Đó là khẳng định của ông Hoàng Tuấn Anh - bộ trưởng Bộ VH-TT&DL - tại hội nghị tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội sáu tháng đầu năm 2015 diễn ra ngày 2-7 tại Hà Nội.
“Với tư cách bộ trưởng Bộ
VH-TT&DL, đại biểu Quốc hội, tôi xin khẳng định nghi thức hiến sinh dã man động vật trong một số lễ hội như: lễ hội chém lợn giữa sân đình tại Bắc Ninh, giết trâu tại Phú Thọ dứt khoát phải chấm dứt và loại bỏ” - ông Hoàng Tuấn Anh nói. Tại hội nghị, người đứng đầu ngành văn hóa tỏ ra rất quyết tâm khi “truy” đến cùng một số địa phương còn tồn tại những bất cập trong việc quản lý, tổ chức lễ hội.
Tranh cãi xung quanh tục hiến sinh động vật
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hữu Sơn - phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN - cho rằng trong những năm qua có hai xu hướng ảnh hưởng đến việc quản lý lễ hội.
Thứ nhất, đó là do cơ chế thị trường, xuất phát từ việc người tham gia và tổ chức lễ hội luôn đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu. Điều đó dẫn đến việc người ta cướp tất cả những gì được coi là linh thiêng trong các lễ hội. Thậm chí một số địa phương hiện nay còn mở một số lễ hội để thu tiền bán vé như lễ hội chọi trâu.
Thứ hai, theo ông Sơn, đó là xu hướng toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, chỉ với một chiếc điện thoại di động có chức năng ghi hình thì những hình ảnh rùng rợn về tục hiến tế phơi bày hết ra xã hội.
Vì những điều đó, theo ông Trần Hữu Sơn, cần có sự phân cấp trong việc quản lý lễ hội. Cái gì thuộc về bản sắc của các làng để cho làng quyết, còn những gì cần có sự tham gia quản lý của Nhà nước như: an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh... Nhà nước hãy tham gia.
Theo ông Sơn, hiến sinh là việc không thể không có trong xã hội, quan trọng là cách người ta làm nó như thế nào. Ông Sơn nói: “Không thể ra các mệnh lệnh hành chính để cấm việc hiến sinh động vật trong các lễ hội vì nó không liên quan đến tính mạng con người. Đây là phong tục của các địa phương và nên được điều chỉnh bằng cách vận động người dân thay vì đưa ra các mệnh lệnh hành chính”.
Ông Nguyễn Đình Lợi - đại diện lễ hội chém lợn làng Ném Thượng (tỉnh Bắc Ninh) - cho biết việc thay đổi nhận thức của người dân, nhất là các bô lão trong làng, để chấm dứt việc chém lợn không phải việc có thể làm một sớm một chiều được.
Riêng đại diện đến từ lễ hội cầu trâu (xã Hương Nha, huyện Tam Nông, Phú Thọ) cho rằng địa phương cũng sẽ không bỏ lễ hội này được. Dù vậy, họ sẽ giết trâu với hình thức khác tế nhị, kín đáo hơn thay vì đập đầu trâu cho đến chết như những mùa lễ hội trước.
Ông Vũ Xuân Thành - chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL - chia sẻ: “Cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương không cấm tổ chức lễ hội. Tuy nhiên vẫn là cúng tế thịt trâu, thịt lợn nhưng chúng ta nên hiến sinh bằng hình thức nào đó kín đáo, tế nhị, không gây đau đớn cho động vật hay để lại hình ảnh phản cảm với xã hội”.
Ông Hoàng Tuấn Anh cho rằng thời gian qua dư luận rất phản ứng với hình ảnh đập đầu trâu, chém lợn dã man tại các lễ hội.
Ông Tuấn Anh nói: “Những hình ảnh chém lợn máu me be bét, đập đầu trâu dã man cho đến chết thật sự rất phản cảm, phải chấm dứt ngay. Nói là diễn ra ở hội làng nhưng khi đã lên Internet cả thế giới biết, nó là hình ảnh đất nước, dân tộc chứ không chỉ ở làng nữa.
Tôi khẳng định những lễ hội dã man này không thể xảy ra trong những mùa lễ hội tới. Cơ quan quản lý nhà nước không thể thuyết phục hết lần này đến lần khác, nếu vẫn để những chuyện này xảy ra chứng tỏ chúng ta bất lực, thờ ơ với dư luận”.
