Nghe thì có vẻ vô lý nhưng mục đích của việc thả những con muỗi này là để chúng giao phối với các giống muỗi ở địa phương.
Trên mỗi con muỗi được thả đi đều mang theo Wolbachia - loại vi khuẩn có khả năng kháng virus gây bệnh sốt xuất huyết và không gây hại cho môi trường hay vật nuôi. Khi giao phối với các loại muỗi truyền bệnh, chúng sẽ truyền Wolbachia sang muỗi bệnh, hạn chế quá trình lây bệnh mà không làm tăng số lượng muỗi.
Các nhà nghiên cứu tự tin rằng với kết quả khả quan ở Townsville, họ đã tìm ra câu trả lời hiệu quả và nhanh chóng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi các căn bệnh do muỗi gây ra.
Giám đốc chương trình nghiên cứu, Giáo sư Scott O'Neill cho biết thành công ở Townsville cho thấy phương pháp này mang lại hiệu quả rõ rệt và không phải bỏ quá nhiều chi phí.
"Với khoảng 15 USD/người, cuộc thử nghiệm ở Townsville cho thấy cách tiếp cận này được triển khai nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, giúp cộng đồng được bảo vệ liên tục trước các căn bệnh truyền qua muỗi", ông này cho biết.
Dự án nghiên cứu này hiện được triển khai ở 11 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Mục tiêu tới đây của nhóm nghiên cứu là tiếp tục áp dụng phương pháp trên tới nhiều nơi trên thế giới, kể cả những nước kém phát triển, đồng thời nỗ lực cắt giảm chi phí chỉ còn 1 USD/người.
"Chúng tôi tin rằng cách tiếp cận của chúng tôi sẽ phù hợp với các thành phố khác và hy vọng có thể mở rộng dự án ra quy mô toàn cầu", Giáo sư Scott nhấn mạnh.
Bình luận