Chiều 17/12 (theo giờ Mỹ), Bộ trưởng Tài chính của 15 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết chặn đứng nguồn thu của IS.
Việc thông qua nghị quyết chặn đứng nguồn thu được cho là một biện pháp trước mắt làm suy yếu Tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Nghị quyết do Nga và Mỹ đồng bảo trợ này là bản cập nhật của nghị quyết cũ để đưa thêm nhóm Nhà nước Hồi giáo vào ngang hàng với Al- Qaeda và Taliban trong danh sách những mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng đối với thế giới.
Nghị quyết yêu cầu các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc có những hành động quyết liệt để ngăn chặn nhóm Nhà nước Hồi giáo có được thu nhập nhờ bán dầu, bán đồ cổ, bắt cóc để đòi tiền chuộc và các hoạt động tội phạm khác.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã có Nghị quyết của Liên Hợp Quốc không chỉ nhằm vào những kẻ khủng bố mà còn nhằm vào những người tham gia tài trợ cho tổ chức khủng bố. Nếu ai tham gia vào việc buôn bán giao dịch với nhóm Nhà nước Hồi giáo như mua bán dầu hoặc cổ vật thì cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ nằm trong tầm ngắm của chúng tôi, bất kể họ là ai”.
Nghị quyết cũng yêu cầu các quốc gia phải tăng cường chia sẻ thông tin tình báo về những mối đe dọa khủng bố và phát triển các tiêu chuẩn chung để có thể truy lùng hiệu quả hơn các hoạt động tài trợ khủng bố.
Ngoài ra, các biện pháp chống khủng bố mới được thông qua cũng bao gồm cả lệnh cấm đi lại đối với các thành viên nhóm Nhà nước Hồi giáo, phong tỏa tài sản của các đối tượng này và lệnh cấm chuyển giao vũ khí cho nhóm Nhà nước Hồi giáo. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia chấm dứt việc trả tiền chuộc con tin cho các tổ chức khủng bố này.
Hội đồng Bảo an cũng cảnh báo việc một số các quốc gia đang thất bại trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt mang tính lâu dài nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu các quốc gia thông báo về việc triển khai nghị quyết trong vòng 120 ngày.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cho rằng, để nghị quyết triển khai hiệu quả, cần có một sự triển khai, phối hợp và tăng cường pháp luật đúng nghĩa từ chính các quốc gia đề xuất dự thảo nghị quyết và các quốc gia khác: “Liên Hợp Quốc có cơ chế báo cáo về việc tuân thủ các nghị quyết. Quan điểm của chúng tôi là cơ chế của Liên Hợp Quốc nên được đưa vào thực thi và Bộ trưởng tài chính các nước cần phải chuẩn bị thảo luận thêm để chắc chắn rằng chúng ta có thể ngăn chặn các nguồn thu của nhóm Nhà nước Hồi giáo”.
Tuy nhiên, một nhân viên ngoại giao của Liên Hợp Quốc và một quan chức Liên Hợp Quốc (yêu cầu giấu tên) cho biết, không dễ chặn đứng các nguồn thu nhập của nhóm Nhà nước Hồi giáo, vì đa số ngân sách của tổ chức này đều lấy từ việc bán dầu và khí đốt, cũng như lấy từ việc thu thuế tại các khu vực mà nhóm này kiểm soát và tống tiền.
Điều này khác với Al- Qaeda, tổ chức khủng bố gây quỹ chủ yếu bằng cách bắt cóc con tin để đòi tiền chuộc hay nhận tài trợ từ bên ngoài. Theo ước tính của các quan chức Liên Hợp Quốc, mỗi năm nhóm Nhà nước Hồi giáo kiếm được khoảng 500 triệu USD từ bán dầu khai thác được tại các khu vực chúng kiểm soát.
Nghị quyết ngăn chặn các nguồn thu nhập của các tổ chức khủng bố được Hội đồng Bảo an ban hành lần đầu tiên vào năm 1999 và được cập nhập theo định kỳ. Theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc, những quốc gia không tuân thủ nghị quyết này có thể bị Hội đồng Bảo an ra các biện pháp trừng phạt.
Nguồn: VOV
Việc thông qua nghị quyết chặn đứng nguồn thu được cho là một biện pháp trước mắt làm suy yếu Tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Nghị quyết do Nga và Mỹ đồng bảo trợ này là bản cập nhật của nghị quyết cũ để đưa thêm nhóm Nhà nước Hồi giáo vào ngang hàng với Al- Qaeda và Taliban trong danh sách những mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng đối với thế giới.
Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS |
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã có Nghị quyết của Liên Hợp Quốc không chỉ nhằm vào những kẻ khủng bố mà còn nhằm vào những người tham gia tài trợ cho tổ chức khủng bố. Nếu ai tham gia vào việc buôn bán giao dịch với nhóm Nhà nước Hồi giáo như mua bán dầu hoặc cổ vật thì cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ nằm trong tầm ngắm của chúng tôi, bất kể họ là ai”.
Nghị quyết cũng yêu cầu các quốc gia phải tăng cường chia sẻ thông tin tình báo về những mối đe dọa khủng bố và phát triển các tiêu chuẩn chung để có thể truy lùng hiệu quả hơn các hoạt động tài trợ khủng bố.
Ngoài ra, các biện pháp chống khủng bố mới được thông qua cũng bao gồm cả lệnh cấm đi lại đối với các thành viên nhóm Nhà nước Hồi giáo, phong tỏa tài sản của các đối tượng này và lệnh cấm chuyển giao vũ khí cho nhóm Nhà nước Hồi giáo. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia chấm dứt việc trả tiền chuộc con tin cho các tổ chức khủng bố này.
Hội đồng Bảo an cũng cảnh báo việc một số các quốc gia đang thất bại trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt mang tính lâu dài nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu các quốc gia thông báo về việc triển khai nghị quyết trong vòng 120 ngày.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cho rằng, để nghị quyết triển khai hiệu quả, cần có một sự triển khai, phối hợp và tăng cường pháp luật đúng nghĩa từ chính các quốc gia đề xuất dự thảo nghị quyết và các quốc gia khác: “Liên Hợp Quốc có cơ chế báo cáo về việc tuân thủ các nghị quyết. Quan điểm của chúng tôi là cơ chế của Liên Hợp Quốc nên được đưa vào thực thi và Bộ trưởng tài chính các nước cần phải chuẩn bị thảo luận thêm để chắc chắn rằng chúng ta có thể ngăn chặn các nguồn thu của nhóm Nhà nước Hồi giáo”.
Tuy nhiên, một nhân viên ngoại giao của Liên Hợp Quốc và một quan chức Liên Hợp Quốc (yêu cầu giấu tên) cho biết, không dễ chặn đứng các nguồn thu nhập của nhóm Nhà nước Hồi giáo, vì đa số ngân sách của tổ chức này đều lấy từ việc bán dầu và khí đốt, cũng như lấy từ việc thu thuế tại các khu vực mà nhóm này kiểm soát và tống tiền.
Điều này khác với Al- Qaeda, tổ chức khủng bố gây quỹ chủ yếu bằng cách bắt cóc con tin để đòi tiền chuộc hay nhận tài trợ từ bên ngoài. Theo ước tính của các quan chức Liên Hợp Quốc, mỗi năm nhóm Nhà nước Hồi giáo kiếm được khoảng 500 triệu USD từ bán dầu khai thác được tại các khu vực chúng kiểm soát.
Nghị quyết ngăn chặn các nguồn thu nhập của các tổ chức khủng bố được Hội đồng Bảo an ban hành lần đầu tiên vào năm 1999 và được cập nhập theo định kỳ. Theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc, những quốc gia không tuân thủ nghị quyết này có thể bị Hội đồng Bảo an ra các biện pháp trừng phạt.
Nguồn: VOV
Bình luận