Khởi công ngày 19/7/2014 đến ngày 28/3/2015, sau hơn 8 tháng thi công, dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do UBND tỉnh Đồng Nai giao cho Công ty Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư đã bị tạm ngưng triển khai, nhưng đến nay số phận dự án này vẫn chưa có kết luận cuối cùng khiến dư luận lo ngại mọi thứ sẽ dần chìm vào im lặng...
Dự án này kéo dài hơn 1,3 km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (phường Quyết Thắng) và lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng và được chia làm ba giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 1 từ năm 2013 - 2016, kinh phí 416 tỷ đồng để lập thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, cải tạo cảnh quan môi trường, làm hạ tầng…
Giai đoạn 2 từ 2016 - 2019, kinh phí khoảng 800 tỷ đồng để phát triển khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm… Giai đoạn 3 đến năm 2022, kinh phí 800 tỷ đồng để làm cao ốc văn phòng, khách sạn, khu dân cư…
Ngay từ khi triển khai thực hiện dự án đã gặp phải phản ứng quyết liệt của dư luận, các nhà khoa học cũng lên tiếng cảnh báo về một nguy cơ xâm hại đến môi trường tự nhiên theo hướng tiêu cực khi dòng chảy sông Đồng Nai bị tác động một cách thiếu tính toán khoa học.
Và trong thực tế báo cáo đánh giá tác động môi trường “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Viện Môi trường và Tài nguyên TP HCM thực hiện lập thì theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực môi trường còn nhiều điều sơ sài, chưa thỏa mãn các yêu cầu về khoa học được đặt ra đối với dự án.
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ TN&MT vào chiều 25/5/2015, ông Hoàng Văn Bảy, Cục trưởng Cục Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) khẳng định UBND tỉnh Đồng Nai đã không lấy ý kiến của Bộ TN&MT về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án theo quy định của pháp luật; chưa lấy ý kiến của 11 địa phương trong lưu vực sông Đồng Nai; quá trình tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học rất hạn chế.
Bên cạnh đó còn một số vấn đề chưa được làm rõ, chưa được đánh giá đầy đủ, nhiều nội dung chưa đạt yêu cầu, mới chỉ dừng lại ở mức sơ bộ, chưa rõ được bản chất của vấn đề để làm sao định lượng được tác động của dự án tới các vấn đề như thoát lũ, lưu thông của dòng chảy, sạt lở bờ sông.
Bênh cạnh đó, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của VRN cũng đã chia sẽ trên báo Thanh Niên vào ngày 13/5/2005 rằng: Dù UBND tỉnh Đồng Nai đã tạm dừng dự án, nhưng đoạn xa nhất lấn ra sông đã làm được 97 m và nhiều đoạn còn ngổn ngang. Về chất lượng nước, nhóm chuyên gia đã lấy 7 mẫu nước.
Sau khi phân tích cho thấy, đây là hệ sinh thái nhạy cảm, tác động ô nhiễm nước rất kinh khủng. Đặc biệt, trong khi thông báo của UBND tỉnh ngày 24-3 cho rằng dự án không ảnh hưởng tới dòng chảy, nhưng theo nhóm nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường, có nhiều sai sót, khu vực sinh thái nhạy cảm chắc chắn sẽ làm thay đổi dòng chảy.
Các Bộ Xây dựng, TN&MT, NN&PTNT, Văn phòng Chính phủ, cũng đã vào cuộc. Ngày 27/3/2015, ông Hoàng Trung Hải-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, khi đó còn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ: NN&PTNT, Xây dựng, GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện dự án, đánh giá tác động của dự án, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, đề xuất những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5-2015. Một ngày sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND tỉnh Đồng Nai và chủ đầu tư đã chính thức tạm dừng thi công dự án.
Ngày 26/10/2015, với tư cách là Phó Thủ tướng, ông Hoàng Trung Hải trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên đã khẳng định: “Thực ra cứ để như hiện nay đã có nghĩa là dừng không làm nữa.
