Năm 2015 được đánh giá là một năm thành công nhưng thu ngân sách vẫn không đủ chi thường xuyên và trả nợ.
Những nhận định nói trên được nêu trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tếxã hội 2015 và triển khai kế hoạch 2016, vừa được Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ký nêu rõ, cân đối ngân sách trung ương khó khăn do giá dầu thô xuống thấp. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước chưa hợp lý.
Với bối cảnh giai đoạn 2016 - 2020, một trong những lưu ý từ cơ quan thẩm tra với Chính phủ là an ninh tài chính quốc gia bị đe dọa khi nợ công đã sắp đến mức trần cho phép. Ảnh minh họa
Cụ thể, chi đầu tư phát triển giảm mạnh từ 30,6% tổng chi ngân sách trong giai đoạn 2001-2005 xuống còn 28,2% trong giai đoạn 2006-2010 và còn khoảng 23,6% trong giai đoạn 2011-2015.
Đáng chú ý, theo VnEconomy, bản báo cáo này nói rõ, “tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.
Vẫn nằm trong phần hạn chế, báo cáo nêu: hoạt động của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp.
Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Tệ nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp.
Đánh giá chung, phần kết quả, Chính phủ cho biết công tác phòng chống tham nhũng được tăng cường, đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn. Tuy nhiên, trong phần hạn chế, không có chữ tham nhũng nào được nhắc đến.
Trước đó, hồi đầu tháng 3/2016, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khi ấy cũng cho biết, do cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, nhu cầu chi thường xuyên lớn nên khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Tổng mức ngân sách trung ương trung hạn 5 năm 2016-2020 (vốn trong nước) chỉ đáp ứng được khoản 30% nhu cầu đầu tư của cả nước. Số vốn ứng trước chưa bố trí được nguồn thanh toán còn khá lớn so với khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước trong 5 năm tới.
Ngoài ra đối với các dự án của một số Bộ, ngành trung ương, địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản, số vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương lớn, nếu trong kế hoạch trung hạn bố trí để thanh toán hết số nợ và số ứng trước thì sẽ không còn nguồn để đối ứng các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp và thực hiện các mục tiêu khác; thậm chí sẽ không còn nguồn để khởi công mới như Bộ GTVT, các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Thuận...
Nhiều dự án cấp bách đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn nhưng do tổng mức đầu tư quá lớn, các Bộ, ngành trung ương và địa phương chưa cân đối được số vốn được phân bổ. Đồng thời vẫn chưa bố trí được đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA trọng điểm.
Cũng vào thời điểm trên, theo Ủy ban Tài chính-Ngân sách, tính đến cuối năm 2015 nợ Chính phủ là 50,3%GDP, đã vượt mức trần cho phép, nếu tính cả các khoản nợ khác của ngân sách nhà nước thì còn có thể cao hơn.
Nếu xét về cơ cấu, nợ vay trong nước tăng nhanh so với giai đoạn trước, bình quân tăng 29%/năm, tỷ trọng vốn vay kỳ hạn ngắn cao nên ngân sách nhà nước mới bố trí đủ chi trả nợ lãi, chi trả nợ gốc ở mức thấp, khiến phải vay đảo nợ, gây lúng túng, bị động trong điều hành ngân sách.
Đối với nợ nước ngoài, Ủy ban Tài chính-Ngân sách nhìn nhận, trong những năm gần đây có xu hướng tăng vay nợ nước ngoài, trong đó có nhiều khoản nợ có thời hạn vay ngắn hơn, lãi suất và chi phí vay tăng. Điều này đồng nghĩa với việc độ rủi ro đối với các khoản nợ vay nước ngoài tăng cao khi có biến động về tỷ giá, giá trị của đồng ngoại tệ tăng…
Đáng chú ý, qua giám sát thực tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, việc sử dụng vốn vay còn dàn trải, hiệu quả thấp; dự án phê duyệt, điều chỉnh tổng mức, điều chỉnh hợp đồng còn khá phổ biến,tổ chức thực hiện một số dự án còn bất cập. Công tác quản lý nợ công còn phân tán, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương.
