“Em thường xuyên "đồn trú" trên đỉnh đèn bởi đây là nơi sóng điện thoại mạnh nhất trên đảo, em có thể vào mạng xã hội để ngắm ảnh các cháu cho đỡ nhớ”.
Không khoác trên mình bộ quân phục oai vệ, chẳng quân hàm, quân hiệu, nhưng những người gác hải đăng ở Trường Sa vẫn thường được ngư dân quen gọi là “những anh lính đèn”. Không cầm súng, nhưng họ cũng có những chiến công của riêng mình. Trong những cơn bão biển, họ cũng không quản ngại lao mình xuống sóng dữ để cứu người gặp nạn.
Nam Yết là hòn đảo rất đẹp nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa. Phần nhô lên hình bầu dục thực chất chỉ là một phần rất nhỏ của đảo, khi thủy triều xuống thấp, nhìn từ ngọn hải đăng, bãi san hô ẩn hiện ngay dưới lớp nước biển chỉ còn ngập chừng 20cm, kéo dài tới 1.000m. Chính vì phạm vi san hô chìm rộng lớn, nên hải đăng Nam Yết trở thành công trình quan trọng vào bậc nhất trên đảo, trở thành con mắt biển giúp cho tàu thuyền của ngư dân không bị mắc cạn, đặc biệt là trong mùa mưa bão thường kéo dài từ 6-8 tháng mỗi năm.
Nhìn hình dáng bên ngoài, Nguyễn Văn Thuấn còn rất trẻ, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 25 của anh. Tôi bắt gặp Thuấn trên đỉnh ngọn hải đăng Nam Yết giữa trưa nắng, khi những thành viên còn lại ở nhà đèn đều đang nghỉ ngơi. “Lẻn lên đây điện thoại cho bạn gái hả?”, tôi hỏi khi thấy Thuấn 2 tay cầm 2 chiếc máy điện thoại, ngồi nhìn xa xăm ra biển. “Đâu có, em chưa có bạn gái, nhận nhiệm vụ làm việc ở những ngọn hải đăng này, chuyện tình cảm anh em trẻ tuổi thường phải gác lại một bên anh ạ”, Thuấn thật thà trả lời.
Thuấn quê ở Thái Bình, mới ra Nam Yết được vài tháng (dù đã ra Trường Sa vài năm), cái nắng gió nơi biển đảo phủ lên người anh một lớp da rắn rỏi. Hàng ngày, công việc của Thuấn là bảo dưỡng dàn đèn, lau chùi các lớp cửa kính bên trên ngọn hải đăng, kiểm tra ắc quy và kiêm luôn cả việc kiểm tra các thiết bị đo đạc khí hậu trên biển. Công việc không vất vả, nhưng không cho phép “người lính nhà đèn” được phép lơ là, bởi chỉ một khoảnh khắc ngọn đèn bất chợt dở chứng thôi, thì sẽ rất nhiều người có thể gặp nguy hiểm.
Không như những người chiến sĩ hải quân ngày đêm canh gác, tham gia huấn luyện trên đảo, những người phụ trách hải đăng như Thuấn có nhiều thời gian thảnh thơi hơn, nên nỗi nhớ nhà cũng vì thế mà bất chợt ập đến thường xuyên hơn.
“Những lúc như thế, em lại trèo lên đây. Vì ở trên đỉnh ngọn hải đăng này, sóng của Viettel mạnh nhất, bởi không chỉ nhờ cột BTS trên Nam Yết, mà ở đây, điện thoại còn bắt được cả sóng từ đảo Sơn Ca”, Thuấn vui vẻ nói. “Nhờ thế, em vẫn giữ được thói quen từ hồi còn ở nhà là vào mạng xã hội, theo dõi tin tức của bạn bè, và đặc biệt là ngắm ảnh 2 đứa cháu”.
Nhà Thuấn ở Thái Bình có 3 chị em. Chị cả là giáo viên, vừa sinh đôi 1 trai, 1 gái. 2 đứa bé nhỏ xíu mới vài tháng tuổi được cậu Thuấn cưng lắm, ngày nào cũng gọi điện về chỉ để nghe thấy tiếng “ê, a”. Em trai Thuấn cũng theo chân anh, trở thành người gác hải đăng, hiện đang nhận nhiệm vụ ở đảo An Bang, cũng thuộc quần đảo Trường Sa.
