• Zalo

Liệu pháp mới cứu bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Sức khỏeThứ Tư, 03/10/2018 08:09:00 +07:00Google News

Nghiên cứu mới đây của Đại học Texas, Mỹ, cho thấy hiệu quả của một loại vi khuẩn hoại thư giúp phá hủy các khối u kháng thuốc ở giai đoạn cuối mà không gây nhiễm trùng.

Tại Hội nghị miễn dịch trị liệu ung thư quốc tế diễn ra ở New York, Mỹ, các nhà khoa học của Đại học Texas đã đề xuất liệu pháp điều trị ung thư có thể an toàn mà không gây nhiễm trùng hoặc hoại tử khí cho các bệnh nhân ung thư kháng thuốc ở giai đoạn cuối.

Báo cáo cho thấy các nhà khoa học sẽ tiêm một loại vi khuẩn gây bệnh hoại thư, có tên là C. novyi-NT (Clostridium novyi-NT), vào những bệnh nhân đã thất bại với mọi liệu pháp điều trị.

Vi khuẩn có thể gây chết người này trước khi tiêm vào khối u đã được các nhà nghiên cứu sửa đổi để ít gây hại hơn. Chúng cần một môi trường có nồng độ oxy rất thấp (có trong các khối u) để tồn tại, điều đó có nghĩa nó sẽ không phát triển và gây hại tới các mô khỏe mạnh trong cơ thể.

Hy vong moi cho benh nhan ung thu giai doan cuoi hinh anh 1

Vi khuẩn C. novyi-NT khai thác sự khác biệt vốn có của mô khỏe mạnh và tế bào ung thư, từ đó trở thành tác nhân chống ung thư rất hiệu quả. (Ảnh: Telegraph) 

Trong số 24 bệnh nhân được tiêm vi khuẩn, 15 người bị sarcoma, 7 người bị ung thư biểu mô và 2 người bị u ác tính đều có các khối u rắn kháng với điều trị.

Trong các thử nghiệm, một liều tiêm gồm từ 10.000 bào tử đến 3 triệu bào tử vi khuẩn. Kết quả, liều một triệu bào tử vi khuẩn là tốt nhất đối với các bệnh nhân. Hai bệnh nhân được tiêm liều lớn nhất phát triển nhiễm khuẩn nặng và hoại tử khí. 

Ở những bệnh nhân này, các khối u bị hoại tử nhanh chóng và co lại khi vi khuẩn được tiêm vào. Kết quả cho thấy kích thước của khối u giảm hơn 10% ở 22 bệnh nhân. 

Tiến sĩ Filip Janku thuộc Trung tâm Ung thư Anderson tại Đại học Texas cho biết: "Bằng cách khai thác sự khác biệt vốn có giữa các mô khỏe mạnh và ung thư, C. novyi-NT là liệu pháp chống ung thư rất hiệu quả có thể tấn công đặc biệt vào tế bào ung thư".

Trong các thử nghiệm, tiến sĩ Janku và cộng sự chủ yếu quan tâm đến việc tìm ra liều lượng nào có thể được sử dụng an toàn cho người bệnh. Ngay cả khi bào tử không phát triển, do nồng độ oxy hoặc các điều kiện khác, sự hiện diện của các bào tử vi khuẩn này đã giúp kích hoạt các tế bào miễn dịch thức dậy và tấn công khối u.

"Từ những kết quả sơ bộ này, có vẻ như C. novyi-NT có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch ngoài việc phá hủy khối u", tiến sĩ Janku nhấn mạnh.

Liệu pháp vi khuẩn phân hủy này rất có ý nghĩa lâm sàng, đặc biệt khi kết hợp với các phương pháp ức chế khác, đối với những bệnh nhân có ít lựa chọn điều trị.

(Nguồn: Zing News)
Chuyên đề: Ung thư
Bình luận
vtcnews.vn