• Zalo

Loài ngựa truyền thuyết lông ánh kim, mồ hôi đỏ như máu

Kinh tếThứ Sáu, 31/01/2014 07:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Những giống ngựa quý hiếm chỉ còn vài trăm cá thể trên thế giới bao gồm cả loài từng đi vào truyền thuyết có màu lông ánh kim, mồ hôi đỏ như máu.

Akhal-Teke được coi là giống ngựa quý hiếm nhất thế giới có nguồn gốc Turkmenistan sở hữu bộ lông lấp lánh ánh kim, sức chịu đựng dẻo dại, phi nước đại cực nhanh. Chính là loài ngựa chảy mồ hôi đỏ như máu trong truyền thuyết. 
Ngựa Cream là giống ngựa quý ở Mỹ với màu lông hồng nhạt như kem, đôi mắt hổ phách từng được sử dụng để kéo xe những năm 1900 cho quý tộc nước Mỹ. 
Ngựa Caspian là báu vật của Iran, xuất hiện trong nghệ thuật có niên đại 3000 năm trước Công Nguyên và tưởng chừng đã tuyệt chủng cho đến năm 1965. Một quý tộc Iran đã phát hiện con cháu loài ngựa này vẫn tồn tại ở biển Caspian và đã nhân giống chúng. 
Ngựa Cleveland Bay tồn tại lâu đời nhất ở nước Anh. Nữ hoàng Elizabeth đã cho bảo tồn giống ngựa này để sử dụng trong đua ngựa ở các kỳ thế vận hội. Nhưng số lượng chúng vẫn giảm đi nhiều.
Ngựa Hackney vẫn được coi trọng bởi tốc độ, vẻ đẹp của chúng. Những năm 1800 giống ngựa này được sử dụng để kéo xe trước khi đầu máy hơi nước ra đời ở Anh. Số lượng chúng giảm nhanh sau chiến tranh thế giới. 
Ngựa Newfoundland Pony giống như bao ngựa quý khác ban đầu được chăm sóc ở các nước thuộc địa để phục vụ nông nghiệp bởi khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt ở Canada. Hiện nay chỉ còn khoảng 400 con còn sống trên thế giới. 
Ngựa Shire chỉ còn khoảng 2000 con sống trong sự bảo tồn của các tổ chức động vật. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ vùng nông thôn Shires của Anh nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên.
Ngựa Suffolk có màu lông hạt dẻ cam sáng, hiện nay chỉ còn 600 cá thể đang được nhân giống và bảo vệ ở Mỹ. Chúng là những con ngựa tuyệt đẹp mà nhiều tay chơi ngựa sành điệu muốn sở hữu.
Ngựa Abaco Barb gần như đã tuyệt chủng do săn bắn quá mức những năm 1800 nên đến nay chỉ còn khoảng 5 chú ngựa còn tồn tại. 
Giống ngựa Marsh Tacky được sử dụng nhiều ở các thuộc địa của Pháp trước đây và có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Hiện nay, chúng chỉ còn khoảng 500 con và đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. 
Bình luận
vtcnews.vn