Thế nhưng toàn bộ cái đã đổ xuống thì phải xử lý. Trên thực tế, nhu cầu phải kè sông là có thật, vì nếu không nó sẽ tiếp tục gây xói lở. Cần phải kè vừa cho cảnh quan đẹp mà vẫn bảo vệ được bờ sông. Nhưng phần đã đổ xuống lấp sông 100m đó thì phải tính, nếu cần thì phải moi lên bằng hết. Nói là đổ 100m là không có cơ sở thế thì có cơ sở là bao nhiêu? Trên cơ sở đó mới tính phần diện tích kè thêm đó sử dụng vào mục đích gì?”.
Khi thực hiện bài viết này chúng tôi đã quay trở lại nơi mà một năm trước đây là đại công trình xây dựng, từ một vùng mà ngày trước là cảnh quan tuyệt đẹp nằm bên bờ sông thơ mộng nay đã biến thành nơi hoang tàn với cảnh quan nhếch nhác. Bãi đất hoang nham nhở đất đá suốt dọc chiều dài công trình (nơi ngày trước là mặt nước sông) như một câu hỏi bỏ lửng chưa có câu trả lời.
Nhiều người dân ở đây khi tiếp xúc với chúng tôi đều có chung một quan điểm rằng: Việc tạm dừng thi công công trình lấp sông Đồng Nai để đánh giá lại tác động môi trường theo khuyến nghị của các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn về môi trường, tài nguyên là cần thiết.
Tuy nhiên, trên thực tế thì cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời cuối cùng cho dự án này. Và khi chưa có quyết định cuối cùng ấy thì nhiều câu hỏi khác cũng bỏ lửng: Liệu sông Đồng Nai có được trả lại nguyên trạng?
Việc các cơ quan chức năng của Đồng Nai cho phép thực hiện dự án khi chưa khảo sát đầy đủ tác động môi trường là chủ quan hay khách quan? Ai phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện dự án này?.
GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn thế giới cho biết: “Tôi khẳng định ngay là không có quy định, bộ luật nào lại cho phép tự ý lấn sông, lấp sông. Nếu lấy quy trình để bào chữa cho cái sai như thế thì phải xem lại quy trình ấy có khiếm khuyết hay kẽ hở nào không”, GS Giang kiến nghị. Ông cũng nhấn mạnh: “Tìm kiếm lợi nhuận là chuyện của các doanh nghiệp nhưng thu hẹp lòng sông một cách thô bạo sẽ gây hậu quả khó lường. Không ai đi lấn, lấp sông bừa như thế, cần trả lại nguyên trạng dòng sông như trước khi bị thu hẹp”.
Dự án này kéo dài hơn 1,3 km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (phường Quyết Thắng) và lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng và được chia làm ba giai đoạn thực hiện: Giai đoạn 1 từ năm 2013 - 2016, kinh phí 416 tỷ đồng để lập thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, cải tạo cảnh quan môi trường, làm hạ tầng…
Bờ sông tuyệt đẹp giờ chỉ còn là một đại công trường nham nhở. Ảnh tư liệu |
Ngay từ khi triển khai thực hiện dự án đã gặp phải phản ứng quyết liệt của dư luận, các nhà khoa học cũng lên tiếng cảnh báo về một nguy cơ xâm hại đến môi trường tự nhiên theo hướng tiêu cực khi dòng chảy sông Đồng Nai bị tác động một cách thiếu tính toán khoa học.
Và trong thực tế báo cáo đánh giá tác động môi trường “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Viện Môi trường và Tài nguyên TP HCM thực hiện lập thì theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực môi trường còn nhiều điều sơ sài, chưa thỏa mãn các yêu cầu về khoa học được đặt ra đối với dự án.
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ TN&MT vào chiều 25/5/2015, ông Hoàng Văn Bảy, Cục trưởng Cục Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) khẳng định UBND tỉnh Đồng Nai đã không lấy ý kiến của Bộ TN&MT về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án theo quy định của pháp luật; chưa lấy ý kiến của 11 địa phương trong lưu vực sông Đồng Nai; quá trình tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học rất hạn chế.