“Ra đảo cũng lâu mà chưa khi nào em thấy khoảng cách giữa các chị em trong nhà xa xôi, vì cả gia đình gọi điện thoại cho nhau hàng ngày. Nhiều khi đêm khuya, 2 anh em còn gọi điện trao đổi với nhau về kinh nghiệm ở nhà đèn, rồi kể những câu chuyện vui vui khi tham gia hoạt động văn nghệ trên đảo với các chiến sĩ hải quân, hoặc đôi khi là chia sẻ cả những kinh nghiệm sống quý báu… Em đón nhận những lời dạy dỗ của chị gái chẳng khác nào như ngày còn ở đất liền cả”.
Chìa ra 2 chiếc điện thoại Smartphone E71 và 1200, Thuấn cười: “Em lúc nào cũng 2 tay 2 súng. Một điện thoại để liên lạc với gia đình, một chiếc để thỉnh thoảng đọc báo mạng, cập nhật thông tin, giờ là thời đại công nghệ rồi, người ở các trạm hải đăng không còn phải đợi báo giấy từ đất liền chuyển ra nữa. Tháng nào em cũng tốn 200.000 nhờ chị gái mua thẻ Viettel đấy”.
Hàng năm, Thuấn cũng được về thăm nhà giống như các chiến sĩ trên đảo, mỗi lần như thế, Thuấn kể, mẹ Thuấn lại ngồi nói chuyện với các con cả đêm, hỏi thăm về sức khỏe, về cuộc sống trên đảo và động viên 2 anh em làm tốt các nhiệm vụ ở vị trí của mình.
“Giờ này đang mùa gặt, hôm qua đọc báo thấy viết miền Bắc đang nắng nóng… Nhưng năm nay, em yên tâm hơn nhiều khi thu nhập của em trên đảo đủ để giúp bố mẹ ở nhà thuê người làm đồng giúp, và rảnh rang hơn để chăm sóc các cháu ngoại”.
Không trả lời câu hỏi về tình yêu đối với nghề nghiệp mình lựa chọn, Thuấn chỉ bảo: “Em muốn đến làm việc tại tất cả các hòn đảo có hải đăng ở Trường Sa”.
Theo Tri thức
Không khoác trên mình bộ quân phục oai vệ, chẳng quân hàm, quân hiệu, nhưng những người gác hải đăng ở Trường Sa vẫn thường được ngư dân quen gọi là “những anh lính đèn”. Không cầm súng, nhưng họ cũng có những chiến công của riêng mình. Trong những cơn bão biển, họ cũng không quản ngại lao mình xuống sóng dữ để cứu người gặp nạn.
Hải đăng Nam Yết. |
Nam Yết là hòn đảo rất đẹp nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa. Phần nhô lên hình bầu dục thực chất chỉ là một phần rất nhỏ của đảo, khi thủy triều xuống thấp, nhìn từ ngọn hải đăng, bãi san hô ẩn hiện ngay dưới lớp nước biển chỉ còn ngập chừng 20cm, kéo dài tới 1.000m. Chính vì phạm vi san hô chìm rộng lớn, nên hải đăng Nam Yết trở thành công trình quan trọng vào bậc nhất trên đảo, trở thành con mắt biển giúp cho tàu thuyền của ngư dân không bị mắc cạn, đặc biệt là trong mùa mưa bão thường kéo dài từ 6-8 tháng mỗi năm.
Nhìn hình dáng bên ngoài, Nguyễn Văn Thuấn còn rất trẻ, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 25 của anh. Tôi bắt gặp Thuấn trên đỉnh ngọn hải đăng Nam Yết giữa trưa nắng, khi những thành viên còn lại ở nhà đèn đều đang nghỉ ngơi. “Lẻn lên đây điện thoại cho bạn gái hả?”, tôi hỏi khi thấy Thuấn 2 tay cầm 2 chiếc máy điện thoại, ngồi nhìn xa xăm ra biển. “Đâu có, em chưa có bạn gái, nhận nhiệm vụ làm việc ở những ngọn hải đăng này, chuyện tình cảm anh em trẻ tuổi thường phải gác lại một bên anh ạ”, Thuấn thật thà trả lời.
Thuấn quê ở Thái Bình, mới ra Nam Yết được vài tháng (dù đã ra Trường Sa vài năm), cái nắng gió nơi biển đảo phủ lên người anh một lớp da rắn rỏi. Hàng ngày, công việc của Thuấn là bảo dưỡng dàn đèn, lau chùi các lớp cửa kính bên trên ngọn hải đăng, kiểm tra ắc quy và kiêm luôn cả việc kiểm tra các thiết bị đo đạc khí hậu trên biển. Công việc không vất vả, nhưng không cho phép “người lính nhà đèn” được phép lơ là, bởi chỉ một khoảnh khắc ngọn đèn bất chợt dở chứng thôi, thì sẽ rất nhiều người có thể gặp nguy hiểm.
Không như những người chiến sĩ hải quân ngày đêm canh gác, tham gia huấn luyện trên đảo, những người phụ trách hải đăng như Thuấn có nhiều thời gian thảnh thơi hơn, nên nỗi nhớ nhà cũng vì thế mà bất chợt ập đến thường xuyên hơn.
“Những lúc như thế, em lại trèo lên đây. Vì ở trên đỉnh ngọn hải đăng này, sóng của Viettel mạnh nhất, bởi không chỉ nhờ cột BTS trên Nam Yết, mà ở đây, điện thoại còn bắt được cả sóng từ đảo Sơn Ca”, Thuấn vui vẻ nói. “Nhờ thế, em vẫn giữ được thói quen từ hồi còn ở nhà là vào mạng xã hội, theo dõi tin tức của bạn bè, và đặc biệt là ngắm ảnh 2 đứa cháu”.
Nguyễn Văn Thuấn đang làm nhiệm vụ trên đỉnh hải đăng. |
Nhà Thuấn ở Thái Bình có 3 chị em. Chị cả là giáo viên, vừa sinh đôi 1 trai, 1 gái. 2 đứa bé nhỏ xíu mới vài tháng tuổi được cậu Thuấn cưng lắm, ngày nào cũng gọi điện về chỉ để nghe thấy tiếng “ê, a”. Em trai Thuấn cũng theo chân anh, trở thành người gác hải đăng, hiện đang nhận nhiệm vụ ở đảo An Bang, cũng thuộc quần đảo Trường Sa.
“Ra đảo cũng lâu mà chưa khi nào em thấy khoảng cách giữa các chị em trong nhà xa xôi, vì cả gia đình gọi điện thoại cho nhau hàng ngày. Nhiều khi đêm khuya, 2 anh em còn gọi điện trao đổi với nhau về kinh nghiệm ở nhà đèn, rồi kể những câu chuyện vui vui khi tham gia hoạt động văn nghệ trên đảo với các chiến sĩ hải quân, hoặc đôi khi là chia sẻ cả những kinh nghiệm sống quý báu… Em đón nhận những lời dạy dỗ của chị gái chẳng khác nào như ngày còn ở đất liền cả”.
Chìa ra 2 chiếc điện thoại Smartphone E71 và 1200, Thuấn cười: “Em lúc nào cũng 2 tay 2 súng. Một điện thoại để liên lạc với gia đình, một chiếc để thỉnh thoảng đọc báo mạng, cập nhật thông tin, giờ là thời đại công nghệ rồi, người ở các trạm hải đăng không còn phải đợi báo giấy từ đất liền chuyển ra nữa. Tháng nào em cũng tốn 200.000 nhờ chị gái mua thẻ Viettel đấy”.
Hàng năm, Thuấn cũng được về thăm nhà giống như các chiến sĩ trên đảo, mỗi lần như thế, Thuấn kể, mẹ Thuấn lại ngồi nói chuyện với các con cả đêm, hỏi thăm về sức khỏe, về cuộc sống trên đảo và động viên 2 anh em làm tốt các nhiệm vụ ở vị trí của mình.
“Giờ này đang mùa gặt, hôm qua đọc báo thấy viết miền Bắc đang nắng nóng… Nhưng năm nay, em yên tâm hơn nhiều khi thu nhập của em trên đảo đủ để giúp bố mẹ ở nhà thuê người làm đồng giúp, và rảnh rang hơn để chăm sóc các cháu ngoại”.
Không trả lời câu hỏi về tình yêu đối với nghề nghiệp mình lựa chọn, Thuấn chỉ bảo: “Em muốn đến làm việc tại tất cả các hòn đảo có hải đăng ở Trường Sa”.
Theo Tri thức
Bình luận