Nguồn: Báo Đất Việt
Những nhận định nói trên được nêu trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tếxã hội 2015 và triển khai kế hoạch 2016, vừa được Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ký nêu rõ, cân đối ngân sách trung ương khó khăn do giá dầu thô xuống thấp. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước chưa hợp lý.
Cụ thể, chi đầu tư phát triển giảm mạnh từ 30,6% tổng chi ngân sách trong giai đoạn 2001-2005 xuống còn 28,2% trong giai đoạn 2006-2010 và còn khoảng 23,6% trong giai đoạn 2011-2015.
Đáng chú ý, theo VnEconomy, bản báo cáo này nói rõ, “tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.
Vẫn nằm trong phần hạn chế, báo cáo nêu: hoạt động của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp.
Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Tệ nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp.
Đánh giá chung, phần kết quả, Chính phủ cho biết công tác phòng chống tham nhũng được tăng cường, đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn. Tuy nhiên, trong phần hạn chế, không có chữ tham nhũng nào được nhắc đến.
Trước đó, hồi đầu tháng 3/2016, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khi ấy cũng cho biết, do cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, nhu cầu chi thường xuyên lớn nên khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Tổng mức ngân sách trung ương trung hạn 5 năm 2016-2020 (vốn trong nước) chỉ đáp ứng được khoản 30% nhu cầu đầu tư của cả nước. Số vốn ứng trước chưa bố trí được nguồn thanh toán còn khá lớn so với khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước trong 5 năm tới.
Ngoài ra đối với các dự án của một số Bộ, ngành trung ương, địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản, số vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương lớn, nếu trong kế hoạch trung hạn bố trí để thanh toán hết số nợ và số ứng trước thì sẽ không còn nguồn để đối ứng các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp và thực hiện các mục tiêu khác; thậm chí sẽ không còn nguồn để khởi công mới như Bộ GTVT, các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Thuận...
Nhiều dự án cấp bách đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn nhưng do tổng mức đầu tư quá lớn, các Bộ, ngành trung ương và địa phương chưa cân đối được số vốn được phân bổ. Đồng thời vẫn chưa bố trí được đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA trọng điểm.
Cũng vào thời điểm trên, theo Ủy ban Tài chính-Ngân sách, tính đến cuối năm 2015 nợ Chính phủ là 50,3%GDP, đã vượt mức trần cho phép, nếu tính cả các khoản nợ khác của ngân sách nhà nước thì còn có thể cao hơn.
Nếu xét về cơ cấu, nợ vay trong nước tăng nhanh so với giai đoạn trước, bình quân tăng 29%/năm, tỷ trọng vốn vay kỳ hạn ngắn cao nên ngân sách nhà nước mới bố trí đủ chi trả nợ lãi, chi trả nợ gốc ở mức thấp, khiến phải vay đảo nợ, gây lúng túng, bị động trong điều hành ngân sách.
Đối với nợ nước ngoài, Ủy ban Tài chính-Ngân sách nhìn nhận, trong những năm gần đây có xu hướng tăng vay nợ nước ngoài, trong đó có nhiều khoản nợ có thời hạn vay ngắn hơn, lãi suất và chi phí vay tăng. Điều này đồng nghĩa với việc độ rủi ro đối với các khoản nợ vay nước ngoài tăng cao khi có biến động về tỷ giá, giá trị của đồng ngoại tệ tăng…
Đáng chú ý, qua giám sát thực tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, việc sử dụng vốn vay còn dàn trải, hiệu quả thấp; dự án phê duyệt, điều chỉnh tổng mức, điều chỉnh hợp đồng còn khá phổ biến,tổ chức thực hiện một số dự án còn bất cập. Công tác quản lý nợ công còn phân tán, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương.
Nguồn: Báo Đất Việt
Bình luận