Kể từ khi được phát hiện vào năm 1922, lăng mộ vị vua Ai Cập trẻ tuổi Tutankhamun đã thu hút sự quan tâm của công chúng thế giới, nay lại có thêm nhiều bí ẩn về Tutankhamun được công bố trong triển lãm mới mang tên Discovering Tutankhamun.
Cuộc triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng Ashmolean thuộc trường Đại học Oxford, sẽ kể câu chuyện hết sức thú vị về quá trình khai quật lăng mộ đã 3.000 năm tuổi của vị vua này.
Nhiều tư liệu chưa được giới thiệu trước công chúng
Không giống nhiều triển lãm trước đây về Tutankhamun, triển lãm Discovering Tutankhamun không trưng bày các di sản bằng vàng liên quan tới lăng mộ vị vua, phần lớn trong số đó chưa hề rời khỏi Ai Cập.
Thay vì thế, triển lãm sẽ công bố các bức ảnh, tranh vẽ và các bản ghi chép của nhà khảo cổ Howard Carter (người tìm thấy lăng mộ Tutankhamun) đang được Viện Griffith thuộc trường Đại học Oxford lưu giữ.
“Ban đầu chúng tôi chỉ định trưng bày những gì có trong kho tư liệu nổi tiếng của nhà khảo cổ Carter” - Paul Collins, người làm giám tuyển cuộc triển lãm cùng với Liam McNamara, cho biết - “Song sau đó, chúng tôi thấy có rất nhiều câu chuyện khác có thể được kể lại. Lớn nhất trong đó là quá trình nghiên cứu, khảo sát lăng mộ Tutankhamun và ảnh hưởng của nó tới thế giới, cũng như sự hiểu biết của chúng ta về Ai Cập”.
Được biết triển lãm sẽ trưng bày một đôi găng tay trẻ em có thêu tên Tutankhamun bằng chữ tượng hình ở cổ tay, bên cạnh cuốn nhật ký của Carter. Người ta sẽ mở lại trang viết trong đó ông ghi việc phát hiện ra những bậc thang đá dẫn xuống “cửa vào một ngôi mộ hoàng gia Ai Cập vẫn còn nguyên dấu niêm phong” (chính là lăng mộ Tutankhamun), trong tháng 11/1923.
1 tuần sau thời điểm phát hiện đó, ông đi qua được cánh cửa thứ 2 và phát hiện ra “rất nhiều điều tuyệt vời”. Nhưng phải mất 3 năm, ông mới tìm thấy chiếc mặt nạ làm bằng vàng phủ lên gương mặt xác ướp. Chiếc mặt nạ vàng, giường ngủ, ghế đá, xe ngựa cùng nhiều di sản khác được tìm thấy trong lăng mộ đang được trưng bày bảo tàng ở Cairo.
Ngoài các hiện vật kể trên, bảo tàng còn trưng bày nhiều món đồ mượn từ Bảo tàng Thủ đô ở New York, Bảo tàng Anh và các bộ sưu tập cá nhân. Bảo tàng cũng trưng bày những dòng ghi chép nằm ngoài nhật ký của Carter, các bức vẽ minh họa, mô tả hết sức tinh tế những hiện vật được tìm thấy trong mộ.
Chết do bất cẩn và bệnh tật
Thế giới đã lên cơn điên khi Carter thông báo ông tìm thấy ngôi mộ còn nguyên vẹn của Tutankhamun tại Thung lũng của các vị Vua, Luxor vào mùa Xuân năm 1923. Phóng viên tờ New York Times đã mô tả không khí ở Luxor thời điểm đó: “Dường như ở đây chỉ có một chủ đề nói chuyện… không ai là không nhắc đến Tutankhamun”.
Các hình ảnh của vị vua này và nhiều món đồ được tìm thấy trong lăng mộ sau đó đã xuất hiện trên nhiều mặt hàng hiện đại như đồ trang sức, vải trang trí nội thất, bao thuốc lá, dao nhíp, hộp đựng bánh quy và áo dạ hội...
Khi Carter qua đời hồi năm 1939, ông vẫn chưa hoàn tất việc xuất bản cuốn sách nói về cuộc khai quật. Toàn bộ kho tư liệu của ông, gồm hơn 3.000 bản ghi chép và 1.800 thước phim (ảnh) đã được trao cho Viện Griffith. Mới đây, bộ sưu tập này đã được đưa lên mạng, với nhiều hiện vật chưa hề được triển lãm trước đó. Các bản ghi chép tỉ mỉ của Carter còn được sử dụng để xây dựng bản sao ngôi mộ của Tutankhamun ở Luxor, trong bối cảnh lăng mộ thật đang ngày càng bị hư hại nặng.
