Lý giải việc đốn hạ hàng chục cây xanh trăm tuổi trong Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp cho biết vì lo rừng sến biến mất.
Gần đây, nhiều hộ dân tại 2 xã Hà Tân, Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa nghi ngờ việc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho đốn hạ hàng chục cây lim xanh hàng trăm năm tuổi trong Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy có dấu hiệu không minh bạch.
Có mặt tại Tiểu khu 464 (thôn Tam Quy, xã Hà Lĩnh), chúng tôi thấy nhiều cây lim xanh bị đốn hạ, gỗ đã được vận chuyển ra ngoài, chỉ còn trơ lại những gốc cây đang rỉ nhựa. Những cây bị hạ có đường kính từ 22-54 cm.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp, cho biết việc chặt hạ lim xanh nằm trong kế hoạch “Chặt lim xanh nhằm bảo tồn loài sến mật”. Đây là đề án đã được UBND tỉnh Thanh Hóa thông qua. “Đặc trưng của rừng sến Tam Quy là sến và lim sống xen kẽ nhưng sến là chủ yếu. Tuy nhiên, cây lim đang chèn ép không gian dinh dưỡng của cây sến do cao hơn, che hết ánh sáng. Vì thế, cây sến chết dần dẫn đến nguy cơ rừng bị thay thế bởi cây lim trong vài chục năm nữa, nếu chúng ta không có sự can thiệp” - ông Sơn giải thích.
Cũng theo ông Sơn, trong đề tài nghiên cứu khoa học này, sẽ có 100 cây lim xanh thuộc 2 xã Hà Lĩnh (25 cây), Hà Tân (75 cây) bị đốn hạ. Tuy nhiên, ngay khi triển khai chặt hạ tại xã Hà Tân, trung tâm đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Vì thế, đơn vị này phải dừng lại và chuyển việc đốn hạ cây lim lên xã Hà Lĩnh. “Chúng tôi đã đốn hạ 25 cây lim xanh, tất cả gỗ đã được chuyển về trung tâm để chờ thanh lý. Đây là đề tài khoa học nên không có lợi dụng việc đốn hạ cây để tư lợi” - ông Sơn khẳng định.
Về thắc mắc của người dân là sao không cắt tỉa cành mà phải chặt hạ cây lim, ông Sơn lý giải: “Lúc đầu, chúng tôi đã tính đến phương án này nhưng không khả thi do lim xanh thuộc cây sống khỏe, tỉa cành xong lại ra cành khác rất nhanh. Vả lại, việc cắt tỉa rất tốn kém, trong khi kinh phí lại hạn hẹp. Mặc dù cây lim xanh có giá trị như cây sến nhưng đây là khu bảo tồn loài sến. Do đó, để rừng sến khỏi bị biến mất, chúng tôi buộc lòng phải đốn hạ lim xanh. Đây là đề tài khoa học, để đánh giá được kết quả của nó phải mất từ 15 đến 20 năm” .
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện rừng sến Tam Quy có hàng ngàn cây lim xanh tuổi đời hàng trăm năm, vì thế nếu đề án trên được đánh giá thành công thì số lượng cây lim xanh bị đốn hạ sẽ không dừng lại ở con số 100.
Rừng sến này nằm ở 2 xã Hà Tân và Hà Lĩnh, được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 360 ha. Dự án Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001, có tổng diện tích tự nhiên 518,5 ha.
Nguồn: Tuấn Minh(Người lao động)
Gần đây, nhiều hộ dân tại 2 xã Hà Tân, Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa nghi ngờ việc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho đốn hạ hàng chục cây lim xanh hàng trăm năm tuổi trong Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy có dấu hiệu không minh bạch.
Có mặt tại Tiểu khu 464 (thôn Tam Quy, xã Hà Lĩnh), chúng tôi thấy nhiều cây lim xanh bị đốn hạ, gỗ đã được vận chuyển ra ngoài, chỉ còn trơ lại những gốc cây đang rỉ nhựa. Những cây bị hạ có đường kính từ 22-54 cm.
Một cây lim xanh vừa bị đốn hạ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy |
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp, cho biết việc chặt hạ lim xanh nằm trong kế hoạch “Chặt lim xanh nhằm bảo tồn loài sến mật”. Đây là đề án đã được UBND tỉnh Thanh Hóa thông qua. “Đặc trưng của rừng sến Tam Quy là sến và lim sống xen kẽ nhưng sến là chủ yếu. Tuy nhiên, cây lim đang chèn ép không gian dinh dưỡng của cây sến do cao hơn, che hết ánh sáng. Vì thế, cây sến chết dần dẫn đến nguy cơ rừng bị thay thế bởi cây lim trong vài chục năm nữa, nếu chúng ta không có sự can thiệp” - ông Sơn giải thích.
Cũng theo ông Sơn, trong đề tài nghiên cứu khoa học này, sẽ có 100 cây lim xanh thuộc 2 xã Hà Lĩnh (25 cây), Hà Tân (75 cây) bị đốn hạ. Tuy nhiên, ngay khi triển khai chặt hạ tại xã Hà Tân, trung tâm đã vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Vì thế, đơn vị này phải dừng lại và chuyển việc đốn hạ cây lim lên xã Hà Lĩnh. “Chúng tôi đã đốn hạ 25 cây lim xanh, tất cả gỗ đã được chuyển về trung tâm để chờ thanh lý. Đây là đề tài khoa học nên không có lợi dụng việc đốn hạ cây để tư lợi” - ông Sơn khẳng định.
Về thắc mắc của người dân là sao không cắt tỉa cành mà phải chặt hạ cây lim, ông Sơn lý giải: “Lúc đầu, chúng tôi đã tính đến phương án này nhưng không khả thi do lim xanh thuộc cây sống khỏe, tỉa cành xong lại ra cành khác rất nhanh. Vả lại, việc cắt tỉa rất tốn kém, trong khi kinh phí lại hạn hẹp. Mặc dù cây lim xanh có giá trị như cây sến nhưng đây là khu bảo tồn loài sến. Do đó, để rừng sến khỏi bị biến mất, chúng tôi buộc lòng phải đốn hạ lim xanh. Đây là đề tài khoa học, để đánh giá được kết quả của nó phải mất từ 15 đến 20 năm” .
Video: Xôn xao về đề ắn chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện rừng sến Tam Quy có hàng ngàn cây lim xanh tuổi đời hàng trăm năm, vì thế nếu đề án trên được đánh giá thành công thì số lượng cây lim xanh bị đốn hạ sẽ không dừng lại ở con số 100.
Rừng sến này nằm ở 2 xã Hà Tân và Hà Lĩnh, được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 360 ha. Dự án Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001, có tổng diện tích tự nhiên 518,5 ha.
Nguồn: Tuấn Minh(Người lao động)
Bình luận