(VTC News)- Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng được mệnh danh là bệnh viện ‘5 sao’ với tiêu chuẩn điều trị, dịch vụ y tế thuộc dạng đẳng cấp nhất Việt Nam, nhưng sau hơn 1 năm hoạt động, bệnh viện này vẫn chưa được “định danh” rõ ràng.
Bệnh viện “5 sao” lên bàn nghị trường!
Sáng 9/7, phiên thảo luận tại hội trường của kỳ họp thứ 10 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII đã “nóng" lên khi Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng Nguyễn Thanh Sang trình bày tờ trình số 5889/TTr-UBND về cơ chế hỗ trợ, đặt hàng cho Bênh viện Ung thư Đà Nẵng theo ủy quyền của UBND TP Đà Nẵng.
Theo đó, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng được Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng vận động xây dựng từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách TƯ và địa phương đến nay gần 1.105 tỷ đồng.
Bệnh viện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH MTV Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng với vốn điều lệ 985 tỉ đồng, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, không phải là BV công lập.
Và vấn đề trở nên “nóng hơn” khi phương án đặt hàng khám chưa bệnh cho bệnh nhân trên địa bàn được Giám đốc Sở Tài chính đưa ra với mức 15,6 tỷ đồng/năm, tương ứng 52 triệu đồng/giường bệnh, quy mô không quá 300 giường/năm.
Trong khi đó, nguồn thu để hỗ trợ cho hoạt động của bệnh viện Ung thư lại lấy từ nguồn thu xổ số kiến thiết, các khoản tài trợ khác dành cho Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng.
Trước nội dung này, nhiều đại biểu cho rằng, việc xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là rất cần thiết bởi ở miền Trung chưa có bệnh viện chuyên khoa này, trong khi loại bệnh này ngày càng phát sinh nhiều.
Đại biểu Kim Hồng ý kiến, đây là bệnh viện hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên khi xác định cơ chế hoạt động là có lợi nhuận hay không lợi nhuận. Bệnh viện chỉ hoạt động để phục vụ người dân hay có cả hoạt động kinh doanh? Và vấn đề cần xem xét kỹ.
Đồng quan điểm với đại biểu Như Hồng, đại biểu Nguyễn Đăng Hải đề nghị cần có cơ chế quản lý, hoạt động đối với Bệnh viện Ung thư và cần xác định đây là loại hình bệnh viện công vì các nguồn đầu tư từ xổ số, vận động tài trợ, hỗ trợ của các doanh nghiệp... cũng đều là tiền ngân sách.
Còn đại biểu khách mời Phan Tấn Tuyền, Chánh Thanh tra TP Đà Nẵng thì cho rằng, việc Bộ Tài chính chấp nhận cho Đà Nẵng đặt hàng nhưng không công nhận Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là bệnh viện công bởi không muốn đầu tư vào đây.
"Mà cả miền Trung này không có bệnh viện ung bướu là như thế nào? Bộ Tài chính giao đặt hàng để không thừa nhận là bệnh viện công lập, để ổng không phải đầu tư, không phải có trách nhiệm!", ông Tuyền đặt vấn đề.
Chuyện “định danh” vẫn chưa có hồi kết!
Trước những lập luận này, đại biểu Huỳnh Phước phản biện: "Nếu xét về cơ cấu đầu tư, nguồn đầu tư thì Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là bệnh viện công. Nhưng Bộ Y tế, Bộ Tài chính lại chưa công nhận là bệnh viện công.
Lẽ ra, về nguyên tắc quản lý thì phải định hình đây là loại hình bệnh viện gì từ khi hình thành, từ đó mới định ra cơ chế quản lý để làm cơ sở đầu tư, để bệnh viện ổn định và phát triển”.
Trước ý kiến của các cử tri, ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng cho biết, hiện vẫn chưa định danh được Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là công hay tư.
Nói là Công ty TNHH MTV càng không đúng, bởi vốn đầu tư là vốn ngân sách. Vốn viện trợ, vốn hỗ trợ của doanh nghiệp... xét cho cùng, theo Luật Ngân sách cũng đều là vốn ngân sách.
