Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 92 triệu trẻ em gái và phụ nữ tại Châu Phi đã trải qua hủ tục kinh hoàng này.
Mới đây, trên kênh truyền hình Channel 4. Ava Vidal, người phụ nữ Leyla Hussein - một trong những nạn nhân của hủ tục này với một kí ức rùng rợn.
Tôi không nghĩ tâm lý mình bị ảnh hưởng nặng nề do bị cắt âm vật đến vậy cho tận đến ngày tôi mang bầu. Tôi trầm cảm nặng nề và lo sợ việc bị thăm khám âm đạo đến mức, đêm nào trước ngày đi khám bác sĩ tôi cũng mất ngủ. Và mỗi lần thăm khám âm đạo với tôi là một cơn ác mộng thật sự.
Đau đớn, vật vã, quằn quại đến mức nhiều khi tôi đã nghĩ đến việc giải thoát khỏi địa ngục trần gian bằng cái chết. Các bác sĩ thì luôn băn khoăn: Tại sao cô ấy lại sợ hãi đến vậy? Còn tôi mỗi lần thăm khám là mỗi lần từng phút từng giây, cơ thể lại trải qua những đớn đau như thể những gì đã xảy ra khi tôi mới lên 6 tuổi: Ngày tôi phải cắt âm vật.
Ngày tôi bị cắt âm vật, ở Somalia, tôi chưa hề biết điều gì sắp xảy ra với mình. Buổi sáng sớm, khi tôi tỉnh dậy, tôi thấy có rất nhiều người tụ tập trong căn nhà tôi. Lúc đó, ngây thơ tôi nghĩ rằng chắc nhà sắp có tiệc. Nhưng rồi nhẩm lại hôm đó chẳng phải là sinh nhật của tôi.
Ngay kể cả khi chị hàng xóm thì thầm vào tai rằng: "Em phải mong đợi điều này", tôi cũng vẫn chưa hiểu gì. Và thậm chí sau đó khi tôi nghe thấy tiếng chị gái la hét, rồi chị hàng xóm giải thích rằng, người ta sẽ cắt vào chỗ ấy của chị em mình, tôi mới vỡ lẽ. Tôi không tin nhưng dẫu vậy vẫn bị sốc. Thế rồi, ai đó bảo: “Vào đi Leyla, đến lượt cháu rồi”.
Tôi bị bốn cô đè chặt người xuống bàn, chân tay không thể nhúc nhích được. Họ trấn an tôi rằng: “Sẽ không đau đâu bé ạ”.
Họ nhanh chóng tiêm cho tôi một mũi thuốc tê làm cả thân tê cứng nhưng dường như không đủ dập được nỗi đau. Tôi vẫn cảm giác được rõ ràng thịt da đang bị cắt xén khỏi thân thể mình.
Tôi thấy được lưỡi dao nhay đi nhay lại, nghe mọi người nhắc nhau: “Cắt hết phần đó đi, thêm nữa đi” rồi những mũi khâu sột xoạt. Máu chảy lênh láng khắp thân dưới và tôi cảm nhận rõ ràng sự mát lạnh của dòng máu (dù thực tế chắc vẫn còn ấm) lăn trên thân thể đang bừng bừng nóng vì phải chống đỡ với các cơn đau.
Tôi gào khóc, quẫy đạp nhưng càng quẫy lại càng bị tám bàn tay hộ pháp của các cô ghì xuống. Cứ thế, rồi tôi cũng không còn sức để quẫy, không còn hơi để gào, tôi ngất xỉu đi lúc nào không hay và tỉnh dậy vào ngày hôm sau đó trong niềm vui hân hoan của mẹ: “Nó tỉnh rồi, may quá, vậy là sống”. Quả thật, sau này tôi cũng thấy mình may bởi không biết bao nhiêu cô gái như tôi đã phải từ biệt cõi đời vì hủ tục này.
Cũng giống như bao cô bé sau khi cắt âm vật, tôi được nhận rất nhiều quà: Chocolate, kẹo và chị em tôi còn có cả một chiếc đồng hồ vàng, món đồ chơi mơ ước bấy lâu nay. Lúc đó, tôi chỉ thấy vui, thấy được phần thưởng và chiều chuộng, không mảy may nghĩ đang bị lạm dụng thân xác.
Có lẽ vì nỗi đau quá lớn ấy trở thành một nỗi ám ảnh nên suốt cả chặng thời gian mang bầu, tôi mang một tâm lý vô cùng nặng nề, gần như là trầm cảm. Tôi sợ mình không thể chuyển dạ được bình thường, tôi lo mình sẽ không chịu nổi khi phần phụ bị căng ra.
Làn da luôn căng rạn và mỏng manh cùng một vết sẹo dài nơi âm đạo đã khiến tôi đau đớn ngay cả trong sinh hoạt bình thường khi mang bầu, vậy nên tôi tin chắc sẽ không thể để em bé qua được. Khi thai nhi càng lớn, sức nặng càng đè mạnh lên vết thương, càng đau đớn. Và điều hiển nhiên, tôi không thể sinh con đủ ngày đủ tháng. Em bé sinh non ở tuần 32.
Tục cắt âm vật hay cắt "bao quy đầu" bé gái nghĩa là một phần bên ngoài của bộ phận sinh dục của bé gái bị cắt bỏ.
Ở một số vùng nông thôn, quy trình này được thực hiện mà không có thuốc gây tê. Trong nhiều trường hợp, người ta cắt bỏ nhiều quá đến nỗi vết thương trở thành sẹo cục, chỉ còn một lỗ rất nhỏ để đi tiểu.
Nhiều nghiên cứu trên vùng Đông Bắc và Tây Phi, nơi tục cắt âm vật phổ biến nhất, cho thấy hủ tục này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.Một nhà nghiên cứu cho biết, nguồn gốc của hủ tục này có từ thời cổ đại, nhưng nay người ta lại gắn nó với yếu tố tín ngưỡng và sự thanh khiết.
Các thủ lĩnh tôn giáo tại Ai Cập trước đây từng nói rằng cắt âm vật không liên quan đến tôn giáo nhưng gần đây một số tu sĩ công khai kêu gọi pháp luật cho phép thực hiện tập tục này.
Nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Ai Cập cho rằng Chính phủ chẳng làm được gì nhiều trong việc bảo vệ các quyền của phụ nữ.
Vì thế, họ cho rằng việc cắt âm vật ở Ai Cập ngày càng khó có khả năng bị xóa bỏ.
Theo Tinmoi
Lời kể rùng rợn của phụ nữ bị cắt 'cái đó'
Phụ nữ bị cắt âm vật để giảm thiểu ham muốn tình dục là một trong những hủ tục rùng rợn trong đời sống của người phụ nữ ở Châu Phi.
Phụ nữ bị cắt âm vật để giảm thiểu ham muốn tình dục là một trong những hủ tục rùng rợn trong đời sống của người phụ nữ ở Châu Phi.
Tục cắt âm vật hay cắt "bao quy đầu" bé gái nghĩa là một phần bên ngoài của bộ phận sinh dục của bé gái bị cắt bỏ.
Bình luận