• Zalo

Loạn đề thi minh hoạ Ngữ văn THPT Quốc gia 2018, học sinh cần chú ý điều gì?

Giáo dụcChủ Nhật, 10/06/2018 07:55:00 +07:00Google News

Thầy Phan Thế Hoài, tác giả của nhiều cuốn sách tham khảo Ngữ văn lớp 12 hướng dẫn học sinh ôn tập chắt lọc những phần kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn cho kì thi THPT Quốc gia 2018.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và kể cả những cuốn sách tham khảo xuất hiện nhiều đề thi minh họa môn Ngữ văn cho kì thi THPT Quốc gia năm 2018. Điều đáng nói, rất nhiều dạng đề liên hệ kiến thức Ngữ văn lớp 12 với 11 nhưng không ăn nhập gì với nhau, khiến học sinh dễ bị lạc vào mê hồn trận.

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa, kỳ thi THPT Quốc gia 2018 sẽ diễn ra, với kiến thức phần Nghị luận văn học, học sinh cần tỉnh táo ôn thi chắt lọc những kiến thức trọng tâm.

hoc-sinh-on-thi

  Học sinh trường B.H.H đang ôn thi THPT Quốc gia (Ảnh: Phan Thế Hoài)

Tác phẩm thơ: “Tây tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) có thể liên hệ hệ với hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu). Bài “Sóng” (Xuân Quỳnh) có thể liên hệ với tình yêu trong hai bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) và “Vội vàng” (Xuân Diệu).

Tác phẩm văn xuôi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) có thể liên hệ với vẻ đẹp thiên nhiên của con sông Hương qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử); “Người lái đò Sông Đà” (Nguyễn Tuân) có thể liên hệ với tác phẩm “Chữ người tử tù” có cùng tác giả để làm rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng 8/1945.

“Vợ chồng A Phủ”, (Tô Hoài), “Vợ nhặt” (Kim Lân) có thể liên hệ với giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) và “Chí Phèo” (Nam Cao); “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) có thể liên hệ với hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu); “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) có thể liên hệ với quan điểm về nghệ thuật trong sự so sánh với truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).

Học sinh cũng cần chú ý thang điểm cho phần Nghị luận văn học sẽ là:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiêụ được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề (0,25 điểm)

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

- Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề (3,5 điểm).

- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêt (0,25 điểm).

- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận (0,5 điểm).

Phần kiến thức Ngữ văn lớp 11 thường sẽ chiếm 20% số điểm.

Video: Học sinh áp lực trong mùa thi cử

 

PHAN THẾ HOÀI
Bình luận
vtcnews.vn