Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) không trả lời rõ ràng trong vụ xử lý các sai phạm lừa đảo đa cấp của Liên kết Việt ngay cả khi báo chí đã lên tiếng và đưa ra nhiều chứng cứ cụ thể.
5 tháng sau khi báo chí phát hiện ra những dấu hiệu lừa đảo đầu tiên của công ty đa cấp Liên kết Việt, sau khi Bộ Công an vào cuộc và đưa ra những kết quả sai phạm đầu tiên thì Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, đơn vị xây dựng luật, cấp phép và giám sát hoạt động kinh doanh đa cấp vẫn không hề lên tiếng.
Cho đến ngày Chủ nhật 28/2 vừa qua, Cục đã phát đi một thông cáo báo chí cho biết đã xử lý vi phạm hành chính Liên kết Việt từ hồi tháng 11/2015 nhưng không một phương tiện thông tin đại chúng nào được biết.
Trong khi Liên kết Việt vươn chân rết đến 27 địa phương để lừa đảo 60.000 người trong suốt 1 năm thì Cục Quản lý cạnh tranh đã ở đâu?
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh để làm rõ điều này.
- Thưa ông đã 5 tháng kể từ khi VTV cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh những dấu hiệu sai phạm đầu tiên của công ty đa cấp Liên kết Việt, Cục khẳng định sẽ nhanh chóng vào thanh tra công ty này. Cho tới thời điểm này, Cục đã có kết quả thanh tra chưa?
Qua kiểm tra, điều tra của chúng tôi thì đã xác định được 10 hành vi vi phạm của công ty này.
- Nội dung vi phạm quan trọng nhất là việc thông tin sai sự thật về giả danh Bộ Quốc phòng thì không hề có trong kết quả kiểm tra?
Chúng tôi đi kiểm tra theo Nghị định 42 là xem các hành vi a, b, c như thế nào. Con bây giờ chẳng hạn như chị nói một công ty nào đó, giả sử không phải LKV người ta dùng một cái bằng khen khác, bảo chúng tôi đi để làm cái đó thì nó rất là khó.
- Công ty đa cấp biến tướng lôi kéo tới 60.000 người, tới 27 tỉnh thành trong chỉ chưa tới 1 năm trời, thì trách nhiệm chính thuộc về ai?
Trước hết trách nhiệm chính đầu tiên là của những người vi phạm pháp luật, vì đây là hành vi lừa đảo. Để xảy ra những chuyện là họ có những hội thảo, tuyên truyền dụ dỗ thì địa phương phải chịu trách nhiệm.
- Cục Quản lý cạnh tranh là đơn vị tham gia giám sát mà để hành vi này kéo dài trong suốt 1 năm thì trách nhiệm và năng lực tham gia giám sát thể hiện đến đâu?
Như tôi đã nói, chúng tôi thực thi công vụ cấp phép là như vậy, kiểm tra giám sát là như vậy và đã chủ động thực hiện, đã xử lý.
- Từ tháng 11/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Liên Kết Việt. Tại sao thời điểm đó Cục không công khai kết quả điều tra, xử lý này cho người dân được biết? Nếu mà kết quả được công khai sớm thì có thể đã có rất nhiều người không rơi vào bẫy đa cấp?
(Ông Bạch Văn Mừng chỉ cười, tỏ rõ sự bối rối và không trả lời)
Nguồn: VTV
5 tháng sau khi báo chí phát hiện ra những dấu hiệu lừa đảo đầu tiên của công ty đa cấp Liên kết Việt, sau khi Bộ Công an vào cuộc và đưa ra những kết quả sai phạm đầu tiên thì Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, đơn vị xây dựng luật, cấp phép và giám sát hoạt động kinh doanh đa cấp vẫn không hề lên tiếng.
Cho đến ngày Chủ nhật 28/2 vừa qua, Cục đã phát đi một thông cáo báo chí cho biết đã xử lý vi phạm hành chính Liên kết Việt từ hồi tháng 11/2015 nhưng không một phương tiện thông tin đại chúng nào được biết.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí xung quanh vụ công ty đa cấp Liên kết Việt lừa đảo |
Trong khi Liên kết Việt vươn chân rết đến 27 địa phương để lừa đảo 60.000 người trong suốt 1 năm thì Cục Quản lý cạnh tranh đã ở đâu?
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh để làm rõ điều này.
- Thưa ông đã 5 tháng kể từ khi VTV cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh những dấu hiệu sai phạm đầu tiên của công ty đa cấp Liên kết Việt, Cục khẳng định sẽ nhanh chóng vào thanh tra công ty này. Cho tới thời điểm này, Cục đã có kết quả thanh tra chưa?
Qua kiểm tra, điều tra của chúng tôi thì đã xác định được 10 hành vi vi phạm của công ty này.
Ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh |
- Nội dung vi phạm quan trọng nhất là việc thông tin sai sự thật về giả danh Bộ Quốc phòng thì không hề có trong kết quả kiểm tra?
Chúng tôi đi kiểm tra theo Nghị định 42 là xem các hành vi a, b, c như thế nào. Con bây giờ chẳng hạn như chị nói một công ty nào đó, giả sử không phải LKV người ta dùng một cái bằng khen khác, bảo chúng tôi đi để làm cái đó thì nó rất là khó.
- Công ty đa cấp biến tướng lôi kéo tới 60.000 người, tới 27 tỉnh thành trong chỉ chưa tới 1 năm trời, thì trách nhiệm chính thuộc về ai?
Trước hết trách nhiệm chính đầu tiên là của những người vi phạm pháp luật, vì đây là hành vi lừa đảo. Để xảy ra những chuyện là họ có những hội thảo, tuyên truyền dụ dỗ thì địa phương phải chịu trách nhiệm.
- Cục Quản lý cạnh tranh là đơn vị tham gia giám sát mà để hành vi này kéo dài trong suốt 1 năm thì trách nhiệm và năng lực tham gia giám sát thể hiện đến đâu?
Như tôi đã nói, chúng tôi thực thi công vụ cấp phép là như vậy, kiểm tra giám sát là như vậy và đã chủ động thực hiện, đã xử lý.
- Từ tháng 11/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Liên Kết Việt. Tại sao thời điểm đó Cục không công khai kết quả điều tra, xử lý này cho người dân được biết? Nếu mà kết quả được công khai sớm thì có thể đã có rất nhiều người không rơi vào bẫy đa cấp?
(Ông Bạch Văn Mừng chỉ cười, tỏ rõ sự bối rối và không trả lời)
Nguồn: VTV
Bình luận