Trong nhiều năm, tin đồn về “lời nguyền Tutankhamun” đã lan truyền khắp, sau khi xảy ra cái chết của huân tước Carnarvon, một trong những người đầu tiên bước vào lăng mộ. Nhiều người lo sợ Carter không thoát được lời nguyền đó, nên rất lâu trước khi ông qua đời, fan đã gửi vô số bùa hộ mạng may mắn tới cho ông. Có người còn gửi điện giục ông niêm phong lại ngôi mộ và làm những việc kỳ dị như “đổ dầu sữa vào rượu ở cửa lăng mộ”.
Thực tế không có thứ gì gọi là lời nguyền tồn tại trong vụ Tutankhamun. Trước khi qua đời, sức khỏe của huân tước Carnarvon đã giảm sút khá nhiều. Tháng 3/1923, do bất cẩn trong khi cạo râu, Carnarvon đã bị nhiễm trùng máu và viêm phổi. Ông chết vì bệnh tật, chứ không phải do những thế lực siêu nhiên đã bảo vệ lăng mộ như người ta tưởng.
Tutankhamun qua đời vào khoảng năm 1323 trước Công nguyên, ở tuổi 18, sau khi trị vì được 9 năm. Ông sống trong một thời kỳ hỗn loạn và rất nhiều công trình ông để lại đã bị những người kế nhiệm chiếm đoạt. Nguyên nhân cái chết và cuộc đời của Tutankhamun hiện vẫn là điều bí ẩn, mặc dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra. Hiện chỉ có 30% hiện vật được tìm thấy trong lăng mộ của Tutankhamun đã qua nghiên cứu kỹ lưỡng.
» "Chợ tình gay" và những cuộc "buôn tình" trong nghĩa địa
» Nạn đói ở Thái Bình: Nấm mồ tập thể của vạn số phận tang thương
» Lễ vu lan ở 'Công viên nghĩa trang đẹp nhất Đông Nam Á'
» Sốt 'mốt' mua đất nghĩa trang báo hiếu cha mẹ dịp Lễ Vu lan
Theo TTVH
Cuộc triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng Ashmolean thuộc trường Đại học Oxford, sẽ kể câu chuyện hết sức thú vị về quá trình khai quật lăng mộ đã 3.000 năm tuổi của vị vua này.
Nhiều tư liệu chưa được giới thiệu trước công chúng
Không giống nhiều triển lãm trước đây về Tutankhamun, triển lãm Discovering Tutankhamun không trưng bày các di sản bằng vàng liên quan tới lăng mộ vị vua, phần lớn trong số đó chưa hề rời khỏi Ai Cập.
Nhà khảo cổ Anh Howard Carter (trái) trong quá trình khai quật lăng mộ Vua Tutankhamun |
“Ban đầu chúng tôi chỉ định trưng bày những gì có trong kho tư liệu nổi tiếng của nhà khảo cổ Carter” - Paul Collins, người làm giám tuyển cuộc triển lãm cùng với Liam McNamara, cho biết - “Song sau đó, chúng tôi thấy có rất nhiều câu chuyện khác có thể được kể lại. Lớn nhất trong đó là quá trình nghiên cứu, khảo sát lăng mộ Tutankhamun và ảnh hưởng của nó tới thế giới, cũng như sự hiểu biết của chúng ta về Ai Cập”.
Được biết triển lãm sẽ trưng bày một đôi găng tay trẻ em có thêu tên Tutankhamun bằng chữ tượng hình ở cổ tay, bên cạnh cuốn nhật ký của Carter. Người ta sẽ mở lại trang viết trong đó ông ghi việc phát hiện ra những bậc thang đá dẫn xuống “cửa vào một ngôi mộ hoàng gia Ai Cập vẫn còn nguyên dấu niêm phong” (chính là lăng mộ Tutankhamun), trong tháng 11/1923.