“Số tiền đầu tư 1.104 tỉ đồng cho bệnh viện đã thanh toán qua Kho bạc là chưa đầy đủ. Vì bệnh viện còn đang vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố. Sở KH-ĐT đề nghị Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh báo cáo số tiền đã huy động nhưng Hội vẫn chưa báo cáo. Nên đến giờ UBND TP vẫn chưa nắm được chính thức đầu tư vào bao nhiêu, chỉ nắm khái quát số liệu ngân sách trực tiếp đầu tư, chứ còn vấn đề đất đai cũng chưa tính. Nếu tính đầy đủ thì số liệu này còn lớn hơn!”, ông Võ Duy Khương chia sẻ.
Và trước các câu hỏi chất vấn của các đại biểu, ông Võ Duy Khương thừa nhận:Bộ Tài chính cho phép Đà Nẵng sử dụng cơ chế đặt hàng đối với bệnh viện là điều bình thường, nhưng phải đặt ra mục tiêu cụ thể, công việc cụ thể, trên cơ sở đó mới tính ra giá trị cần phải đặt hàng cho cơ sở là bao nhiêu.
Mà Thường trực HĐND TP giao cho các Ban của HĐND TP cùng với UBND TP, các sở, ngành tính thử mục tiêu đặt hàng mà Bộ Tài chính giao cho Đà Nẵng là cái gì thì vẫn tính không ra!.
"Tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu phải “định danh” Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng thuộc loại hình gì. Công hay tư? Đây là bệnh viện tư, nếu hỗ trợ xây dựng cơ bản thì không có vấn đề gì. Nhưng hỗ trợ chi thường xuyên là sai hoàn toàn!”, ông Khương cho biết thêm.
Như vậy, sau hơn 1 năm hoạt động, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, một trong số ít bệnh viện có dịch vụ và chất lượng điều trị chuyên khoa hàng đầu Việt Nam vẫn chưa được “định danh” rõ ràng để bệnh viện có cơ chế quản lý, hoạt động.
Và câu hỏi khi nào “định danh” cho bệnh viện “5 sao” này vẫn chưa có câu trả lời.
Bửu Lân
Bệnh viện “5 sao” lên bàn nghị trường!
Sáng 9/7, phiên thảo luận tại hội trường của kỳ họp thứ 10 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII đã “nóng" lên khi Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng Nguyễn Thanh Sang trình bày tờ trình số 5889/TTr-UBND về cơ chế hỗ trợ, đặt hàng cho Bênh viện Ung thư Đà Nẵng theo ủy quyền của UBND TP Đà Nẵng.
Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng được mệnh danh là bệnh viện "5 sao" tại Đà Nẵng |
Theo đó, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng được Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng vận động xây dựng từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách TƯ và địa phương đến nay gần 1.105 tỷ đồng.
Bệnh viện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH MTV Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng với vốn điều lệ 985 tỉ đồng, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, không phải là BV công lập.
Và vấn đề trở nên “nóng hơn” khi phương án đặt hàng khám chưa bệnh cho bệnh nhân trên địa bàn được Giám đốc Sở Tài chính đưa ra với mức 15,6 tỷ đồng/năm, tương ứng 52 triệu đồng/giường bệnh, quy mô không quá 300 giường/năm.
Trong khi đó, nguồn thu để hỗ trợ cho hoạt động của bệnh viện Ung thư lại lấy từ nguồn thu xổ số kiến thiết, các khoản tài trợ khác dành cho Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng.
Trước nội dung này, nhiều đại biểu cho rằng, việc xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là rất cần thiết bởi ở miền Trung chưa có bệnh viện chuyên khoa này, trong khi loại bệnh này ngày càng phát sinh nhiều.
Đại biểu Kim Hồng ý kiến, đây là bệnh viện hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên khi xác định cơ chế hoạt động là có lợi nhuận hay không lợi nhuận. Bệnh viện chỉ hoạt động để phục vụ người dân hay có cả hoạt động kinh doanh? Và vấn đề cần xem xét kỹ.
Đại biểu Nguyễn Đăng Hải đề nghị cần có cơ chế hoạt động phù hợp cho Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. |
Đồng quan điểm với đại biểu Như Hồng, đại biểu Nguyễn Đăng Hải đề nghị cần có cơ chế quản lý, hoạt động đối với Bệnh viện Ung thư và cần xác định đây là loại hình bệnh viện công vì các nguồn đầu tư từ xổ số, vận động tài trợ, hỗ trợ của các doanh nghiệp... cũng đều là tiền ngân sách.
Còn đại biểu khách mời Phan Tấn Tuyền, Chánh Thanh tra TP Đà Nẵng thì cho rằng, việc Bộ Tài chính chấp nhận cho Đà Nẵng đặt hàng nhưng không công nhận Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là bệnh viện công bởi không muốn đầu tư vào đây.
"Mà cả miền Trung này không có bệnh viện ung bướu là như thế nào? Bộ Tài chính giao đặt hàng để không thừa nhận là bệnh viện công lập, để ổng không phải đầu tư, không phải có trách nhiệm!", ông Tuyền đặt vấn đề.
Chuyện “định danh” vẫn chưa có hồi kết!
Trước những lập luận này, đại biểu Huỳnh Phước phản biện: "Nếu xét về cơ cấu đầu tư, nguồn đầu tư thì Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là bệnh viện công. Nhưng Bộ Y tế, Bộ Tài chính lại chưa công nhận là bệnh viện công.
Lẽ ra, về nguyên tắc quản lý thì phải định hình đây là loại hình bệnh viện gì từ khi hình thành, từ đó mới định ra cơ chế quản lý để làm cơ sở đầu tư, để bệnh viện ổn định và phát triển”.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương, hiện vẫn chưa định danh được Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là công hay tư. |
Trước ý kiến của các cử tri, ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng cho biết, hiện vẫn chưa định danh được Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là công hay tư.
Nói là Công ty TNHH MTV càng không đúng, bởi vốn đầu tư là vốn ngân sách. Vốn viện trợ, vốn hỗ trợ của doanh nghiệp... xét cho cùng, theo Luật Ngân sách cũng đều là vốn ngân sách.
“Số tiền đầu tư 1.104 tỉ đồng cho bệnh viện đã thanh toán qua Kho bạc là chưa đầy đủ. Vì bệnh viện còn đang vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố. Sở KH-ĐT đề nghị Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh báo cáo số tiền đã huy động nhưng Hội vẫn chưa báo cáo. Nên đến giờ UBND TP vẫn chưa nắm được chính thức đầu tư vào bao nhiêu, chỉ nắm khái quát số liệu ngân sách trực tiếp đầu tư, chứ còn vấn đề đất đai cũng chưa tính. Nếu tính đầy đủ thì số liệu này còn lớn hơn!”, ông Võ Duy Khương chia sẻ.
Và trước các câu hỏi chất vấn của các đại biểu, ông Võ Duy Khương thừa nhận:Bộ Tài chính cho phép Đà Nẵng sử dụng cơ chế đặt hàng đối với bệnh viện là điều bình thường, nhưng phải đặt ra mục tiêu cụ thể, công việc cụ thể, trên cơ sở đó mới tính ra giá trị cần phải đặt hàng cho cơ sở là bao nhiêu.
Mà Thường trực HĐND TP giao cho các Ban của HĐND TP cùng với UBND TP, các sở, ngành tính thử mục tiêu đặt hàng mà Bộ Tài chính giao cho Đà Nẵng là cái gì thì vẫn tính không ra!.
"Tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu phải “định danh” Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng thuộc loại hình gì. Công hay tư? Đây là bệnh viện tư, nếu hỗ trợ xây dựng cơ bản thì không có vấn đề gì. Nhưng hỗ trợ chi thường xuyên là sai hoàn toàn!”, ông Khương cho biết thêm.
Được đưa vào hoạt động hơn 1 năm nay, nhưng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng vẫn chưa được "định danh" rõ ràng là Bệnh viện công hay Bệnh viện tư |
Như vậy, sau hơn 1 năm hoạt động, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, một trong số ít bệnh viện có dịch vụ và chất lượng điều trị chuyên khoa hàng đầu Việt Nam vẫn chưa được “định danh” rõ ràng để bệnh viện có cơ chế quản lý, hoạt động.
Và câu hỏi khi nào “định danh” cho bệnh viện “5 sao” này vẫn chưa có câu trả lời.
Bửu Lân
Bình luận