Bên cạnh đó còn một số vấn đề chưa được làm rõ, chưa được đánh giá đầy đủ, nhiều nội dung chưa đạt yêu cầu, mới chỉ dừng lại ở mức sơ bộ, chưa rõ được bản chất của vấn đề để làm sao định lượng được tác động của dự án tới các vấn đề như thoát lũ, lưu thông của dòng chảy, sạt lở bờ sông.
Bênh cạnh đó, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của VRN cũng đã chia sẽ trên báo Thanh Niên vào ngày 13/5/2005 rằng: Dù UBND tỉnh Đồng Nai đã tạm dừng dự án, nhưng đoạn xa nhất lấn ra sông đã làm được 97 m và nhiều đoạn còn ngổn ngang. Về chất lượng nước, nhóm chuyên gia đã lấy 7 mẫu nước.
Sau khi phân tích cho thấy, đây là hệ sinh thái nhạy cảm, tác động ô nhiễm nước rất kinh khủng. Đặc biệt, trong khi thông báo của UBND tỉnh ngày 24-3 cho rằng dự án không ảnh hưởng tới dòng chảy, nhưng theo nhóm nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường, có nhiều sai sót, khu vực sinh thái nhạy cảm chắc chắn sẽ làm thay đổi dòng chảy.
Các Bộ Xây dựng, TN&MT, NN&PTNT, Văn phòng Chính phủ, cũng đã vào cuộc. Ngày 27/3/2015, ông Hoàng Trung Hải-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, khi đó còn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ: NN&PTNT, Xây dựng, GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện dự án, đánh giá tác động của dự án, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, đề xuất những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5-2015. Một ngày sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND tỉnh Đồng Nai và chủ đầu tư đã chính thức tạm dừng thi công dự án.
Ngày 26/10/2015, với tư cách là Phó Thủ tướng, ông Hoàng Trung Hải trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên đã khẳng định: “Thực ra cứ để như hiện nay đã có nghĩa là dừng không làm nữa.
Thế nhưng toàn bộ cái đã đổ xuống thì phải xử lý. Trên thực tế, nhu cầu phải kè sông là có thật, vì nếu không nó sẽ tiếp tục gây xói lở. Cần phải kè vừa cho cảnh quan đẹp mà vẫn bảo vệ được bờ sông. Nhưng phần đã đổ xuống lấp sông 100m đó thì phải tính, nếu cần thì phải moi lên bằng hết. Nói là đổ 100m là không có cơ sở thế thì có cơ sở là bao nhiêu? Trên cơ sở đó mới tính phần diện tích kè thêm đó sử dụng vào mục đích gì?”.
Khi thực hiện bài viết này chúng tôi đã quay trở lại nơi mà một năm trước đây là đại công trình xây dựng, từ một vùng mà ngày trước là cảnh quan tuyệt đẹp nằm bên bờ sông thơ mộng nay đã biến thành nơi hoang tàn với cảnh quan nhếch nhác. Bãi đất hoang nham nhở đất đá suốt dọc chiều dài công trình (nơi ngày trước là mặt nước sông) như một câu hỏi bỏ lửng chưa có câu trả lời.
Nhiều người dân ở đây khi tiếp xúc với chúng tôi đều có chung một quan điểm rằng: Việc tạm dừng thi công công trình lấp sông Đồng Nai để đánh giá lại tác động môi trường theo khuyến nghị của các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn về môi trường, tài nguyên là cần thiết.
Tuy nhiên, trên thực tế thì cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời cuối cùng cho dự án này. Và khi chưa có quyết định cuối cùng ấy thì nhiều câu hỏi khác cũng bỏ lửng: Liệu sông Đồng Nai có được trả lại nguyên trạng?
Việc các cơ quan chức năng của Đồng Nai cho phép thực hiện dự án khi chưa khảo sát đầy đủ tác động môi trường là chủ quan hay khách quan? Ai phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện dự án này?.
GS-TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn thế giới. |
Theo Pháp luật và Xã hội
Bình luận