Bộ trưởng “truy vấn” lãnh đạo Hà Nội
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Chiêm - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội - cho biết trong mùa lễ hội 2015, Hà Nội đã có nhiều tiến bộ trong việc quản lý, tổ chức lễ hội.
Tuy nhiên một số lễ hội lớn của Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập như: lễ hội chùa Hương hàng quán bày bán mất mỹ quan, ách tắc giao thông, mất vệ sinh vì thiếu thùng rác; tình trạng tranh giành khách du lịch, giá cả chặt chém, bày la liệt hòm công đức... vẫn diễn ra.
Ngay sau khi báo cáo, ông Hoàng Tuấn Anh đã truy vấn lãnh đạo ngành văn hóa thủ đô: “Chính quyền địa phương phải ra tay mạnh mẽ, xử lý đến nơi đến chốn những tiêu cực chứ không chỉ nêu ra tồn tại là xong.
Trong nền kinh tế thị trường ngặt nghèo thì phải có biện pháp xử phạt hành chính thật nặng chứ không thể giáo dục suông được. Cần phải cho các tiêu cực này uống kháng sinh liều cao chứ cứ uống kháng sinh liều thấp, không khỏi mà ho hen kéo dài suốt thì không được.
Chùa Hương thiếu nhà vệ sinh thì từ giờ đến cuối năm các anh phải khắc phục dứt điểm. Đây là chốn thờ Phật mà ngang nhiên bán thịt thú rừng lủng lẳng dọc đường hành hương trông rất kinh khủng. Lễ hội đền Gióng ở Sóc Sơn cũng phải lưu ý, lễ hội mà thanh niên cởi trần trùng trục tranh cướp lộc rất phản cảm. Lộc phải đến bằng lao động chứ không thể cướp mà được”.
Ông Phạm Xuân Phúc - phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL - cho rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng “chặt chém”, nâng giá tại một số lễ hội, khu du lịch xuất phát từ việc ban quản lý, chính quyền đã cho người dân thuê mặt bằng kinh doanh giá quá cao. Vì phải thuê mặt bằng cao nên người bán thường nâng giá, “chặt chém” khách để bù vào khoản đã bỏ ra để thuê mặt bằng.
“Tôi đã vào Sầm Sơn, Thanh Hóa kiểm tra thì thấy 12m2 đất nhưng người bán hàng đã phải thuê với giá 1 tỉ đồng/năm. Có nơi chỉ 4 - 5m2 đất bán hàng vài ngày lễ mà ban quản lý cho thuê đến cả chục triệu đồng, thế nên mới có giá một chai nước suối 25.000 đồng” - ông Phúc nói.
Nguồn: Tuổi trẻ
“Ông ỉn” được đưa ra giữa sân đình để khai đao tại lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh năm 2015 - Ảnh: NG.KHÁNH |
Tranh cãi xung quanh tục hiến sinh động vật
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hữu Sơn - phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN - cho rằng trong những năm qua có hai xu hướng ảnh hưởng đến việc quản lý lễ hội.
Thứ nhất, đó là do cơ chế thị trường, xuất phát từ việc người tham gia và tổ chức lễ hội luôn đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu. Điều đó dẫn đến việc người ta cướp tất cả những gì được coi là linh thiêng trong các lễ hội. Thậm chí một số địa phương hiện nay còn mở một số lễ hội để thu tiền bán vé như lễ hội chọi trâu.
Thứ hai, theo ông Sơn, đó là xu hướng toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, chỉ với một chiếc điện thoại di động có chức năng ghi hình thì những hình ảnh rùng rợn về tục hiến tế phơi bày hết ra xã hội.
Vì những điều đó, theo ông Trần Hữu Sơn, cần có sự phân cấp trong việc quản lý lễ hội. Cái gì thuộc về bản sắc của các làng để cho làng quyết, còn những gì cần có sự tham gia quản lý của Nhà nước như: an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh... Nhà nước hãy tham gia.
Theo ông Sơn, hiến sinh là việc không thể không có trong xã hội, quan trọng là cách người ta làm nó như thế nào. Ông Sơn nói: “Không thể ra các mệnh lệnh hành chính để cấm việc hiến sinh động vật trong các lễ hội vì nó không liên quan đến tính mạng con người. Đây là phong tục của các địa phương và nên được điều chỉnh bằng cách vận động người dân thay vì đưa ra các mệnh lệnh hành chính”.
