• Zalo

Lo Trung Quốc 'soán ngôi', Mỹ tích cực cải tiến các loại tên lửa chống hạm

Thế giớiThứ Ba, 15/12/2015 02:48:00 +07:00Google News

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang khiến Mỹ phải bận tâm để giữ vững vị trí quốc gia có hải quân mạnh nhất thế giới.

(VTC News) - Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang khiến Mỹ phải bận tâm để giữ vững vị trí quốc gia có hải quân mạnh nhất thế giới.
Mỹ từ lâu vẫn được xem là quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới. 
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng buộc các nhà chiến lược Mỹ phải tìm cách giữ vững vị trí, chẳng hạn như chi hàng triệu USD để cải tiến tên lửa chống hạm. Một sự đầu tư chưa từng có trong nhiều thập kỷ gần đây.
Tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa đánh chặn SM-3
Tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa đánh chặn SM-3 
Lần cuối cùng Hải quân Mỹ đánh chìm tàu của nước khác là 27 năm trước, khi tàu USS Simpson tấn công tàu chiến của Iran nhằm trả đũa vụ tàu Iran tấn công tàu Mỹ.
Sau sự kiện đó, Washington luôn tự cho mình giữ vị trí 'bá chủ' trên các vùng biển khắp thế giới.
Tuy nhiên, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang khiến Mỹ phải bận tâm để giữ vững vị trí của mình.
Từ năm 1977, Hải quân Mỹ sử dụng loại tên lửa chống hạm Harpoon. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ lo ngại Hải quân Trung Quốc có khả năng phá hủy hoặc đánh chặn loại tên lửa này. 
Vì vậy, Mỹ đang tìm cách cải tiến các loại tên lửa chống hạm của mình. Một trong những lựa chọn được xem xét là trang bị thêm cho tên lửa hành trình Tomahawk. 
Loại tên lửa này ban đầu có mục đích thiết kế là nhắm tới các mục tiêu trên bộ. Lầu Năm Góc đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa Tomahawk cải tiến từ tháng hồi đầu năm nay. 
Giới chức quân sự Mỹ tin tưởng phiên bản Tomahawk chống hạm có thể được triển khai trong vài năm tới.
Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu phát triển tên lửa tầm xa chống hạm, loại tên lửa được phát triển từ một mẫu tên lửa thiết kế cho máy bay chiến đấu.
"Những phiên bản tên lửa cải tiến sẽ buộc các đối thủ của Mỹ "thức tỉnh và thay vì lo ngại về những tàu sân bay hay ngư lôi phóng đi từ tàu ngầm, họ phải bận tâm về những tàu chiến của chúng tôi và khả năng tấn công", phó Đô đốc Thomas Rowden, Chỉ huy đơn vị của Hải quân Mỹ nói với trang Aviation Week.
Mỹ cũng đang xem xét khả năng mở rộng các phi đội máy bay Thái Binh Dương trên khu vực rộng hơn từ Palau tới Philippines. 
Bằng cách này có thể làm giảm tác động của một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào bất kỳ căn cứ không quân nào của Mỹ.
Giới chức quân sự Mỹ lo ngại về chiến lược mở rộng của hải quân. Với hơn 300 tàu chiến trong các hạm đội, Bắc Kinh có thể nhanh chóng giành lợi thế nếu Washington muốn vào Thái Bình Dương. 
Lầu Năm Góc cũng rất lo ngại về tên lửa đạn đạo diệt hạm Đông Phong DF-21D của Trung Quốc.


Minh Lý (Theo Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn