• Zalo

Lợi nhuận đà đi xuống, Đạm Phú Mỹ nỗ lực vượt khó

Kinh tếThứ Ba, 12/06/2018 14:30:00 +07:00Google News

Năm 2018, Đạm Phú Mỹ (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí) vẫn quen thuộc với đà đi xuống: Lợi nhuận sau thuế quý 1/2018 chỉ đạt 183 tỷ đồng, giảm 46 tỷ đồng, tương ứng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ) được đánh giá là một trong những “bom tấn” của thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm công ty này IPO.

Lợi nhuận lao dốc

Trong các “bom tấn” chứng khoán của thời kỳ đầu, khó doanh nghiệp nào có tốc độ rơi về lợi nhuận nhanh và mạnh như Đạm Phú Mỹ. Năm 2011, Đạm Phú Mỹ khiến nhà đầu tư vui mừng khi lợi nhuận sau thuế tăng vọt từ 1.707 tỷ đồng lên 3.141 tỷ đồng.

dam-phu-my

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

3.141 tỷ đồng cũng là mức “đỉnh” về lãi của Đạm Phú Mỹ. Kể từ năm 2011, lợi nhuận của ông lớn này có xu hướng rõ nét là lao dốc. Nếu năm 2012, lãi chỉ giảm nhẹ xuống 3.068 tỷ đồng thì tới 2013, con số này chỉ còn 2.252 tỷ đồng. Tới năm 2014, cổ đông chứng kiến lợi nhuận một lần nữa rơi  xuống 1.134 tỷ đồng.

2015 là năm duy nhất lợi nhuận sau thuế của Đạm Phú Mỹ tăng trưởng dương lên 1.522 tỷ đồng. Chỉ tiêu này giảm dần đều trong các năm 2016 và 2017 chỉ còn 1.165 tỷ đồng và 708 tỷ đồng. Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2017 của Đạm Phú Mỹ chỉ nhỉnh hơn một nửa những gì công ty đạt được 10 năm trước.

Sang năm 2018, Đạm Phú Mỹ vẫn quen thuộc với đà đi xuống. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2018 chỉ đạt 183 tỷ đồng, giảm 46 tỷ đồng, tương ứng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vốn hàng bán là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý 1/2018 của Đạm Phú Mỹ tăng trưởng âm. Cụ thể, giá vốn hàng bán trong kỳ đạt 1.619 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng, tương ứng 16,6% so với quý 1/2017.

Lợi nhuận lao dốc nên kết quả tất yếu của nó là cổ tức của cổ đông bị cắt giảm nghiêm trọng. Từ chỗ nằm trong danh sách các công ty chia cổ tức “đậm tay”, Đạm Phú Mỹ trở thành đơn vị chi cổ tức như lãi suất ngân hàng.

b5b39ee7208f0972e273bfe8dce2bda4

 Lợi nhuận lao dốc nên kết quả tất yếu của nó là cổ tức của cổ đông bị cắt giảm nghiêm trọng. 

Cụ thể, năm 2015, với kết quả lợi nhuận vượt 46% kế hoạch, cổ đông Đạm Phú Mỹ đã đồng ý nâng mức chia cổ tức 2015 từ 25% lên 40%. Sang năm 2016, tỷ lệ cổ tức đạt con số khá cao 30% (tương ứng mức chi 1.174 tỷ đồng) nhưng vẫn khiến cổ đông buồn vì cổ tức đi lùi.

Sang năm 2017, cổ đông Đạm Phú Mỹ tiếp tục có lý do để buồn khi cổ tức chỉ còn 20%. Nhưng đó chưa phải đợt giảm cuối cùng của cổ tức Đạm Phú Mỹ. Trong năm 2018, công ty lên kế hoạch chỉ chi trả cổ tức 10%, chỉ cao hơn lãi suất ngân hàng một chút.

Nỗ lực vượt khó

Do đã lường trước được những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ năm 2015, PVFCCo quyết định đầu tư Tổ hợp dự án nâng công suất xưởng NH3 và xây dựng Nhà máy NPK Phú Mỹ sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha) với công suất 250.000 tấn/năm và tổng vốn đầu tư lên tới gần 5.000 tỷ đồng.

Từ năm 2018, Nhà máy NPK Phú Mỹ cũng cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao vượt trội với nhiều công thức đa dạng, và cùng với Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, SA Phú Mỹ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp tiên tiến của bà con nông dân trên toàn quốc, đồng thời góp phần hình thành xu hướng mới trong nông nghiệp nước nhà – xu hướng nông nghiệp an toàn, công nghệ cao, hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy lùi nạn phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường và bảo vệ môi trường.

Nằm chung trong Tổ hợp dự án này, cuối tháng 1/2018, mọi thông số của xưởng NH3 (bao gồm cả phân xưởng đấu nối) đã hoàn toàn được đảm bảo, sản phẩm thương phẩm đã chính thức được đưa ra thị trường. Với sản phẩm NH3 tăng thêm và các hoá chất chuyên dụng khác, PVFCCo đang từng bước nâng cao tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ mảng hoá chất, tiến tới mục tiêu đến năm 2020 doanh thu từ lĩnh vực hóa chất chiếm 50% tổng doanh thu.

Video: Nguyên Phó tổng PVN dùng tiền quà biếu mua ô tô, cho con đi du học

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn