Họ là những doanh nhân nổi tiếng, lắm tiền nhiều của nhưng vẫn bị vướng vào lao lý vì những hậu quả do mình gây ra.
"Người đương thời" Nguyễn Đình Chiến
Sự kiện doanh nhân Nguyễn Đình Chiến (sinh năm 1952) - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Bắc Hà - bị bắt ngay sau khi trở thành nhân vật chính của chương trình “người đương thời” từng khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Ông Chiến bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, dưới cương vị là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty Bắc Hà, ông Chiến đã dùng giấy tờ giả mạo để khoe về tình hình tài chính đồng thời đứng danh nghĩa công ty hứa sẽ huy động 20 triệu USD để thực hiện dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Đồng Nai. Phía đối tác là đã chuyển 400.000 USD, tương đương 6,5 tỷ đồng tiền lãi suất và 12 giấy chứng nhận sử dụng đất cho Bắc Hà, song phía công ty đã không chuyển tiền (20 triệu USD) mà còn đem số giấy chứng nhận sử dụng đất đi cầm cố để vay 80 tỷ từ ngân hàng.
Không chỉ chiếm đoạt tài sản của công ty đối tác, công ty của Nguyễn Đình Chiến còn “ôm” 20 tỷ đồng của đại học Nguyễn Trãi. Khi nhận xong số tiền này, ông Chiến đã tiêu hơn 19 tỷ, trong đó trả nợ riêng cho công ty hết 9 tỷ đồng, còn đại học Nguyễn Trãi chưa nhận được vốn vay để thực hiện dự án xây dựng khu giáo dục như lời hứa từ Nguyễn Đình Chiến. Với những tội danh trên, “người đương thời” bị đề xuất án tù chung thân.
Trước đó, năm 1996, ông Chiến cũng bị bắt và bị tuyên án 18 năm tù. Tuy nhiên, đến năm 2006, doanh nhân - tù nhân này được tuyên bố trắng án, được trả tự do. Trước khi dính vòng lao lý, ông Nguyễn Đình Chiến là một doanh nhân nổi tiếng từng xuất hiện nhiều lần trên truyền hình.
"Ông trùm" Nguyễn Đức Kiên
2012 là một năm đầy sóng gió đối với ngân hàng ACB và cụ thể là những cái tên doanh nhân đình đám một thời như Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu.
Bầu Kiên từng là một trong những thành viên trong hội đồng sáng lập ngân hàng Á Châu, có vị trí trong ngân hàng này từ năm 1994. Không chỉ bản thân và người thân nắm giữ lượng lớn cổ phiếu ACB ngay cả khi không còn nằm trong HĐQT, Nguyễn Đức Kiên còn có cổ phần ở nhiều nhà băng khác như Eximbank, VietBank, Techcombank. Các lĩnh vực mà Nguyễn Đức Kiên đầu tư, ngoài ngân hàng, tài chính, còn có bóng đá, du lịch, may mặc…
Năm 2012, với các tội danh như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái phép, tựu trung lại là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam hôm 20/8/2012.
Cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải
Lý Xuân Hải - cựu Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt giam sau Nguyễn Đức Kiên 2 ngày vì tội danh tương tự: “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Việc bắt giữ ông Lý Xuân Hải liên quan đến khoản tiền ủy thác đầu tư tại VietinBank khi “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như bị phanh phui tội phạm. Nguyên CEO của ACB bị bắt tạm giam 4 tháng theo tuyên bố của cơ quan điều tra khiến nhiều doanh nhân cùng giới bàng hoàng. Vì theo nhận định của nhiều người, Lý Xuân Hải là người có tài và là người thượng tôn luật pháp. Doanh nhân này đã từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá liên quan tới điều hành ngân hàng.
Lý Xuân Hải sinh năm 1965, bắt đầu làm việc tại ngân hàng Á Châu từ năm 1996 và đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc từ năm 2005. Đóng góp vào sự lớn mạnh về quy mô cũng như thương hiệu, uy tín của ngân hàng này trước khi hàng loạt biến cố xảy ra vào những tháng quý III/2012, có sự góp sức lớn của doanh nhân này.
Ông chủ tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai
Bị bắt hôm 15/6/2013, ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn nam dược Bảo Long bị cơ quan điều tra tình nghi có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản nhà tập đoàn Bảo Long bán cho tập đoàn Bảo Sơn tại Sơn Tây (Hà Nội).
Ông Nguyễn Hữu Khai - ông chủ tập đoàn Bảo Long bị buộc tội đã chiếm giữ hơn 227 tỷ đồng do tập đoàn Bảo Sơn chuyển cho Bảo Long để mua cổ phần (gồm toàn bộ vốn cổ phần của cổ đông và phần góp bổ sung của cổ đông kèm giá trị sinh lời tới ngày chuyển nhượng, hơn 53.300m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành…).
Ông Nguyễn Hữu Khai cũng bị cáo buộc đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng.
Ông chủ Bảo Long bị bắt khiến cho những người đã trót thần tượng nhân vật chính trong phim "Đường đời" nói về nguyên mẫu cuộc đời doanh nhân này không khỏi ngỡ ngàng.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bảo Long đã từng gây xôn xao khi chính là hình mẫu nhân vật Khải trong phim dài tập Đường đời. Nhân vật chính trong bộ phim này với cuộc đời, số phận không khác là bao so với ông chủ Bảo Long.
Trước khi trở thành doanh nhân, ông Khai từng là thầy thuốc, sau đó mở lớp dạy y học cổ truyền và thành lập công ty TNHH đông nam dược Bảo Long năm 1993 tại TP.HCM.
Doanh nhân này đã nhận được nhiều danh hiêu, huân chương, cúp vàng… và là người làm từ thiện khá nhiều. Còn doanh nghiệp do ông này làm chủ là tập đoàn Bảo Long nổi tiếng cả nước bởi những loại thuốc sử dụng nguyên liệu truyền thống Đông y.
Theo Infonet
"Người đương thời" Nguyễn Đình Chiến
Sự kiện doanh nhân Nguyễn Đình Chiến (sinh năm 1952) - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Bắc Hà - bị bắt ngay sau khi trở thành nhân vật chính của chương trình “người đương thời” từng khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Ông Chiến bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
"Người đương thời" Nguyễn Đình Chiến bị bắt 2 lần, lần thứ nhất là án oan, nhưng lần thứ hai, là tội danh 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản". |
Trước đó, dưới cương vị là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty Bắc Hà, ông Chiến đã dùng giấy tờ giả mạo để khoe về tình hình tài chính đồng thời đứng danh nghĩa công ty hứa sẽ huy động 20 triệu USD để thực hiện dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Đồng Nai. Phía đối tác là đã chuyển 400.000 USD, tương đương 6,5 tỷ đồng tiền lãi suất và 12 giấy chứng nhận sử dụng đất cho Bắc Hà, song phía công ty đã không chuyển tiền (20 triệu USD) mà còn đem số giấy chứng nhận sử dụng đất đi cầm cố để vay 80 tỷ từ ngân hàng.
Không chỉ chiếm đoạt tài sản của công ty đối tác, công ty của Nguyễn Đình Chiến còn “ôm” 20 tỷ đồng của đại học Nguyễn Trãi. Khi nhận xong số tiền này, ông Chiến đã tiêu hơn 19 tỷ, trong đó trả nợ riêng cho công ty hết 9 tỷ đồng, còn đại học Nguyễn Trãi chưa nhận được vốn vay để thực hiện dự án xây dựng khu giáo dục như lời hứa từ Nguyễn Đình Chiến. Với những tội danh trên, “người đương thời” bị đề xuất án tù chung thân.
Trước đó, năm 1996, ông Chiến cũng bị bắt và bị tuyên án 18 năm tù. Tuy nhiên, đến năm 2006, doanh nhân - tù nhân này được tuyên bố trắng án, được trả tự do. Trước khi dính vòng lao lý, ông Nguyễn Đình Chiến là một doanh nhân nổi tiếng từng xuất hiện nhiều lần trên truyền hình.
"Ông trùm" Nguyễn Đức Kiên
2012 là một năm đầy sóng gió đối với ngân hàng ACB và cụ thể là những cái tên doanh nhân đình đám một thời như Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu.
Bầu Kiên bị bắt vì 3 tội danh, trong đó có việc dùng vốn để đầu tư các công ty "sân sau" của chính mình. |
Bầu Kiên từng là một trong những thành viên trong hội đồng sáng lập ngân hàng Á Châu, có vị trí trong ngân hàng này từ năm 1994. Không chỉ bản thân và người thân nắm giữ lượng lớn cổ phiếu ACB ngay cả khi không còn nằm trong HĐQT, Nguyễn Đức Kiên còn có cổ phần ở nhiều nhà băng khác như Eximbank, VietBank, Techcombank. Các lĩnh vực mà Nguyễn Đức Kiên đầu tư, ngoài ngân hàng, tài chính, còn có bóng đá, du lịch, may mặc…
Năm 2012, với các tội danh như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái phép, tựu trung lại là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam hôm 20/8/2012.
Cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải
Lý Xuân Hải - cựu Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt giam sau Nguyễn Đức Kiên 2 ngày vì tội danh tương tự: “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải bị bắt khiến nhiều doanh nhân cùng thời tiếc nuối. |
Việc bắt giữ ông Lý Xuân Hải liên quan đến khoản tiền ủy thác đầu tư tại VietinBank khi “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như bị phanh phui tội phạm. Nguyên CEO của ACB bị bắt tạm giam 4 tháng theo tuyên bố của cơ quan điều tra khiến nhiều doanh nhân cùng giới bàng hoàng. Vì theo nhận định của nhiều người, Lý Xuân Hải là người có tài và là người thượng tôn luật pháp. Doanh nhân này đã từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá liên quan tới điều hành ngân hàng.
Lý Xuân Hải sinh năm 1965, bắt đầu làm việc tại ngân hàng Á Châu từ năm 1996 và đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc từ năm 2005. Đóng góp vào sự lớn mạnh về quy mô cũng như thương hiệu, uy tín của ngân hàng này trước khi hàng loạt biến cố xảy ra vào những tháng quý III/2012, có sự góp sức lớn của doanh nhân này.
Ông chủ tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai
Bị bắt hôm 15/6/2013, ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn nam dược Bảo Long bị cơ quan điều tra tình nghi có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản nhà tập đoàn Bảo Long bán cho tập đoàn Bảo Sơn tại Sơn Tây (Hà Nội).
Ông chủ Bảo Long bị bắt khiến cho những người đã trót thần tượng nhân vật chính trong phim "Đường đời" nói về nguyên mẫu cuộc đời doanh nhân này không khỏi ngỡ ngàng. |
Ông Nguyễn Hữu Khai - ông chủ tập đoàn Bảo Long bị buộc tội đã chiếm giữ hơn 227 tỷ đồng do tập đoàn Bảo Sơn chuyển cho Bảo Long để mua cổ phần (gồm toàn bộ vốn cổ phần của cổ đông và phần góp bổ sung của cổ đông kèm giá trị sinh lời tới ngày chuyển nhượng, hơn 53.300m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành…).
Ông Nguyễn Hữu Khai cũng bị cáo buộc đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng.
Ông chủ Bảo Long bị bắt khiến cho những người đã trót thần tượng nhân vật chính trong phim "Đường đời" nói về nguyên mẫu cuộc đời doanh nhân này không khỏi ngỡ ngàng.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bảo Long đã từng gây xôn xao khi chính là hình mẫu nhân vật Khải trong phim dài tập Đường đời. Nhân vật chính trong bộ phim này với cuộc đời, số phận không khác là bao so với ông chủ Bảo Long.
Trước khi trở thành doanh nhân, ông Khai từng là thầy thuốc, sau đó mở lớp dạy y học cổ truyền và thành lập công ty TNHH đông nam dược Bảo Long năm 1993 tại TP.HCM.
Doanh nhân này đã nhận được nhiều danh hiêu, huân chương, cúp vàng… và là người làm từ thiện khá nhiều. Còn doanh nghiệp do ông này làm chủ là tập đoàn Bảo Long nổi tiếng cả nước bởi những loại thuốc sử dụng nguyên liệu truyền thống Đông y.
Theo Infonet
Bình luận