như đóa hồng nở muộn bởi cuộc sống lẫn sự nghiệp của Ý Lan luôn rất chậm rãi. 32 tuổi cô bước lên sân khấu khi đã yên bề gia thất cùng 5 mặt con và gặt hái thành công bất ngờ như cái duyên tiền nghiệp từ mẹ, nữ danh ca Thái Thanh trao cho.
Liveshow Sol vàng - Ý Lan:
Ý Lan và nhạc sỹ Phạm Duy |
Trong quãng đời ca hát, Ý Lan chinh phục được nhiều đối tượng người nghe không chỉ bằng chất giọng truyền cảm mà còn ở phong cách điệu nghệ trên sân khấu. Chị được đánh giá là một trong những tên tuổi lớn của làng nhạc hải ngoại, thể hiện thành công dòng nhạc Phạm Duy.
Trong album Khi tôi về và Mơ giấc mộng dài phát hành ở Mỹ, chính nhạc sĩ đã trực tiếp viết lời tựa, khen ngợi Ý Lan là thế hệ tiếp nối thể hiện thành công các sáng tác của ông bằng hình thức mới, sau nữ danh ca Thái Thanh.
Khi bắt đầu bước lên sân khấu chuyên nghiệp hát ca khúc đầu tiên thì Ý Lan thể hiện nhạc phẩm Mùa thu chết của nhạc sĩ Phạm Duy năm 1990 và được nhạc sĩ Ngọc Chánh (là quản lý sân khấu chị hát lần đầu tiên) đánh giá chắc chắn sẽ gặt được hái nhiều thành công.
Chị cùng Thái Hiền đã ca hát líu lo trên sân thượng thì nhạc sĩ Phạm Duy đã đến và ôm cả hai vào lòng và nói: 'Sau này, bác sẽ huấn luyện hai đứa thành ca sĩ nổi tiếng được mọi người yêu mến như mẹ Thái Thanh và mẹ Thái Hằng vậy đó.'
Nhưng lời nói lúc bấy giờ của nhạc sĩ Phạm Duy đã không thể thực hiện được vì mẹ Thái Thanh không cho phép Ý Lan theo con đường âm nhạc. Vốn thương mẹ và hiếu thảo, chị đã cất niềm đam mê ca hát vào lòng và học hành nghiêm túc.
Sau này, khi bước chân vào con đường ca hát, Ý Lan vẫn không quên lời nói lúc nhỏ và tìm đến nhạc sĩ xin ý kiến để hát được tốt hơn, ông chia sẻ: 'Con có sự riêng tư của con trong tiếng hát và bác thấy rất là đặc biệt, bác không bao giờ muốn con sửa bất cứ điều gì. Bởi vì con hát bằng tâm hồn của con mà tâm hồn thì nó rất là đẹp.
Bác không có ý kiến gì trong những điều này mà chỉ muốn con hãy giữ những gì mà con đã làm được trong tiếng hát và nhớ không bao giờ thay đổi cái hồn của mình khi cất tiếng hát.'
Phạm Duy - Phạm Đình Chương |
Tưởng vậy mà không phải, nữ danh ca Thái Thanh không khác gì nhạc sĩ Phạm Duy khi Ý Lan nhờ dạy những điều mà chị cần phải học hỏi hoặc làm thế nào để hát hay hơn. Thái Thanh đã từ chối thẳng thừng, không muốn dạy Ý Lan, vì với nữ danh ca, chị đã có phong cách thật khác biệt không bị ảnh hưởng từ ai.
'Nhiều khi mẹ giật mình khi nghe con hát khi thấy có hồn của mẹ ở trong đó nhưng vẫn là của con chứ không phải là của mẹ. Mẹ quý điều này và không muốn dạy cho con những điều khác đi vì con hát là khán giả nhận ra là Ý Lan.'
Ý Lan chia sẻ, không biết là có phải nhạc sỹ Phạm Duy cưng Ý Lan không mà chưa bao giờ nghe bác chê hay phàn nàn về 1 ca khúc nào của bác mà Ý Lan thể hiện hết. Có quá nhiều kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy mà Ý Lan không bao giờ có thể quên được . Thậm chí, chị có thể kể hàng giờ không hết.
Bác còn phải mua, bác còn phải thở, bác còn phải sống thì như vậy bác không đi được mà bác cần phải đi để tìm Quang! (Duy Quang con trai bác)'
Với nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng như Phạm Duy, Ý Lan đã lớn lên với 2 dòng nhạc đặc biệt này. Đối với chị, nhạc của Phạm Đình Chương còn gần gũi hơn cả của nhạc sĩ Phạm Duy.
Vì từ nhỏ, chị đã sống cùng một nhà với ông trong những ngày tháng mà ba mẹ ly dị. Những năm tháng đó, Ý Lan đã chứng kiến từng dòng nhạc, từng bài hát mà ông bắt đầu sáng tác, cả cảnh ông đàn và mẹ hát bài Nửa hồn thương đau.
Tự bao giờ, những bài hát ấy đã thấm nhuần trong chị. Điều mà Ý Lan đang mong muốn cũng như ấp ủ là thực hiện 1 CD nhạc Phạm Đình Chương và sẽ cho ra mắt trong thời gian tới.
Phạm Đình Chương |
Thiên Vũ
Bình luận