Bà Nguyễn Thị Liên (Hoàng Cầu, Hà Nội) vừa nhuộm tóc hôm trước, qua một đêm ngủ dậy thì mặt sưng vù, da đầu ngứa rát khó chịu.
Đi khám da liễu bà mới biết mình bị dị ứng thuốc nhuộm tóc.
Nhuộm tóc về, sau một đêm ngủ dậy thấy da đầu ngứa và có vẻ hơi nóng rát, bà Liên cho rằng, có thể vì thợ gội đầu đã gội không sạch hết thuốc nhuộm. Vì vậy, bà tự gội lại với dầu gội đầu đến 2 lần và gãi cho thật sạch.
Nhưng đến gần trưa bà lại thấy ngứa rát hơn và da mặt đỏ lên, mắt mũi sưng húp. Đến hôm sau nữa da đầu bắt đầu nổi mụn nước cùng các nốt ban đỏ lan rộng.
Đi khám ở Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) bà Liên mới biết mình bị dị ứng thuốc nhuộm.
Tuy nhiên, đến lúc này thì bệnh của bà đã quá nặng. Các mụn nước trên đầu vỡ ra, chảy nước, lở loét và rụng tóc rất nhiều, mặt bà cũng sưng húp rất khó chịu.
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), Chủ nhiệm Bộ môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, dị ứng với thuốc nhuộm tóc cũng được coi là một dạng dị ứng mỹ phẩm.
Thông thường, dị ứng loại này chỉ gây tổn thương da như ban đỏ, mụn nước, có thể điều trị khỏi trong 3 - 5 ngày.
Tuy nhiên, có những trường hợp không chỉ tổn thương tại chỗ mà lan ra khắp cơ thể khiến việc điều trị dai dẳng, thậm chí nếu nhiễm khuẩn, như trường hợp này, tổn thương sâu có thể để lại sẹo.
Việc sưng húp mặt, mắt, mũi cũng có thể là một biểu hiện dị ứng lan rộng chứ không hoàn toàn do thuốc nhuộm chảy xuống mặt.
Biểu hiện lâm sàng của viêm da tiếp xúc thường là bôi chỗ nào sẽ ảnh hưởng tiếp chỗ đó. Trường hợp lan ra những vùng da khác hoặc lan ra toàn thân là do cơ địa quá mẫn cảm nên có phản ứng mạnh mẽ như vậy.
Điều này có thể lý giải là do các tế bào tham gia phản ứng dị ứng có mặt khắp toàn bộ da cơ thể, tùy theo sự kích ứng và độ nhạy cảm ở mỗi người mà có thể chỉ biểu hiện tổn thương tại chỗ hoặc lan rộng.
Bà Liên phải điều trị rất phức tạp sau khi nhuộm tóc |
Nhuộm tóc về, sau một đêm ngủ dậy thấy da đầu ngứa và có vẻ hơi nóng rát, bà Liên cho rằng, có thể vì thợ gội đầu đã gội không sạch hết thuốc nhuộm. Vì vậy, bà tự gội lại với dầu gội đầu đến 2 lần và gãi cho thật sạch.
Nhưng đến gần trưa bà lại thấy ngứa rát hơn và da mặt đỏ lên, mắt mũi sưng húp. Đến hôm sau nữa da đầu bắt đầu nổi mụn nước cùng các nốt ban đỏ lan rộng.
Đi khám ở Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) bà Liên mới biết mình bị dị ứng thuốc nhuộm.
Tuy nhiên, đến lúc này thì bệnh của bà đã quá nặng. Các mụn nước trên đầu vỡ ra, chảy nước, lở loét và rụng tóc rất nhiều, mặt bà cũng sưng húp rất khó chịu.
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), Chủ nhiệm Bộ môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, dị ứng với thuốc nhuộm tóc cũng được coi là một dạng dị ứng mỹ phẩm.
Thông thường, dị ứng loại này chỉ gây tổn thương da như ban đỏ, mụn nước, có thể điều trị khỏi trong 3 - 5 ngày.
Tuy nhiên, có những trường hợp không chỉ tổn thương tại chỗ mà lan ra khắp cơ thể khiến việc điều trị dai dẳng, thậm chí nếu nhiễm khuẩn, như trường hợp này, tổn thương sâu có thể để lại sẹo.
Việc sưng húp mặt, mắt, mũi cũng có thể là một biểu hiện dị ứng lan rộng chứ không hoàn toàn do thuốc nhuộm chảy xuống mặt.
Biểu hiện lâm sàng của viêm da tiếp xúc thường là bôi chỗ nào sẽ ảnh hưởng tiếp chỗ đó. Trường hợp lan ra những vùng da khác hoặc lan ra toàn thân là do cơ địa quá mẫn cảm nên có phản ứng mạnh mẽ như vậy.
Điều này có thể lý giải là do các tế bào tham gia phản ứng dị ứng có mặt khắp toàn bộ da cơ thể, tùy theo sự kích ứng và độ nhạy cảm ở mỗi người mà có thể chỉ biểu hiện tổn thương tại chỗ hoặc lan rộng.
Theo Kienthuc
Bình luận