Phát biểu tại Hội nghị Đoàn kết vì an ninh lương thực toàn cầu ngày 24/6, tại Berlin, Đức, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có, nhiều nạn đói có thể sẽ xảy ra trong năm nay và năm sau. Ông cũng kêu gọi các bên cần phải tăng cường phối hợp và đưa ra các biện pháp tổng hợp, đa chiều, đồng thời nhấn mạnh việc xảy ra một nạn đói lớn trong thế kỷ 21 là điều không thể chấp nhận.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. (Ảnh: Getty Images)
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có trên toàn cầu. Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm các vấn đề tồn tại trong những năm gần đây như biến đổi khí hậu, tác động của đại dịch COVID-19, sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia... Ông kêu gọi các bên cần phải hành động ngay bây giờ nếu không sẽ dẫn đến thảm họa.
“Hỗ trợ nhân đạo là điều cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ. Bởi vì đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng lương thực. Nó vượt ra ngoài vấn đề thực phẩm và đòi hỏi một cách tiếp cận phối hợp đa phương với các giải pháp đa chiều”, Tổng Thư ký Guterres nói.
Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay cần phải tái hội nhập sản xuất lương thực của Ukraine, cũng như thực phẩm và phân bón do Nga sản xuất vào các thị trường thế giới. Ngoài ra, cần giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển. Các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế cần cung cấp các nguồn lực để giúp đỡ chính phủ các nước đang phát triển hỗ trợ và đầu tư vào người dân của họ.
Theo số liệu mới nhất của báo cáo Phân loại Giai đoạn An ninh Lương thực Tích hợp (IPC) của Liên Hợp Quốc, trong 2 năm qua, số người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên khắp thế giới đã tăng gấp đôi lên 276 triệu người, hơn 460.000 người ở Somalia, Yemen và Nam Sudan đang rơi vào tình cảnh đói kém, trong khi hàng triệu người ở 34 quốc gia khác đang trên bờ vực của nạn đói.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (2)
Việt Nam đã nhìn thấy sự nguy hiểm và chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu. Còn Nga thì để dịch bùng phát mạnh mới triển khai các biện pháp phòng chống. Hai tình huống đã có nhiều khác biệt, không thể áp dụng như Việt Nam nữa rồi. Điều Nga cần làm bây giờ thực hiện phong toả, cách ly, xét nghiệm diện rộng để truy tìm tất cả những trường hợp nhiễm virus để điều trị, cách ly. Tất cả những điều này đòi hỏi chi phí rất lớn và khả năng của ngành y tế. Thật ra là đã khá muộn màng để áp dụng các biện pháp như ở Việt Nam.
Chúng tôi rất tự hào là công dân VIỆT NAM, chúng tôi rất rất yêu đất nước VIỆT NAM của mình !!!