Ông Nguyễn Đình Lợi - đại diện lễ hội chém lợn làng Ném Thượng (tỉnh Bắc Ninh) - cho biết việc thay đổi nhận thức của người dân, nhất là các bô lão trong làng, để chấm dứt việc chém lợn không phải việc có thể làm một sớm một chiều được.
Riêng đại diện đến từ lễ hội cầu trâu (xã Hương Nha, huyện Tam Nông, Phú Thọ) cho rằng địa phương cũng sẽ không bỏ lễ hội này được. Dù vậy, họ sẽ giết trâu với hình thức khác tế nhị, kín đáo hơn thay vì đập đầu trâu cho đến chết như những mùa lễ hội trước.
Ông Vũ Xuân Thành - chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL - chia sẻ: “Cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương không cấm tổ chức lễ hội. Tuy nhiên vẫn là cúng tế thịt trâu, thịt lợn nhưng chúng ta nên hiến sinh bằng hình thức nào đó kín đáo, tế nhị, không gây đau đớn cho động vật hay để lại hình ảnh phản cảm với xã hội”.
Ông Hoàng Tuấn Anh cho rằng thời gian qua dư luận rất phản ứng với hình ảnh đập đầu trâu, chém lợn dã man tại các lễ hội.
Ông Tuấn Anh nói: “Những hình ảnh chém lợn máu me be bét, đập đầu trâu dã man cho đến chết thật sự rất phản cảm, phải chấm dứt ngay. Nói là diễn ra ở hội làng nhưng khi đã lên Internet cả thế giới biết, nó là hình ảnh đất nước, dân tộc chứ không chỉ ở làng nữa.
Tôi khẳng định những lễ hội dã man này không thể xảy ra trong những mùa lễ hội tới. Cơ quan quản lý nhà nước không thể thuyết phục hết lần này đến lần khác, nếu vẫn để những chuyện này xảy ra chứng tỏ chúng ta bất lực, thờ ơ với dư luận”.
Bộ trưởng “truy vấn” lãnh đạo Hà Nội
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Chiêm - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội - cho biết trong mùa lễ hội 2015, Hà Nội đã có nhiều tiến bộ trong việc quản lý, tổ chức lễ hội.
Tuy nhiên một số lễ hội lớn của Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập như: lễ hội chùa Hương hàng quán bày bán mất mỹ quan, ách tắc giao thông, mất vệ sinh vì thiếu thùng rác; tình trạng tranh giành khách du lịch, giá cả chặt chém, bày la liệt hòm công đức... vẫn diễn ra.
Ngay sau khi báo cáo, ông Hoàng Tuấn Anh đã truy vấn lãnh đạo ngành văn hóa thủ đô: “Chính quyền địa phương phải ra tay mạnh mẽ, xử lý đến nơi đến chốn những tiêu cực chứ không chỉ nêu ra tồn tại là xong.
Trong nền kinh tế thị trường ngặt nghèo thì phải có biện pháp xử phạt hành chính thật nặng chứ không thể giáo dục suông được. Cần phải cho các tiêu cực này uống kháng sinh liều cao chứ cứ uống kháng sinh liều thấp, không khỏi mà ho hen kéo dài suốt thì không được.
Chùa Hương thiếu nhà vệ sinh thì từ giờ đến cuối năm các anh phải khắc phục dứt điểm. Đây là chốn thờ Phật mà ngang nhiên bán thịt thú rừng lủng lẳng dọc đường hành hương trông rất kinh khủng. Lễ hội đền Gióng ở Sóc Sơn cũng phải lưu ý, lễ hội mà thanh niên cởi trần trùng trục tranh cướp lộc rất phản cảm. Lộc phải đến bằng lao động chứ không thể cướp mà được”.
Ông Phạm Xuân Phúc - phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL - cho rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng “chặt chém”, nâng giá tại một số lễ hội, khu du lịch xuất phát từ việc ban quản lý, chính quyền đã cho người dân thuê mặt bằng kinh doanh giá quá cao. Vì phải thuê mặt bằng cao nên người bán thường nâng giá, “chặt chém” khách để bù vào khoản đã bỏ ra để thuê mặt bằng.
“Tôi đã vào Sầm Sơn, Thanh Hóa kiểm tra thì thấy 12m2 đất nhưng người bán hàng đã phải thuê với giá 1 tỉ đồng/năm. Có nơi chỉ 4 - 5m2 đất bán hàng vài ngày lễ mà ban quản lý cho thuê đến cả chục triệu đồng, thế nên mới có giá một chai nước suối 25.000 đồng” - ông Phúc nói.
Bình luận