1 tuần sau thời điểm phát hiện đó, ông đi qua được cánh cửa thứ 2 và phát hiện ra “rất nhiều điều tuyệt vời”. Nhưng phải mất 3 năm, ông mới tìm thấy chiếc mặt nạ làm bằng vàng phủ lên gương mặt xác ướp. Chiếc mặt nạ vàng, giường ngủ, ghế đá, xe ngựa cùng nhiều di sản khác được tìm thấy trong lăng mộ đang được trưng bày bảo tàng ở Cairo.
Ngoài các hiện vật kể trên, bảo tàng còn trưng bày nhiều món đồ mượn từ Bảo tàng Thủ đô ở New York, Bảo tàng Anh và các bộ sưu tập cá nhân. Bảo tàng cũng trưng bày những dòng ghi chép nằm ngoài nhật ký của Carter, các bức vẽ minh họa, mô tả hết sức tinh tế những hiện vật được tìm thấy trong mộ.
Chết do bất cẩn và bệnh tật
Thế giới đã lên cơn điên khi Carter thông báo ông tìm thấy ngôi mộ còn nguyên vẹn của Tutankhamun tại Thung lũng của các vị Vua, Luxor vào mùa Xuân năm 1923. Phóng viên tờ New York Times đã mô tả không khí ở Luxor thời điểm đó: “Dường như ở đây chỉ có một chủ đề nói chuyện… không ai là không nhắc đến Tutankhamun”.
Các hình ảnh của vị vua này và nhiều món đồ được tìm thấy trong lăng mộ sau đó đã xuất hiện trên nhiều mặt hàng hiện đại như đồ trang sức, vải trang trí nội thất, bao thuốc lá, dao nhíp, hộp đựng bánh quy và áo dạ hội...
Khi Carter qua đời hồi năm 1939, ông vẫn chưa hoàn tất việc xuất bản cuốn sách nói về cuộc khai quật. Toàn bộ kho tư liệu của ông, gồm hơn 3.000 bản ghi chép và 1.800 thước phim (ảnh) đã được trao cho Viện Griffith. Mới đây, bộ sưu tập này đã được đưa lên mạng, với nhiều hiện vật chưa hề được triển lãm trước đó. Các bản ghi chép tỉ mỉ của Carter còn được sử dụng để xây dựng bản sao ngôi mộ của Tutankhamun ở Luxor, trong bối cảnh lăng mộ thật đang ngày càng bị hư hại nặng.
Trong nhiều năm, tin đồn về “lời nguyền Tutankhamun” đã lan truyền khắp, sau khi xảy ra cái chết của huân tước Carnarvon, một trong những người đầu tiên bước vào lăng mộ. Nhiều người lo sợ Carter không thoát được lời nguyền đó, nên rất lâu trước khi ông qua đời, fan đã gửi vô số bùa hộ mạng may mắn tới cho ông. Có người còn gửi điện giục ông niêm phong lại ngôi mộ và làm những việc kỳ dị như “đổ dầu sữa vào rượu ở cửa lăng mộ”.
Thực tế không có thứ gì gọi là lời nguyền tồn tại trong vụ Tutankhamun. Trước khi qua đời, sức khỏe của huân tước Carnarvon đã giảm sút khá nhiều. Tháng 3/1923, do bất cẩn trong khi cạo râu, Carnarvon đã bị nhiễm trùng máu và viêm phổi. Ông chết vì bệnh tật, chứ không phải do những thế lực siêu nhiên đã bảo vệ lăng mộ như người ta tưởng.
Tutankhamun qua đời vào khoảng năm 1323 trước Công nguyên, ở tuổi 18, sau khi trị vì được 9 năm. Ông sống trong một thời kỳ hỗn loạn và rất nhiều công trình ông để lại đã bị những người kế nhiệm chiếm đoạt. Nguyên nhân cái chết và cuộc đời của Tutankhamun hiện vẫn là điều bí ẩn, mặc dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra. Hiện chỉ có 30% hiện vật được tìm thấy trong lăng mộ của Tutankhamun đã qua nghiên cứu kỹ lưỡng.
» "Chợ tình gay" và những cuộc "buôn tình" trong nghĩa địa
» Nạn đói ở Thái Bình: Nấm mồ tập thể của vạn số phận tang thương
» Lễ vu lan ở 'Công viên nghĩa trang đẹp nhất Đông Nam Á'
» Sốt 'mốt' mua đất nghĩa trang báo hiếu cha mẹ dịp Lễ Vu lan
Theo TTVH
Bình luận