Khi trẻ ngã có thể bị bầm dập các bộ phận bên ngoài bộ phận sinh dục như: mô lớn, mô nhỏ, âm đạo… dẫn đến nhiễm trùng.
Hỏi:Bé gái mấy tuổi thì nên cho tập đi xe đạp? Trong quá trình tập chẳng may bị ngã liệu có thể làm rách màng trinh không? Khi cho bé tập xe nên lưu ý những điểm gì?
Tô Thị Lành, Cầu Giấy - Hà Nội
Trả lời: Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận về giới hạn độ tuổi tập đi xe đạp cho trẻ em. Việc khi nào cho bé tiếp xúc với xe đạp tùy thuộc vào quan sát của bố mẹ về sức khỏe, chiều cao và khả năng chống đỡ của trẻ.
Tuy nhiên, để an toàn, trẻ nên bắt đầu làm quen với xe đạp từ 4-5 tuổi trở lên. Bởi lẽ, trước độ tuổi này, thể lực của trẻ còn quá yếu, chưa có khả năng chống đỡ, não bộ chưa chỉ huy được mắt và tứ chi một cách linh hoạt.
Mặc dù trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tổn thương cơ thể, đặc biệt là các điểm nhạy cảm càng lớn. Song phụ huynh không nên quá lo lắng mà cấm đoán trẻ khi chúng ở độ tuổi đã có thể tiếp xúc được (từ 4 đến 5 tuổi - PV).
Một đứa trẻ ngã xe mà bị rách màng trinh thường phải rất nặng, phải bị vật gì đó chọc vào vùng kín. Tuy nhiên, khi trẻ bị ngã có thể bị bầm dập các bộ phận bên ngoài bộ phận sinh dục như: mô lớn, mô nhỏ, âm đạo… dẫn đến nhiễm trùng.
Những tổn thương này ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và không ngoại trừ ảnh hưởng đến khả năng sinh nở sau này.
Vi dụ: Nếu tổn thương nhẹ thì không sao, tổn thương nặng sẽ thành sẹo cứng gây khó khăn khi sinh đẻ (tầng sinh môn không rặn được) hoặc viêm nhiễm nặng dẫn đến vô sinh.
Các phụ huynh lưu ý, trước khi cho trẻ tiếp xúc với xe đạp cần chuẩn bị cho trẻ tâm lý vững vàng, tối kỵ việc hù dọa khiến trẻ lo sợ. Cha mẹ nên giúp trẻ nhận thức được việc trẻ đi xe đạp sẽ phải đương đầu với cái gì và được cái gì khi làm được việc đó.
Một số trẻ có thể chất không tốt, trước khi cho trẻ ngồi lên xe có thể cho trẻ chơi các trò chơi thăng bằng hay đứng lên ghế có độ cao tương đương với chiếc xe để trẻ có trải nghiệm về việc giữ thăng bằng.
Về cách tập đi xe đạp, trước hết cha mẹ phải cho trẻ làm quen từng bước với chiếc xe, chỉ cho trẻ biết được từng bộ phận và chức năng của chúng. Cha mẹ hướng dẫn trẻ dắt được xe rồi mới cho trẻ ngồi lên xe, chỉ cho trẻ cách cầm tay lái như thế nào, cách làm quen với bàn đạp, cách đạp, cách điều chỉnh tay lái…
Ban đầu bố mẹ nên giúp con giữ thăng bằng, sau đó giảm dần sự giúp đỡ để con có thể tự đi.
Đặc biệt, cho dù trẻ 4 - 5 tuổi hoặc lớn hơn, người lớn phải luôn để ý trẻ trong tầm mắt khi tập xe. Bởi lẽ, khi mới làm quen với xe đạp, trẻ chưa linh hoạt trong việc xử lý tình huống, chưa biết được sự nguy hiểm có thể xảy ra.
Hỏi:Bé gái mấy tuổi thì nên cho tập đi xe đạp? Trong quá trình tập chẳng may bị ngã liệu có thể làm rách màng trinh không? Khi cho bé tập xe nên lưu ý những điểm gì?
Tô Thị Lành, Cầu Giấy - Hà Nội
Trả lời: Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận về giới hạn độ tuổi tập đi xe đạp cho trẻ em. Việc khi nào cho bé tiếp xúc với xe đạp tùy thuộc vào quan sát của bố mẹ về sức khỏe, chiều cao và khả năng chống đỡ của trẻ.
Tuy nhiên, để an toàn, trẻ nên bắt đầu làm quen với xe đạp từ 4-5 tuổi trở lên. Bởi lẽ, trước độ tuổi này, thể lực của trẻ còn quá yếu, chưa có khả năng chống đỡ, não bộ chưa chỉ huy được mắt và tứ chi một cách linh hoạt.
Ảnh minh họa |
Mặc dù trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tổn thương cơ thể, đặc biệt là các điểm nhạy cảm càng lớn. Song phụ huynh không nên quá lo lắng mà cấm đoán trẻ khi chúng ở độ tuổi đã có thể tiếp xúc được (từ 4 đến 5 tuổi - PV).
Một đứa trẻ ngã xe mà bị rách màng trinh thường phải rất nặng, phải bị vật gì đó chọc vào vùng kín. Tuy nhiên, khi trẻ bị ngã có thể bị bầm dập các bộ phận bên ngoài bộ phận sinh dục như: mô lớn, mô nhỏ, âm đạo… dẫn đến nhiễm trùng.
Những tổn thương này ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và không ngoại trừ ảnh hưởng đến khả năng sinh nở sau này.
Vi dụ: Nếu tổn thương nhẹ thì không sao, tổn thương nặng sẽ thành sẹo cứng gây khó khăn khi sinh đẻ (tầng sinh môn không rặn được) hoặc viêm nhiễm nặng dẫn đến vô sinh.
Các phụ huynh lưu ý, trước khi cho trẻ tiếp xúc với xe đạp cần chuẩn bị cho trẻ tâm lý vững vàng, tối kỵ việc hù dọa khiến trẻ lo sợ. Cha mẹ nên giúp trẻ nhận thức được việc trẻ đi xe đạp sẽ phải đương đầu với cái gì và được cái gì khi làm được việc đó.
Một số trẻ có thể chất không tốt, trước khi cho trẻ ngồi lên xe có thể cho trẻ chơi các trò chơi thăng bằng hay đứng lên ghế có độ cao tương đương với chiếc xe để trẻ có trải nghiệm về việc giữ thăng bằng.
Về cách tập đi xe đạp, trước hết cha mẹ phải cho trẻ làm quen từng bước với chiếc xe, chỉ cho trẻ biết được từng bộ phận và chức năng của chúng. Cha mẹ hướng dẫn trẻ dắt được xe rồi mới cho trẻ ngồi lên xe, chỉ cho trẻ cách cầm tay lái như thế nào, cách làm quen với bàn đạp, cách đạp, cách điều chỉnh tay lái…
Ban đầu bố mẹ nên giúp con giữ thăng bằng, sau đó giảm dần sự giúp đỡ để con có thể tự đi.
Đặc biệt, cho dù trẻ 4 - 5 tuổi hoặc lớn hơn, người lớn phải luôn để ý trẻ trong tầm mắt khi tập xe. Bởi lẽ, khi mới làm quen với xe đạp, trẻ chưa linh hoạt trong việc xử lý tình huống, chưa biết được sự nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo Kienthuc.net.vn
Bình luận